,
221
1301
Bàn tròn - Trực tuyến
bantrontructuyen
/bantrontructuyen/
574282
Mỗi Việt kiều là một “đại sứ” kinh tế?
1
Article
null
,

Mỗi Việt kiều là một “đại sứ” kinh tế?

Cập nhật lúc 11:26, Thứ Sáu, 04/02/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet)- "Hình ảnh đất nước phồn vinh, thịnh vượng là niềm tự hào của người Việt bốn phương. Không thể có đồng chính kiến 100% nhưng hai tiếng "Tổ quốc"  là tiếng gọi thiêng liêng trong huyết quản mỗi người Việt dù ở xứ nào"....  Trong vòng 90 phút, ba vị khách mời Nguyễn Ngọc Mỹ, chủ nhiệm CLB doanh nghiệp Việt kiều, Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch tập đoàn CND (Canada Home Deco Corp), Lê Tiến Ba - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN đã trao đổi cùng người dẫn chương trình - Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn rất sôi nổi.

 

Cộng đồng người Việt hải ngoại hiện xấp xỉ 3 triệu người. Từ Tây Âu cổ kính tới miền Viễn đông xa xôi, Từ châu Australia đầy nắng ấm tới Bắc Mỹ  quanh năm băng giá… tính sơ sơ, 60 quốc gia lớn nhỏ rải đều ở  “Năm châu bốn biển” có người Việt sinh sống. Có cộng đồng ở hải ngoại đông, mạnh, có tiềm lực như thế là một thế mạnh của đất nước!

Gặp mặt bà con Việt kiều về ăn Tết Ất Dậu tại TP Hồ chí Minh. (Ảnh-Người Viễn Xứ).

Trong cộng đồng ấy có rất nhiều người đã nhanh chóng ổn định cuộc sống và vươn lên ở nước người bằng tất cả bản lĩnh của mình. Hiện nay, ở nước nào cũng có những người Việt thành đạt trong các lĩnh vực khác nhau. Không ít người đã tạo dựng cho mình một sự nghiệp khiến người bản xứ cũng phải kính nể.

Trong chục năm trở lại đây, chính sách đại đoàn kết toàn dân coi người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam đã tạo cơ hội cho người Việt ở nước ngoài có những đóng góp to lớn trong sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật trong nước. Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao sự đóng góp ấy.

Nhưng hiện nay, trước nhu cầu hội nhập toàn cầu của đất nước, điều quan trọng và cấp bách nhất mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp là: quảng bá hình ảnh đất nước với cộng đồng quốc tế. Hơn ai hết, những người Việt ở nước ngoài vừa hiểu một cách sâu sắc Việt Nam, nơi chôn rau cất rốn, cội nguồn sinh ra mình, và đồng thời hiểu rõ “đối tác” đang cần gì ở Việt Nam. Họ hoàn toàn có khả năng làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài với doanh nhân trong nước và trên thực tế, nhiều người trong số họ là những chiếc cầu nối như vậy.  Khi được tạo điều kiện, họ sẽ là những “đại sứ kinh tế” đắc lực trong lộ trình hội nhập.

Để hoàn thành trọng trách ấy, sự nỗ lực của Ủy ban người Việt ở nước ngòai là chưa đủ, điều quan trọng hơn là sự chuyển biến về nhận thức về Việt kiều của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Thêm vào đó là sự chuyển tải thiện chí tới hơn 3 triệu người Việt sống ở khắp hành tinh.

Thế nhưng đáng tiếc là hiện tại trong một bộ phận không nhỏ Việt kiều vẫn tồn tại những định kiến. Đâu là lý do? Liệu vẫn con những đối xử khác nhau giữa doanh nhân trong nước và doanh nhân Việt kiều như e ngại của một số Việt Kiều?

Làm thế nào để mỗi người Việt Nam ở nước ngoài là một Đại sứ kinh tế? Đâu là trách nhiệm của các cấp, các ngành, đâu là nỗ lực của cộng đồng người Việt? Đó là lý do để VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề: “Mỗi Việt Kiều là một “đại sứ” kinh tế”.

 

Bốn khách mời gồm có:

Soạn: AM 258323 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Lê Tiến Ba.

Ông Nguyễn Hoài Bắc.

Soạn: AM 258716 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ tại Toà soạn VietNamNet TP HCM.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: 
- Thưa quý vị, thưa các bạn. Năm 2005 là một năm thực sự có ý nghĩa to lớn đối với đất nước ta, dân tộc ta: Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng,  60 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, và đặc biệt là 30 năm ngày thống nhất đất nước. Trong không khí những ngày xuân này, có lẽ những người Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước, hoặc ở bất kỳ phương trời nào trên trái đất này cũng đang hướng về đất nước, hướng về cội nguồn. Mặc dù có thể đôi lúc còn khác nhau về chính kiến, về cách nghĩ, nhưng không ai không hướng về quê cha đất tổ.

Nhân ngày Xuân này, VietNamNet chúng tôi cũng mong muốn một lần nữa lắng nghe những ý kiến đóng góp, những trăn trở, tâm huyết xây dựng đất nước của cộng đồng người VN ở nước ngoài, kể cả những ý kiến còn đôi chút khác biệt với những người trong nước. Nhưng mong muốn của tất cả chúng ta là  Làm thế nào để chữ “HỢP” trong dân tộc chúng ta được tỏa sáng? Nói một cách khác, phải làm sao để cộng đồng người VN ở trong nước cũng như ở nước ngoài là một thể  thống nhất?Làm sao để tất cả nguồn lực này được phát huy cao nhất, cho dân tộc ta - đất nước ta có tầm vóc mới trong năm tới.

Khách mời của chúng tôi hôm nay gồm: Ông Lê Tiến Ba, phó chủ nhiệm ủy ban NVNONN; Ông Nguyễn Hoài Bắc, chủ tịch câu lạc bộ Canada Home Deco; Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, chủ nhiệm Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt kiều đang ngồi ở VietNamNet TPHCM; với Chủ đề “Làm sao để mỗi người VN ở nước ngoài là một đại sứ kinh tế cho đất nước?"

Chúng tôi dùng công nghệ tiên tiến của VietNamNet là cầu truyền hình trực tiếp trên VietNamNet và trên các hệ thống truyền hình cáp để chuyển tải chương trình này.

Trong nước đã "mở" cửa, người ngoài nước đã mở lòng

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
-Trước hết, xin hỏi ông Lê Tiến Ba. Những thông điệp của chính phủ Việt Nam thể hiện sự trân trọng vai trò của Việt kiều trong công cuộc đại đoàn kết dân tộc và xây dựng đất nước đã được tiếp nhận rộng rãi trong công chúng Việt kiều chưa? Và nếu có thì như thế nào?

Ông Lê Tiến Ba:
- Đầu tiên, tôi xin tóm lược về sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trước  năm 1975, cộng đồng người Việt ở nước ngoài  mới chỉ khoảng 150 nghìn người, sống chủ yếu ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Pháp và một số thuộc địa của Pháp. Sau năm 1975, do những biến cố lịch sử nên người Việt Nam ra nước ngoài cũng khá đông. Và hiện nay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có gần 3 triệu người.

Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, những người Việt Nam ra đi với bất kỳ lý do nào cũng đều là đồng bào ruột thịt. Nhà nước ta, nhân dân ta coi cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một nguồn nội lực và vì thế chúng ta luôn luôn có những chủ trương chính sách để người Việt Nam ở nước ngoài cũng như ở trong nước có sự hoà hợp. Chúng ta luôn mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện thuận lợi hoà nhập vào trong cuộc sống sở tại, đồng thời, chúng ta cũng tạo những điều kiện thuận lợi để họ được thực hiện những nguyện vọng, những tâm tư rất chính đáng của người Việt Nam là luôn luôn hướng về quê hương, đất nước.

Trên thực tế, chúng ta đã làm được những việc như thế. Gần đây nhất, năm 2004, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết 36, được cộng đồng VN ở nước ngoài đón nhận hồ hởi. Nhiều người VN ở nước ngoài đã gửi thư về hoan nghênh chính sách mới này của Đảng và Nhà nước ta. Trước đây các cấp chính quyền địa phương, các cấp ngành trong nước, nhân dân các nơi có sự nhận thức khác nhau. Nhưng sau khi có Nghị quyết thì việc đánh giá nhận thức về cộng đồng Việt Nam ở ngoài nước đã thống nhất từ Trung ương đến địa phương, từ các cấp lãnh đạo đến nhân dân. Người Việt Nam hiện nay khi về nước, dù về thăm quê hương, về đầu tư, hay về tìm sự hợp tác...thì khi họ về đều được nhân dân đến lãnh đạo đón hồ hởi, nhiệt tình. Tôi cho rằng, ở đây cũng đã có anh Bắc, anh Mỹ về Việt Nam đã lâu, ai cũng nhận thức rõ điều này.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Sau những chuyến đi nước ngoài do tính chất công việc, có dịp tiếp xúc với bà con Việt Nam ở nước ngoài, anh có cảm nhận  như thế nào về suy nghĩ của bà con đối với VN?

Ông Lê Tiến Ba:
- Bà con ta ở các nước trên thế giới mà tôi được tiếp xúc đều rất phấn khởi về sự phát triển của đất nước, cả về kinh tế lẫn xã hội. Điều đó thể hiện ở việc ngày càng có nhiều kiều bào muốn về thăm quê hương. Năm 2003 chúng ta có khoảng 380.000 lượt người về nước thì năm 2004, đến tháng 11 đã có tới 426.000 lượt người về. Tôi tin số kiều bào về Việt
Nam trong dịp Tết ngày càng đông hơn. Nhiều người kêu khó mua vé, mặc dù hàng không của ta, hàng không quốc tế có tăng chuyến.

Hiện nay nhiều người Việt Nam mong muốn về đầu tư trong nước, thể hiện rõ nhất ở số kiều hối gửi về ngày càng tăng và mấy năm nay tăng đều. Năm nay dự kiến số kiều hối có thể lên hơn 3 tỷ USD là số lượng lớn. Những người VN ở nước ngoài có nhiều người có tiền nhưng chưa đầu tư được, có người trực tiếp đầu tư được như anh Mỹ, anh Bắc nhưng cũng có người chưa có điều kiện về nước đầu tư thì họ gửi tiền cho thân nhân đầu tư... Điều đó cũng thể hiện sự vui mừng của bà con ta ở bên ngoài, sự hoà nhập với nước sở tại, đồng thời thể hiện sự tin tưởng đối với sự phát triển khả quan của đất nước.

Phải tạo sự bằng phẳng hơn nữa về chính sách thương mại

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Thưa anh Nguyễn Hoài Bắc, anh về VN bao lâu rồi ạ?  Anh có thấy còn trở ngại nào trong quá trình kinh doanh, còn bức xúc gì hay còn chính sách nào chưa nhất quán không? Có điều gì anh cảm thấy chưa hài lòng?

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
- Tôi về nước năm 1992. Sau 12 năm chắt chiu lặn lội để công ty của mình phát triển, đến bây giờ tôi thấy chúng ta phải xem xét một vấn đề, một khía cạnh rất tế nhị là làm sao tạo được mặt bằng "bằng phẳng" giữa các công ty TNHH trong nước và các Cty TNHH nước ngoài. Về vấn đề ưu đãi, chúng ta nhìn nhận công ty nước ngoài được ưu đãi so với công ty Việt Nam thì chưa đủ, và hiện tượng các công ty trong nước được ưu đãi hơn công ty nước ngoài cũng chưa đúng. Chúng ta phải xem xét khía cạnh công bằng trong kinh doanh. Ví dụ như công ty của tôi hoặc bất cứ công ty nước ngoài nào đầu tư vào VN cũng là đầu tư tiền bạc, tạo công ăn việc làm nhưng khi chúng tôi kinh doanh thì có vấn đề khác hẳn các công ty ở Việt Nam. Các công ty ở Việt Nam,
TNHH chẳng hạn, họ chỉ cần thành lập công ty là họ có thể mua đi bán lại không sao cả. Còn công ty nước ngoài như chúng tôi khi nhập hàng hoá vào chỉ được phép sản xuất, không được phép kinh doanh. Tức không được phép nhập 1 cuộn vải, một cái áo vào bán cho người khác mà phải sản xuất nhưng với công ty Việt Nam thì họ lại được phép...Đó là vấn đề chúng tôi cho rằng cần xem xét.

Thứ hai nữa, công ty Việt Nam không phải xin quota, xin cấp phép  nhưng đã là công ty 100% vốn nước ngoài như chúng tôi thì phải xin quota, xin cấp phép. Và phải được sự chuẩn y đó mới được nhập khẩu. Tôi hy vọng rằng rất sớm, rất sớm nữa thôi, Bộ Thương mại sẽ xem xét vấn đề này để tạo quyền bình đẳng và công bằng trong thương mại.

Tuyên truyền mấy cũng không bằng Việt Kiều chứng kiến và kể lại...

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Hiện vẫn có  hiện tượng là có một số bà con ở bên kia quay lưng với đất nước: Khi các đoàn của chính phủ sang, họ đi biểu tình chống đổi và dùng cờ khác ( dù lượng người  đi ngày càng ít đi) Các anh lý giải hiện tượng này như thế nào?

Soạn: AM 265705 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Lê Tiến Ba.

Ông Lê Tiến Ba:
- Cộng đồng chúng ta ở nước ngoài có khoảng 3 triệu người, hơn một nửa ở Mỹ, 200 ngàn người ở Canada, hơn 200 ngàn người ở Úc... . Số người này ra đi vì nhiều lý do và hiện nay tôi cho rằng vẫn còn một số người cực đoan. Thật ra tôi không nghĩ trong suy nghĩ của họ lại muốn đến một ngày nào đó có thể quay trở về để  thay đổi chế độ... nhưng có thể đây là một biểu hiện quá bám vào quá khứ của họ, hoặc có thể họ tranh thủ điều này để có được nguồn lợi kinh phí nhất định.

Nhưng cái xu hướng cực đoan đó ngày càng giảm đi. Bởi vì số người Việt nhìn thấy thực tế phát triển đất nước, rồi ngày càng nhiều người Việt Nam về quê hương đã tận mắt nhìn thấy thực tế thay đổi và phát triển cuả đất nước, chính họ khi quay trở lại các nước sở tại sẽ giải thích, tuyên truyền cho thân nhân, bạn bè, cộng đồng người Việt của mình bên đó hiểu hơn, hiểu đúng về đất nước. Thực tế đó khác hẳn với những gì các phần tử cực đoan tuyên truyền, xuyên tạc. Từ đó sẽ làm thay đổi nhận thức, thái độ của những kiều bào chưa có dịp tìm hiểu nhiều về quê hương, đồng thời số người cực đoan, chống đối cũng theo đó mà giảm bớt. Tôi cho rằng xu hướng cực đoan không còn phù hợp nữa và dần dần nó cũng thay đổi. Chứ chúng ta có phát thanh truyền hình, có tuyên truyền nhiều đến mấy cũng không bằng chính những gì Việt kiều tận mắt chứng kiến về kể lại.

Như trường hợp ông Nguyễn Cao Kỳ, chúng ta ai cũng biết ông là người thế nào trong quá khứ nhưng một hai năm trở lại đây ông Nguyễn Cao Kỳ về Việt Nam, còn đưa theo cả người Mỹ về đầu tư ở quê hương nữa. Rồi Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vừa rồi ông về Việt Nam và bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển của đất nước và quả thật ông rất phấn khởi với sự phát triển này.

Lúc nãy anh Tuấn có nêu là năm nay có sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng đất nước 30/4. Đương nhiên là người Việt Nam chân chính thì ai cũng phải vui mừng trước sự thống nhất đất nước mà từ nhiều thế kỷ trước chúng ta chưa làm được. Thống nhất rồi, đồng bào chúng ta được vào Nam ra Bắc một cách thoải mái. Bây giờ chúng ta là người bà con trong một nhà, tôi nghĩ nếu là người Việt Nam, mang dòng máu Việt Nam thì ai cũng phải phấn khởi với thành quả này của đất nước ta.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: 
- Còn anh Bắc, anh lý giải thế nào về hiện tượng đó? Có giải pháp nào để bà con mình thôi không tham gia biểu tình nữa không?

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
- Thứ nhất là theo quan  điểm của anh Ba và câu hỏi của anh Tuấn. Tôi là một người Việt Nam đang định cư tại Canada. Xét theo chính kiến của mỗi con người như tôi có nói lúc đầu, đều có những chính kiến khác nhau. Bất cứ 1 thể chế nào cũng có những người ủng hộ và những người không ủng hộ Chính phủ hiện tại lúc đó. Đất nước Việt Nam sau 30/4 (sau giải phóng) có rất đông người ra đi vì những hoàn cảnh khác nhau, và tôi hiểu có rất đông người hiểu rằng đất nước Việt Nam đã thực sự đổi mới.

Dù sao đất nước VN cũng là nơi chôn rau cắt rốn của họ nhưng vẫn có một số người có quan điểm không chung với quan điểm của đông đảo cộng đồng bà con thì đó là chuyện đương nhiên. Vì, trên thực tế có thể họ suy tính những cái riêng của họ trong chính trị, trong kinh tế. Tôi thực sự nghĩ rằng trong chính trị không có vấn đề gì nhưng có thể họ tìm khía cạnh nào đó để nói xấu hoặc có thể này khác trong quyền lợi kinh tế của họ cũng có thể là một ý kiến. Nhưng dù sao đi chăng nữa tôi dám chắc trong lòng họ lúc nào cũng nghĩ về VN. Điều đó là chắc chắn  vì có nhiều người chống đối rất mạnh nhưng lại về nước rất nhiều.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Có những người đi biểu tình liên tục những vẫn gửi tiền về VN, vẫn có những chuyện khó lý giải như thế. Còn anh Mỹ, anh có ý kiến gì về vấn đề này? Anh về VN thời điểm đầu tiên năm nào? Cảm nhận của anh khi mới bước xuống sân bay, về VN những ngày đầu tiên thì có khác gì so với ngày hôm nay không?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ:
- Ngày đầu tiên sau bao nhiêu năm đi xa trở lại đất nước, tâm trạng của tôi cũng giống như bao nhiêu người anh em khác, là cũng lo lắm. Như quý vị đã biết, trước đây tôi cũng là thành phần lính hải quân ở miền Nam, ra đi khi đất nước đang trong giai đoạn khó khăn, nay trở về cũng có phần ái ngại. Nhưng qua thông tin về đất nước, bắt đầu là chính sách đổi mới năm 1986, rồi năm 1992 về nước với phái đoàn của Úc, tôi nhận ra rằng, những điều mình nghĩ và âu lo, giờ đã khác. Chính sách của đất nước đã đổi mới, rộng mở rất nhiều… Qua lần đó, tôi đã quyết định về thăm lại, và với khả năng kinh doanh của mình, tôi quyết định đầu tư về quê hương.

Khi đặt chân xuống phi trường, ngồi lên chiếc xe taxi êm ái đưa về khách sạn, rồi chiều ra dạo phố, thăm quang cảnh phố phường đông vui, tôi thật sự xúc động khi thấy quả thật đất nước ngày hôm nay đã thay đổi rất nhiều.  Tôi đã nhận ra rằng, sự phát triển này có được là do Nhà nước đã có chính sách định hướng và phát triển đúng. Trong đó, mức độ đóng góp của mỗi người đến bao nhiêu thì tôi không phân tích được, song tôi vẫn nhận ra rằng, thành quả này là công lao, là sự nỗ lực của toàn dân cả trong và nước. Ngoài nưc tức là anh em, bà con người Việt kiều.

Trong khoảng thời gian này ai về nước thì sẽ nhận ra ngay sự đổi thay, sự phát triển đến mức moi tiện nghi đều không thiếu. Tôi thấy hầu như ngoại quốc có gì thì trong nước ta cũng thứ đó.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Tôi muốn hỏi anh là có cách nào để bà con Việt Nam mình ở bên kia không đi biểu tình chống đối, không dùng cờ của những ngày xa xưa mà dùng cờ của Việt Nam hiện tại?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ:
- Tôi nghĩ, nói về sự chống đối, vấn đề do quan điểm của mỗi người như thế nào mà thôi. Cũng không thể nào có 100% tất cả mọi người đều đi theo một chính sách nào đó. Tôi nghĩ rằng vấn đề chống đối thì còn dài dài. Bởi lẽ, có thể chia ra làm hai thành phần hoặc quan điểm về hành động chống đối này. Một là có một bộ phận nhỏ bà con do nhận thức chưa đúng hết về những chủ trương đúng đắn của đất nước, hoặc là chưa có dịp trở về để thực sự nhìn thấy toàn cảnh đất nước đổi mới hôm nay. Bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi là vẫn còn có một số bà con ở hai ngoại vẫn mang trong lòng tư tưởng chống lại thể chế đất nước. Số này cũng không nhiều.

Nên về vấn đề màu cờ, tôi thấy cũng không e ngại. Ngay cả bên Mỹ bây giờ cũng vậy. Người Mỹ họ có bao giờ chấp nhận cái gì là tuyệt đối một trăm phần trăm đâu. Ngay thời điểm hiện tại, ở nước Mỹ vẫn có trường hợp trong Nam treo cờ trong Nam, ngoài Bắc treo cờ ngoài Bắc, tuy nhiên, tất cả vẫn một hành động không khác nhau là đóng góp cho đất nước Mỹ.

Chính vì vậy, nếu đặt ra việc giải quyết vấn đề chống đối, thì cũng nên bằng cách nào đó có thể làm giảm đi tình hình, chứ nói xóa bỏ tuyệt đối thì có lẽ hơi khó. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, dù có bất cứ tư tưởng, suy nghĩ gì, thì trong tâm tư của những người con xa quê, tất cả vẫn một niềm hướng về quê hương, đất nước. Đó là điều đáng quý của cộng đồng bà con Việt kiều ta ở hải ngoại.  

Mỗi Việt Kiều sẽ đóng góp một viên gạch...

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Chúng ta cũng thấy, sự khác biệt về quan điểm thì ở đâu cũng có, trong lòng nước Mỹ cũng đang ngày càng nhiều sự khác biệt. Chúng ta không đòi hỏi cộng đồng VN100% thống nhất với chính kiến của chúng ta. Quan trọng nhất là bà con Việt kiều ở nước ngoài vẫn thấy mình là người VN, nói đến hai chữ “Việt Nam” thì máu họ sôi lên, trong trái tim họ vẫn rừng rực ngọn lửa, vẫn đau đáu về với cội nguồn của mình. Không biết các dân tộc khác thế nào? Còn với dân VN, tôi sang nước ngoài thấy bà con khi gặp, mỗi lần nói đến quê hương đất nước đều có tình cảm, nhiệt huyết rất sâu sắc.

Quay lại vấn đề, làm sao để cộng đồng VN ở nước ngoài đóng góp nhiều nhất, trở thành những đại sứ với hình ảnh đẹp nhất cho một VN ở nước ngoài. Chúng ta ta đang chủ động hội nhập kinh tế, chủ động khai thác thị trường nước ngoài, trong khi những năm qua đất nước chưa có điều kiện hội nhập, chưa nhiều doanh nhân VN ở trong nước có điều kiện tiếp xúc - tiếp cận - học hỏi các thị trường nước ngoài. Đây là khoản thiếu hụt không nhỏ, nhất là với các doanh nghiệp trẻ. Theo các anh, vai trò của người VN ở nước ngoài sẽ là gì để hỗ trợ, hợp tác cùng có lợi, tạo dựng hình ảnh VN ở thế giới, khi trên các thị trường lớn như Mỹ, Tây Âu, Úc, ta đều có cộng đồng người VN?

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
-Tôi thấy vấn đề này chúng ta cần xem xét 1 cách kỹ lưỡng. Thứ nhất, thời gian qua những người VN ở nước ngoài quay trở về đất nước đầu tư kinh doanh. Trong tổng số người trở về thì những người thành công tương đối nhiều. Thứ hai những chuyên gia kỹ thuật ở nước ngoài có tay nghề, có chất xám quay trở về đều tìm được những công ăn việc làm rất tốt, làm cho các tập đoàn rất lớn tại Việt Nam. Từ hai lĩnh vực trí tuệ và kinh tế của người quay trở về đất nước đã có sự phát triển và thành công. Điều đó thể hiện rằng những chính sách của đất nước, sự cởi mở của Nhà nước và vòng tay của nhân dân đã tạo những điều kiện thuận lợi trong cái có thể cho họ phát triển.

Bên UBNVNONN, các anh rất quan tâm đến những người VN đang định cư ở nước ngoài mặc dù trong cái quan tâm đó không phải không có giới hạn. Nó có 1 giới hạn nào đó nhưng cũng chứng tỏ rằng từ các cơ quan trực tiếp chăm lo đến những người VN ở nước ngoài đến các đại sứ quán ở các nơi đều quan tâm. Tất cả người VN muốn về thăm quê hương trước xin Visa vô cùng khó nhưng bây giờ thì vô cùng thuận lợi.

Trong Nghị định Nghị định 36 của Chính phủ tôi thấy toát lên nhiều vấn đề trước chúng ta chưa làm được thì nay đã làm được, khẳng định đó là thành công rất lớn trong tư tưởng, quán triệt nhất quán từ trên xuống dưới từ TW đến các cơ sở địa phương. Và trong luật pháp của chúng ta, chúng ta tạo cơ hội ưu đãi như thế nào và làm sao cho người ta nhìn ra ưu đãi đó là ưu đãi rất đặc biệt, không những về con người mà về cả tài sản của người Việt Nam ở nước ngoài. Khi đã nhìn thấy vấn đề này thì quan trọng hơn là những người Việt Nam ở nước ngoài đã đầu tư có thành công hay không. Và khi đã thành công thì chắc chắn một điều rằng những người VN ở nước ngoài sẽ về VN không sớm thì muộn.

Ông Lê Tiến Ba:
- Tôi thì tôi cho thế này, về khả năng thì Nhà nước ta đánh giá rất cao khả năng thiết lập nên những mối quan hệ trong và ngoài nước. Trên thực tế thì người VN ở nước ngoài có nhiều khả năng này. Cộng đồng VN ở nước ngoài có thể nói còn non trẻ, có mấy chục năm thôi, nhưng với sự cần cù, tinh thần năng động và cũng rất sáng tạo, có rất nhiều người đã thành công. Trở thành triệu phú dollars, cỡ tiền tỷ thì anh em kiều bào chưa có nhiều nhưng cỡ 500 triệu USD thì nhiều anh em kiều bào đã có rồi. Thành công về mặt kinh tế như thế đã là thành công lớn. Và nhiều người cũng đã đầu tư về trong nước như anh Hoài Bắc, anh Ngọc Mỹ, có những người đầu tư về đây hàng chục triệu USD rồi. Thì đấy là khả năng về kinh tế.

Nhưng về khả năng thiết lập các mối quan hệ, đúng như anh Tuấn nói là chúng ta mới hội nhập, chúng ta còn bỡ ngỡ về hoạt động thương mại quốc tế. Đối với những anh em ở nước ngoài, họ vừa hiểu được phong tục tập quán của người Việt Nam, vừa hiểu phong tục tập quán của nước sở tại, và họ biết cách để hàng hoá VN có thể đến được các nước sở tại, rồi hàng hoá nước sở tại có thể về được Việt Nam một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Cho nên việc trao đổi kinh tế, trao đổi thương mại, số người Việt Nam ở các nước làm rất hiệu quả. Vừa qua có nhiều người làm được như thế và hiện nay nhiều người đang làm,  tích cực làm như vậy. Có những người trông rất bình thường, rất lặng lẽ thôi, nhưng người ta làm rất thành công. Giờ thì thuận lợi hơn rồi nhưng trong quá khứ có những lúc chúng ta làm ăn với Mỹ rất khó khăn, khó khăn lắm nhưng trên thực tế người Việt vẫn làm và làm thành công. Hay là với Canada, với Đức, với Pháp, với Anh cũng thế. Tương tự, tiềm năng rất lớn của cộng đồng người Việt ở nước ngoài được Nhà nước ta đánh giá rất đúng. Hiện tại, với chính sách Nhà nước thuận lợi hơn thì ngày càng có nhiều Việt kiều tham gia vào cái hoạt động này. Năm vừa rồi hoạt động thương mại của chúng ta rất thành công, tôi tin sẽ tiếp tục thành công như thế, và sự đóng góp của NVNONN là sự đóng góp có hiệu quả.

Đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều có giá trị như nhau

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Thưa anh Mỹ, tiềm năng của bà con mình ở Úc ra sao? Theo anh, những gì bà con VN có thể làm tốt nhất để giúp các doanh nghiệp VN tiến ra thế giới, ra các thị trường lớn như Mỹ và Úc

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ:
- Phải nói rằng rất đông bà con anh em ở hải ngoại  thiết tha với việc đóng góp cho quê hương đất nước. Vì vậy rất cần Nhà nước mình có một cơ chế chính sách phù hợp, kích thích anh em Việt kiều  hải ngoại có điều kiện thực hiện các chương trình đóng góp. Hiện nay, có nhiều người muốn đóng góp, nhưng không biết đóng góp thế nào, đóng góp ở đâu, ai sẽ là người giúp đỡ hỗ trợ để đưa những đóng góp này vào đúng chỗ, đúng nơi, đúng thời điểm và phát huy tốt nhất hiệu quả của sự đóng góp đó.  

Theo tôi nghĩ, về sự đóng góp của anh em Việt kiều, chúng ta không thể mong đợi một sự đóng góp liên hoàn hay hoàn chỉnh được. Giải pháp của tôi là nếu chúng ta bóc tách nhỏ ra từng khâu đầu tư, từng chuyên ngành, từng khả năng một, thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể hỗ trợ cho nhng công ty trong nước tốt hơn. Ví dụ như một công ty rất cần một số mặt hàng chiến lược để xuất ra khẩu ra một nước, hay khu vực nào đó, thì anh em Việt kiều có thể đóng góp được. Hoặc về vấn đề thông tin liên lạc, anh em Việt kiều có thể bỏ thêm thời gian nghiên cứu và hỗ trợ thông tin mà họ có được ở nước ngoài. Việc thứ 2 là anh em Việt kiều ở nước ngoài có lợi điểm là họ có thể về đây kết hợp với các công ty trong nước trước, sau đó họ sẽ sát cánh với công ty đó để làm những đại lý phân phối cho công ty trong nước. Đó cũng là một cách hợp tác đầu tư.

Qua thời gian làm việc ở Úc, tôi thấy số anh em bên Úc nhiều người rất giỏi, nhưng số thành đạt lớn, số về đầu tư hoàn chỉnh từ A tới Z thì hiện tại chưa thể nhiều. Trong khi đó, nếu đầu tư vô những việc nhỏ thì thời gian không cho phép, vì không thể hàng tháng, hàng tuần phải qua lại. Đó cũng là một khó khăn trong vấn đề “đại sứ kinh tế”. Giải quyết được vấn đề này là việc rất cần.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Chúng ta nhìn nhận cộng đồng người VN ở nước ngoài, so sánh với các cộng đồng Á châu khác đang sống ở Bắc Mỹ? Anh đánh giá thế nào?

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
- Theo tôi nghĩ chỉ lấy 2 cộng đồng của 2 nước cạnh VN chúng ta. Cộng đồng người Hoa và cộng đồng người Philipines đang sống ở Canada và Mỹ cũng như các nước bắc Mỹ. Cộng đồng người Hoa có nền tảng rất lâu, cách đây khoảng gần 100 năm. Dù sao, có nền tảng thì sự phát triển vẫn lớn hơn cộng đồng người VN chúng ta đang định cư ở Mỹ và Canada mới có từ 1975 đến bây giờ, thời gian qúa ngắn và người VN lại có nhiều hoàn cảnh để sang bên đó khác hẳn người Hoa. Chúng tôi muốn làm tốt được vấn đề này. Năm 1996, tôi đã có ý tưởng và đến đề nghị UBNVN ở nước ngoài lúc đó là Ban Việt kiều và các cơ quan chức năng xem xét thành lập tổng công ty VN gọi là Tổng công ty VN hải ngoại. Đến bây giờ tôi còn giữ tài liệu đó.  Cũng như anh muốn tất cả Việt kiều trở thành các đại sứ kinh tế, nơi đó tập trung những người VN đến để gửi tiền về cho quê hương, hoặc thăm hỏi những vấn đề. Vì họ đến đại sứ quan để làm việc với các quan chức đại sứ thì vô cùng khó nên lúc đó chúng ta thành lập được tổng công ty thì sẽ thuận lợi cho người Việt ta hơn.

Lần đầu tiên về VN tôi rất hồi hộp, nhưng có nhiều bạn bè tôi không về được VN để mang quần áo, tiền và những thứ họ có thể đưa về và cho rằng thân nhân ở VN rất cần và rất quý. Lúc đó ra khỏi Canada không được cầm quá 10 ngàn tiền mặt, tôi phải giấu đủ các chỗ. Khó khăn như thế mà họ còn có lòng với đất nước, với người thân ở VN như vậy. Cho nên, quan điểm của tôi là đầu tư gián tiếp hay trực tiếp đều có giá trị như nhau. Gián tiếp là họ đã chuyển tiền về để thân nhân mua nhà cửa, thành lập trang trại, và Chính phủ đỡ phải lo. Đồng tiền đó cũng là vốn để tạo dựng lên những kinh doanh khác nữa. Những người đầu tư trực tiếp như chúng tôi dù ít hay nhiều cũng khẳng định được rằng trong lĩnh vực kinh doanh chúng tôi dám nghĩ dám làm và dám tin tưởng vào chính sách của Nhà nước.

Để chúng tôi có ngày hôm nay ở nước ngoài và ở VN đều không phải dễ. Đó là niềm tin của chúng tôi với chính sách, và niềm tin này khi đã ngự trị ở trong mình, đã  khẳng định được mình thì chắc chắn những người VN đang định cư ở nước ngoài sẽ nhìn và suy nghĩ xem có nên về đầu tư không. Tôi làm được, anh Mỹ làm được, anh Việt hoặc bác sĩ Hạnh làm được thì không có lý do họ không làm được vì cùng1 chính sách chung. Còn nếu như tôi, anh Mỹ và mọi người khác không làm được thì họ sẽ đặt dấu hỏi.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Nhưng không thể nào ai cũng kinh doanh được.  Trong thương trường phải có người thành công – có người thất bại.

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
- Dĩ nhiên là như vậy. Chỉ có điều dù sao đi nữa niềm tin của người VN ở nước ngoài đối với đất nước không hề nguôi ngoai. Tất cả đều hy vọng 1 ngày nào đó đất nước ta sẽ phồn thịnh hơn, công bằng hơn và luật pháp chặt chẽ hơn nữa. Cũng như tôi ở Canada vậy thôi, đừng nói Canada là miền đất hứa, chưa chắc. Luật pháp của họ càng chắc, làm giàu khó như làm nghèo. Không đi làm anh vẫn đủ ăn, đủ nhà ở nhưng không giàu được, không được thụ hưởng những cái con người ta muốn có. Vì thế buộc anh phải đi làm, và luật pháp chắc hơn thì anh không thể thươn thẹo, không thể lách nọ lách kia được, khi nó đã vào quỹ đạo thì khó chứ không đơn giản.

Hãy nhìn một cách rất tổng quan. Khi bước chân vào Canada, hải quan của Mỹ hoặc Canada khác hẳn hải quan VN. Đừng ai nói hải quan VN gây khó dễ cho du khách, hải quan VN cực kỳ dễ chứ hải quan Mỹ và Canada không từ bất cứ ai. Tôi dám khẳng định điều đó vì tôi bay đi bay về liên tục. Nên khi nói có những phần tử có chính kiến bất đồng với mọi người thì cũng có lý do.

Mỗi Việt Kiều giỏi giang, thành đạt là một "đại sứ thiện chí"

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Vâng, bà con VN ở nước ngoài dù khác chính kiến những vẫn thật sự hướng về quê hương, vẫn biết rất nhiều về quê hương đất nước. Sự hòa hợp ngày càng tốt hơn, bà còn ngày càng hiểu và thông cảm với đất nước hơn. Quay trở lại vấn đề, chúng ta - VN là một cơ thể liền lại, trong một hệ thống kinh tế toàn cầu hóa phải tiếp tục mở rộng thị trường, quan hệ hợp tác với các quốc gia lớn. Không chỉ chờ Việt kiều ở nước ngoài về giúp mà chúng ta phải chủ động khai thác thị trường, quan hệ hợp tác với họ. Và thương hiệu là rất quan trọng. Có thể nói, chính những người VN ở nước ngoài sẽ tạo dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh của đất nước, của dân tộc, để cộng đồng quốc tế thấy yêu quý, nhìn người VN với con măt tin cậy. Vậy, cảm nhận của các cộng đồng nước ngoài về cộng đồng người VN sống ở bên đó thế nào?

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
- Tôi sống ở Canada và đã sang Mỹ nhiều vì giữa Canada và Mỹ, đường biên giới quá dài và chỉ cần đưa CMND là qua được cửa khẩu. Phải nói 1 cách tự hào, cộng đồng VN ở bên đó rất khá. Thứ nhất rất chịu khó, thứ hai rất trí tuệ, chịu học. Dù sao cũng có một số bà con thế này thế khác nhưng đó là xã hội, và ở xã hội chúng ta phải chấp nhận cả những cái đó như chuyện đâu cũng có trộm cắp này khác thôi.

Phải nói, người bản xứ và những cộng đồng khác đều đánh giá rất cao cộng đồng người VN ở nước ngoài. Họ hay lam hay làm không phải để cho họ mà lại để gửi tiền về cho quê hương. Đó là tâm tư của họ. Ngày xưa tôi đi làm cũng thế, mỗi tháng không có tiền dành dụm gửi được vài trăm đô về cho người nhà thì thấy lo lắng lắm. Đó là trách nhiệm của mình với gia đình và với đất nước. Khi nhiều gia đình tốt thì cả đất nước sẽ tốt, một hai gia đình tốt cũng sẽ thúc đẩy đất nước.

Rồi các cháu học sinh rất giỏi, rất thông minh, phát triển rất tốt, toàn vào học những trường giỏi như Harvard, University of Waterloo... điểm rất cao mới vào được chứ không phải khơi khơi mà vào được như vậy đâu.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Tôi cũng đã ra nước ngoài nhiều lần, mỗi lần vào một khu – một quán ăn VN sang trọng, lịch sự không kém gì quán Tây chính hiệu thì cũng rất tự hào, hãnh diện. Nhưng chúng ta chưa có nhiều những nơi như vậy. Cộng đồng VN ở nước ngoài khá nhưng chưa có những khu để các cộng đồng khác nhìn vào phải ngưỡng mộ, trầm trồ. Những cái gọi là thành đạt của chúng ta có, nhưng chưa đến tầm, mức độ đại trà, phổ biến như những cộng đồng khác. Các anh có thấy vậy không?

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
- Lúc nãy anh Ba đã nói rất đúng. Cộng đồng VN còn quá trẻ, chúng ta phải có thời gian để xây dựng. Nếu đốt cháy giai đoạn thì sẽ là sai lầm cả trong kinh tế và luật pháp. Để xây dựng nền tảng luật pháp vững chắc phải có thời gian. Tôi muốn xây nhà cũng phải có móng chắc, nếu không sẽ đổ ngay. Cộng đồng VN còn quá trẻ và chưa nhiều, người Việt mình chỉ đông ở Mỹ còn các nơi khác rải rác chỉ vài trăm ngàn người.

Để làm khu siêu thị nổi tiếng rất khó chứ không đơn giản như quận Cam. Không thể so với cộng đồng Ý, Do Thái vì họ có hàng trăm năm rồi. Chỉ cần con em chúng ta sinh ra hoặc sang bên đó có cơ hội tốt để học tập, tiếp thu những kiến thức quý báu và cả công nghệ cao. Khi đó chúng ta sẽ phát triển và xây dựng cộng đồng vững mạnh, hoặc có điều kiện quay trở về xây dựng Tổ quốc. Trong vòng 5 năm nữa chúng ta sẽ đổi mới thực sự.

Phải xem lại chúng ta đã đủ sức xây dựng những khu công nghệ cao, những khu chợ lớn cho người VN ở nước ngoài hay chưa. Còn nếu "mang" trí tuệ về VN thì đủ sức vì  nơi đây là quê hương họ, có chính sách rộng mở, điều luật thông thoáng và tốt hơn. Dù sao, chúng ta ở bên kia có nói giỏi tiếng Anh tiếng Pháp đến mấy cũng chỉ là ngôn ngữ "văn ve". Tiếng Việt mới là ngôn ngữ của mình, chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt cũng đã hiểu.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
Anh Mỹ ạ, ý kiến anh thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ:
Tôi đồng ý với anh Hoài Bắc và anh Tiến Ba, cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn có những đặc điểm đáng quý của người Việt Nam, nh
ng đức tính tốt như chịu khó, cần cù, chăm chỉ, có tinh thần tương trợ lẫn nhau. Cộng đồng người Việt bên Úc cũng tạo được nhiều tiếng tốt cho đất nước. Chúng tôi rất  hãnh diện, vì khi nói đến người Việt thì người Úc luôn thể hiện sự cảm phục. Một số người Úc qua đây năm 1993, nay trở lại họ phục cộng đồng người Việt Nam mình thật sự. Trong vòng 11 năm, đất nước làm được rất nhiều việc. Sự phát triển, thành quả này là sự chung tay chung sức của tất cả mọi người, không phân biệt nước ngoài hay trong nước. Người Việt Nam mình có được tinh thần cần cù, tính chuyên cần, sáng kiến đã làm vinh danh cho đất nước, làm cho những người láng giềng hoặc trong các nước có cộng đồng người Việt đang ở, có cảm tình và thán phục mình.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Vâng, đó chính là hình ảnh, là thương hiệu quốc gia, dân tộc đối với thế giới khi chúng ta bước ra làm ăn, Đó không chỉ là sức mạnh để đem về nước, mà còn là sức mạnh khi chúng ta vươn ra thế giới. Đúng như các anh nói, chúng ta phải mạnh lên về kinh tế thì dân tộc chúng ta mới có thể đứng trên đôi chân của mình, mới tự hào và có một vị thế đối với thế giới, góp tiếng nói với thế giới. Đó là điều quan trọng. Để làm cầu nối, khi các cộng đồng khác nghĩ về VN là những người đáng tin yêu, tử tế trong hợp tác kinh doanh, trong lối sống với nhau. Đó là điều cộng đồng VN đã giúp cho dân tộc chúng ta.

 Tuy nhiên, chúng ta phải có chiều đi về, trong sự toàn cầu hóa, sức mạnh là tương hỗ. Bà con bên đó có thể giúp người VN trong nước bằng cách tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm khi có internet. Ví dụ mỗi sản phẩm dịch vụ - văn hóa phẩm có thể tiêu thụ trong cộng đồng 3 triệu người, góp  phần mang văn hoá phẩm VN ra thế giới, giới thiệu với bạn bè trong nhiệm sở một bài hát VN hay, một bức tranh sơn mài hay lụa VN thật đẹp với giá phải chăng. Từ đó tạo thành sở thích, thói quen tiêu dùng sản phẩm VN ở nước ngoài. Đó cũng là  vai trò “đại sứ thiện chí”, tạo ra cầu nối với đất nước.

Thế nhưng ngược lại, đất nước VN cũng phải thấy cộng đồng VN ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt dù đi đâu cũng thế. Mỗi khi dân tộc chúng ta có mối đe doạ nào từ bên ngoài đến sự tồn vong của đất nước - của dân tộc, thì chính kiến khác biệt sẽ được bỏ qua, tất cả sẽ còn lại một tiếng nói chung, một dòng máu chung, một ý chí chung. Điều này thể hiện rất rõ trong lịch sử phát triển của dân tộc, trước đây cũng như ngày hôm nay, đó là một bộ phận không thể tách rời. Vậy cộng đồng 80 triệu người trong nước phải làm gì để hậu thuẫn, hỗ trợ để cộng đồng người VN ở nước ngoài mạnh lên. Chúng ta phải dựa vào nhau chứ không chỉ người trong nước dựa vào bà con ở nước ngoài để hỗ trợ. Khi xu thế phát triển được đẩy mạnh, điều đó sẽ tạo thành một sức mạnh, một chỗ dựa cho cộng đồng người VN ở nước ngoài. Các anh có nghĩ vậy không?

Người Việt trong nước đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ tương hỗ?

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
Đến bây giờ tôi muốn hỏi anh Ba một câu này: Đảng và Nhà nước có chính sách phát huy nguồn nội lực. Chính những người đang định cư ở nước ngoài họ cũng chính là một nguồn nội lực đấy. Chúng ta không phải chỉ nói riêng những công dân trong nước mà Chính họ là công dân của mình và họ cũng có tài sản không nhỏ thì lớn và họ cũng chính là nội lực. Cho nên anh là lãnh đạo bên UBNVN ở nước ngoài anh hãy tham mưu cho các cơ quan chức năng cao hơn để xét thấy những người ở nước ngoài không phải chỉ có nhiều tiền mới về VN đầu tư mà hãy tạo điều kiện cho họ trong những công cuộc làm ăn vừa và nhỏ.

Soạn: AM 265701 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Nguyễn Hoài Bắc

Những nền kinh tế ở những nước phát triển cũng chủ yếu dựa vào các DN vừa và nhỏ. Vừa và nhỏ tạo được rất nhiều công ăn việc làm mà nhiều công ăn việc làm thì nền kinh tế phát triển hơn, xã hội được an ninh, nền kinh tế được phát triển hơn. Việt Kiều cũng là đại sứ về kinh tế - nói như thế rất đúng nếu chúng ta phát huy được. Dù sao đất nước ta cũng là đất nước từ tiểu thủ công nghiệp, các hàng hoá của ta làm ra cũng cần có thị trường và thị trường đó nếu như khơi khơi ở bên phía VN chúng ta cử 1 đoàn để bán mấy bức tranh sơn mài hay 1 mớ gốm sứ thì vô cùng khó. Chi phí quá lớn cũng như hiệu quả không cao nhưng ở những quốc gia lớn đều có người VN mình đang sống chỉ cần một vài nhóm người họ có thể bán được một công hàm đồ gốm hay một công hàm tranh mỹ nghệ như anh Tuấn nói chẳng hạn thì đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho đất nước này. Chúng ta lại được thu ngoại tệ về.

Và trong chính sách chủ yếu làm sao chúng ta kết hợp được những người Việt Nam trong nước.  Trong mối tương hỗ này gười VN ở trong nước đóng vai trò quan trọng hơn cả. Theo tôi những người Việt Kiều muốn làm ăn trong nước được hay không do những người VN trong nước quyết định chứ không phải do họ quyết định. Các anh phải hiểu như vậy.

Cũng như anh Mỹ đã nói, tôi rất cảm động, chúng ta phải đánh giá thật công bằng những người VN ở nước ngoài có điều kiện hơn, có thể có nhiều tài sản hơn 1 chút nhưng muốn về VN làm ăn thì những người VN trong nước phải tiếp thu được kiến thức của họ và phải mở rộng tầm tay đón họ. Và chính sách phải hợp để phát triển nền kinh tế Việt kiều có nhiều lợi thế hơn là sao, như anh Mỹ ở bên Úc, anh có thể giới thiệu với bạn bè chúng tôi có những hàng này hàng này, giá vừa phải và muốn bán được hàng thì chất lượng  sản xuất phải đúng tiêu chuẩn chứ không phải ba bữa hỏng là hỏng luôn. 

Cũng như hàng của 1 nước láng giềng ở cạnh ta thôi, bây giờ bên bắc Mỹ họ cũng sợ luôn. Vì hàng của họ là hàng chợ và chỉ cần bán được hàng rẻ mấy cũng bán. Cho nên ở ở Canada và Mỹ bên đó nếu nhìn thấy hàng chợ của họ thì hầu như bị tẩy chay ngay nhưng trong những cửa hàng sang trọng bên đó vẫn có những đôi giầy những bộ quần áo của VN với giá 2-3 trăm USD. Tên của nó, chất lượng của nó và giá cả của nó có đáp ứng được nhu cầu, sản xuất Made in Việt Nam đàng hoàng nhưng thương hiệu lại mang thương hiệu khác. Chúng ta phải tạo thương hiệu không phải vì tên anh lấy hay không mà chất lượng và gía cả của nó có đạt hay không. Đó là quan điểm của tôi.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Anh Mỹ thấy cộng đồng 80 triệu người VN trên đất nước có thể làm gì và cần làm gì để hỗ trợ cho cộng đồng người VN ở nước ngoài mạnh hơn?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ:
- Phải có sự ứng dụng chính sách hợp lý, đó là vấn đề rất cần. Hiện nay đất nước đã có chính sách mở cửa, kêu gọi nước ngoài nói chung và Việt kiều về đầu tư, đó là chính sách tuyệt vời. Nhưng kêu gọi về đầu tư trong lĩnh vực nào Nhà nước cũng cần xem xét, cân nhắc và quyết định chính xác, chứ không nên bất cứ gì cũng đầu tư. Ví dụ người trong nước chỉ cần chỉ cần 30USD/ngày là gia đình sống thoải mái, nhưng với người Việt kiều ở ngước ngoài thì với mức 200USD/ngày vẫn chưa đảm bảo, vì còn phải tốn những chi phí cho gia đình, cho bên nước đang cư ngụ. vì vậy, đối tượng, nhà đầu tư về đây thì thực hiện theo chính sách, nhưng nước nhà cũng nên có một cơ chế tạo điều kiện đáp ứng để bà con có điều kiện đầu tư, tức tạo điều kiện kinh doanh có thu nhập tốt. Cho nên ta phải lựa cái gì cần thiết để đầu tư là vì vậy.

Tôi thấy có một việc trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau 100% được, là nên phát huy nhưng mối quan hệ nhng người trong cùng gia đình, họ hàng, ngươi quen biết giữa trong nước với ngoài nước kết hợp với nhau. Sự kết hợp này sẽ tạo điều kiện tốt trong việc tương trợ, kết hợp nhau về kỹ thuật, về tài chánh, về quản lý… Khi công ty của người em trong nước mạnh, khi xuất khẩu sẽ có người anh ở nước ngoài làm maketing cho. Ngôn ngữ đồng nhất, tâm tư tình cảm thì đã hiểu, dễ càng dễ hợp tác hỗ trợ nhau hơn.

Tôi nghĩ, việc cùng nhau kết hợp, hợp tác phát triển, đưa ngoại tệ về và đầu tư vô đúng hướng, đúng chính sách, xây lược một chiến lược xuất khẩu… nên cây dựng thành kế hoạch 5 năm, 10 năm. Đó là việc rất cần thiết, là chúng ta đang xây dựng chiến lược toàn cầu,

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
Cám ơn anh, rõ ràng vấn đề quan trọng nhất là thị trường, là hiệu quả KINH DOANH, nếu người VN ở nước ngoài về kinh doanh tốt, thu lợi từ thị trường trong nước thì cộng đồng người VN ở nước ngoài sẽ mạnh hơn. Một trong những điều chúng ta quan tâm là từ những chính sách đúng, tốt đó phải thành hiện thực, thực hiện được chứ không phải chỉ trên văn bản. Có điều tôi muốn hỏi các anh, cộng đồng người VN có thể mạnh về kinh tế, và kinh tế đi kèm chính trị. Anh Ba có thấy rằng, chúng ta có giải pháp nào hỗ trợ cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài để phát triển, để chúng ta ở nước Mỹ có một thượng nghị sỹ, hay một bộ trưởng là người gốc Việt không?

Ông Nguyễn Tiến Ba:
- Bây giờ phải nói thế này, cái chủ trương của chúng ta là tạo mọi điều kiện cho cộng đồng người VN ở nước ngoài ổn định để phát triển được ở nước sở tại. Và trên cơ sở ổn định được ở nước sở tại đấy thì người ta có thể đóng góp, người ta góp phần hoặc là người ta giúp cho  Việt Nam.  có vị thế về kinh tế, vị thế về thương mại, vị thế về ngoại giao và vị thế về chính trị.  Thế thì nếu chúng ta tăng cường được quan hệ với nước Mỹ thì cộng đồng của ta ở nước Mỹ sẽ được hưởng những cái thuận lợi đó. Nếu như quan hệ của chúng ta với Canada, với Úc, với các nước khác mà nó tốt lên thì cộng đồng của ta ở nước đó được thừa hưởng. Nếu quan hệ của chúng ta với các nước mà nó không tốt thì cộng đồng của chúng ta ở các nước đó cũng sẽ gặp nhiều bất lợi. Vì thế cho nên là chính sách của nước ta là tăng cường mối quan hệ với các nước, chúng ta phát triển quan hệ nhiều mặt với các nước thì đấy chính là cái tạo thuận lợi nhất.

Thế còn bây giờ, cộng đồng người Việt của chúng ta ở nước ngoài nói như anh Bắc, anh Mỹ thì tôi hoàn toàn nhất trí, đó là cái xây dựng, tạo nên vị thế Việt Nam thì vấn đề quyết định là cộng đồng 82 triệu người trong nước và cộng đồng của chúng ta ở bên ngoài đóng vai trò là chất xúc tác, hỗ trợ làm cho kết quả đó được nhân lên, mạnh lên hơn. Và muốn quyết định được thì phải có chính sách đúng, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
- Điều quan trọng là chính sách đúng rồi, chúng ta còn phải thực hiện chính sách cho đúng nữa.

Ông Nguyễn Tiến Ba:
- Thì đấy là chúng ta đang có những cải cách hành chính. Chúng ta có nhiều chính sách để chấn chỉnh cán bộ, thật ra cán bộ chúng ta làm việc ở bên ngoài nước ở các cơ quan đại diện cũng như ở trong nước, các cấp khác nhau, cũng có những lúc, cũng có những việc do những nhận thức chưa đầy đủ, do tinh thần trách nhiệm chưa cao cho nên có cả những lúc nó nhân lên những khó khăn. Tôi nghĩ đó cũng là những tồn tại tất yếu trong quá trình phát triển xã hội, xã hội nào cũng có, từ xã hội phát triển đến xã hội đang phát triển cũng như xã hội chậm phát triển. Nói tất yếu như thế không có nghĩa là chúng ta biện hộ cho những khuyết điểm của chúng ta. Chúng ta cũng đang có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để khắc phục, càng sớm càng tốt. Phải khắc phục tình trạng không tốt hoặc không đúng thì chúng ta mới có thể phát triển được.

Thế thì ở đây cũng phải quay lại nói về cộng đồng của chúng ta. Cộng đồng chúng ta là một cộng đồng trẻ, chúng ta thành công và hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại nhanh. Nhưng mà nhanh nhất không phải là kinh tế, mặc dù chúng ta đã có rất nhiều triệu phú dollars. Tôi cho rằng sự hoà nhập nhanh nhất của người Việt chính là hoà nhập về giáo dục. Con em chúng ta ra ngoài rất ham học, học giỏi. Từ mấy thập kỷ trước, học sinh của chúng ta học ở nước ngoài tuy tiếng Anh hoặc tiếng địa phương chưa thạo nhưng mà dám sẵn sàng đi vào các ngành khoa học mũi nhọn. Và hiện nay, người ta đã làm chủ ngành khoa học mũi nhọn ấy rồi. Cho nên số người Việt làm việc trong các tập đoàn lớn, cho các công ty xuyên quốc gia, hoặc làm trong những ngành quan trọng.

Các nhà nghiên cứu nước ngoài người ta đánh giá rất cao khả năng hội nhập về giáo dục của người Việt chúng ta và người Việt Nam chúng ta cũng rất tự hào vì điều đó. Có nhà nghiên cứu thế giới đặt câu hỏi với chúng tôi: Tại sao người Việt Nam ở nước ngoài người ta học giỏi như thế? Người ta làm việc tốt ở nước ngoài như thế nhưng sao người ta luôn luôn hướng về quê hương? Tôi bảo đó là đặc trưng văn hoá của người Việt. Người Việt chúng tôi là đi đâu cũng nhớ đến cội nguồn, không phải người Việt mới đi ra nước ngoài nhớ quê đâu mà có người cách xa hàng mấy thế hệ, hàng trăm năm vẫn nhớ về cội nguồn đất Mẹ. Anh Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 27 của nhà Lý là một ví dụ.

Tiền lương không phải là rào cản, miễn là "anh" thực tài

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
Xin hỏi anh Ba một câu để quay lại câu hỏi của anh Tuấn lúc nãy.  Khi cộng đồng người VN ở nước ngoài, trong đất Canada, Mỹ và Úc và 1 số nước khác họ đều có chân trong chính phủ và đều nắm giữ những vị trí rất quan trọng. Anh nghĩ thế nào nếu như những người VN quay trở về VN đầu tư thành công trong lĩnh vực kinh tế cũng như chất xám kể cả giáo dục và khoa học. Anh nghĩ thế nào?

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Vâng, vừa rồi chúng ta có chủ trương – VietNamNet đã đưa tin - mời Việt kiều về làm tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước.

Ông Lê Tiến Ba:
- Về mặt kinh tế thì chúng ta khỏi phải nói rồi. Thế nhưng vẫn có những người Việt Nam đi theo con đường chính trị ở những nơi họ sinh sống. Là người Việt Nam đương nhiên chúng tôi thấy họ thành công, chúng tôi rất phấn khởi. Thành công thì có thể trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật... và trong bất cứ sự thành công nào, chúng tôi cũng thấy vui. Tôi cũng coi như bản thân mình thành công và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài hoà nhập vào nước sở tại. Như thế, người ta hoà nhập được vào nước sở tại, phát triển được con đường chính trị cũng là tốt thôi. Và tôi cũng mong rằng, họ sẽ làm được điều gì đó để đóng góp, phát triển mối quan hệ của nước sở tại với Việt Nam cũng như phía Việt Nam với nước đó. Nếu như người ta làm được như thế thì cộng đồng chúng ta sẽ đánh giá họ rất cao và nếu họ làm điều gì chưa đúng ở nước ấy, chắc họ phải điều chỉnh.

Ông Nguyễn Hoài Bắc: 
- Anh Tuấn vừa trả lời câu hỏi của tôi, chính sách của VN là đồng ý thuê Việt Kiều về làm giám đốc trong các DN. Tuy nhiên một cái rất quan trọng nảy sinh là vấn đề tiền lương. Thứ nhất, như anh Mỹ đã nói người VN ở nước ngoài như ở Canada hoặc Úc chẳng hạn phải cần có 200 USD/tháng, vì phải đóng thuế, gia đình, vợ con.. nhưng ở VN chỉ cần 20 hoặc 30 USD đã đủ. Thì bây giờ nếu chính sách tiền lương anh trả cho 1 giám đốc thuê ở nước ngoài là 3.000 USD/tháng chẳng hạn, thì khi anh nhân lên nó tầm khoảng 47 triệu USD/tháng. Sự cân bằng của xã hội cũng khiến chúng ta phải xem xét.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Là một lãnh đạo doanh nghiệp thì chúng tôi đã mời rất nhiều NVNONN cộng tác, kể cả thuê người nước ngoài chính hiệu cộng tác, phải trả đúng giá trị họ đem lại. Nếu giá trị họ đem lại cao, tiền nào của nấy, chúng tôi sẵn sàng trả. Nếu giá trị họ đem lại 10 thì chúng ta trả 2 – 3 là đúng, không có vấn đề gì cả. Điều này không là rào cản, miễn là anh có thực tài, đem lại giá trị cao, còn về cơ chế thì không có rào cản từ góc độ doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hoài Bắc:
-  
Kể cả chúng ta trả 10.000 USD cho họ. Tôi hy vọng chính sách đã đề ra như thế thì mọi việc sẽ thuận lợi và nếu chúng ta thoả thuận đưa cho họ 1 tháng lương cao và sản phẩm họ làm ra nhiều hơn thì không có lý do gì. Công ty tôi lương thấp nhất là 1,2 triệu rồi, công nhân ấy chứ chưa phải kỹ sư chuyên ngành. Thợ nhôm kính tôi phải trả 3 triệu/tháng

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Ta phải thấy, trước đây có xe máy Dream là một giấc mơ, bây giờ đã quá thường. Trước đây các nhà hàng lớn (Paloma, Ciao) chỉ dành cho những người thu nhập cao, bây giờ tràn ngập với rất nhiều người trẻ trung, và còn nhiều chỗ sang trọng hơn nữa. Có 1 câu hỏi từ bạn đọc ở trung tâm giai điệu Việt Nam cho ông Mỹ, từ trung tâm dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ (cũng của Việt kiều): CLB của ông chỉ giúp VK về đầu tư tại VN, hay còn giúp các doanh nghiệp VN xúc tiến hoạt động ở nước ngoài được không? Có một địa chỉ để liên lạc, cụ thể với các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Thụy Điển. Xin mời anh Mỹ.

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ:
- Theo sắp xếp của Câu lạc bộ từ ngày thành lập, hiện chúng tôi có 378 thành viên, trong đó có 97 thành viên là trách nhiệm hữu hạn. Chúng tôi muốn làm đầu cầu 2 đầu chứ không phải một đầu. Chúng tôi thường có những buổi thảo luận, hội thảo, trao đối thông tin cho anh em ở nước ngoài về. Những anh em, doanh nghiệp Việt kiều về đây đầu tư, hoặc doanh nghiệp trong nước có hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài, thì chúng tôi đều có sự hỗ trợ về thông tin. Rõ ràng hiện nay chúng tôi đang làm hai chiều. Như chuyến xuyên Việt v
ừa qua chúng tôi đi để nắm bắt nhng thông tin về tình hình làm ăn, đầu tư trong nước, để giới thiệu cho anh em Việt kiều ở nước ngoài. Anh em Việt kiều muốn đầu tư về đây thì chúng tôi lại có thông tin để giới thiệu tình hình trong nước. Chuyến đi của chúng tôi là như thế.

Tóm lại, tôi muốn nói rằng, dù đi đâu, ở bất cứ đâu, ở nước nào đi nữa, thì nhưng người Việt xa quê vẫn một lòng lòng hướng về đất nước, mong nhớ quê hương. Anh em bà con hải ngoại ngày hướng về đất nước càng nhiều, là một dấu hiệu tốt, tất cả đều một tinh thần chung là mong mun xây dựng quê hương.

Soạn: AM 265709 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Vâng, cám ơn các anh, thời gian đã dài, 1 để tài tưởng rất khô nhưng đã rất sôi nổi, rất nhiều câu hỏi của bạn đọc nhưng thời gian có hạn, và nhiều câu hỏi trùng với ý các anh đã phát biểu nên xin phép không nêu lại.

Kính thưa các bạn, cộng đồng trong nước hay nước ngoài đều là người VN. Đất nước chúng ta thống nhất đã 30 mùa xuân, đúng bằng thời gian của hai cuộc trường chinh để giải phóng, dành độc lập và thống nhất đất nước: 1945 – 1975 và 1975 - 2005. 60 năm chia đôi hai giai đoạn. Ngày càng nhiều bà con VN ở nước ngoài quay về làm ăn, thăm viếng và gắn bó hơn với nơi chôn rau cắt rốn, với dân tộc mình, với hai tiếng VN. Dân tộc chúng ta chỉ mạnh khi hai khối trở thành một thực thể thống nhất trong một cơ thể cường tráng của dân tộc chúng ta. Chúng tôi tin rằng, với sụ tương tác hai chiều, 1 mặt bà con ở nước ngoài quay về hỗ trợ phát triển đất nước, mặt khác cộng đồng trong nước hỗ trợ bà con VN ở nước ngoài mạnh lên. Khi đó dân tộc ta sẽ vượt lên có một vị thế mới.

VietNamNet và bạn đọc VietNamNet luôn tin rằng dù đôi lúc còn khác biệt vì chính kiến – quan điểm nhưng dân tộc VN là một, hai chữ “Việt Nam” luôn là những gì thiêng liêng nhất trong mỗi trái tim, mỗi con người. Và trong tương lai không xa hai khối này sẽ gắn kết, hòa quyện trong một dòng máu chảy chung, một cơ thể thống nhất, phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc. Xin cám ơn các bạn.

  • VietNamNet

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,