221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
573084
Kiều bào về ăn Tết đông là "điềm lành" của đất nước
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Kiều bào về ăn Tết đông là 'điềm lành' của đất nước
,

(VietNamNet) - Chuyện trò trong cuộc gặp đoàn kiều bào tiêu biểu ngày 1/2, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng, việc kiều bào về quê ăn Tết ngày càng đông là một "điềm lành" của đất nước.

Soạn: AM 261753 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thân mật đón kiều bào. (Ảnh Lan Anh)

Xoá bỏ kỳ thị để cùng xây dựng đất nước thịnh vượng

Đón kiều bào tận lối vào sảnh văn phòng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lần lượt thân mật bắt tay và hỏi thăm sức khoẻ từng người, từng người một".

Sự thân thiện, gần gũi của vị Tổng Bí thư đã khiến nhiều kiều bào xúc động, quên cả việc "đêm qua gần như mất ngủ vì trăn trở không biết sẽ nói gì khi được gặp Tổng Bí thư". Hàng chục kiều bào hăng hái... xin được nêu ý kiến, bày tỏ tình cảm của mình với quê hương trong hơn 1,5 tiếng đồng hồ gặp gỡ.

Thay mặt các thành viên trong Đoàn, ông Hoàng Mạnh, Việt kiều Australia kính chúc Tổng Bí thư sức khoẻ dồi dào để lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển, công cuộc đổi mới đất nước ngày càng thu nhiều thắng lợi. Ông Hoàng Mạnh cũng nhờ Tổng Bí thư gửi lời chúc Tết "an khang, thịnh vượng, hạnh phúc" tới nhân dân cả nước.

"Tận đáy lòng, tôi coi các anh các chị như người trong gia đình đi xa lâu ngày gặp lại. Qua các anh chị, tôi gửi tới kiều bào ta khắp năm châu lời chúc sức khoẻ và một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng" - Tổng Bí thư đáp lại lời chúc của kiều bào.

Tổng Bí thư nâng cốc chúc mừng. (Ảnh Lan Anh)

Cho rằng việc kiều bào về ăn Tết ngày một đông chính là "điềm lành" của đất nước, Tổng Bí thư cũng phấn khởi thông báo với bà con kiều bào về những thành tựu cũng như những vấn đề còn phải tiếp tục phấn đấu sau 20 năm đổi mới đất nước: "Vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách như hạn hán, thiên tai, việc tăng giá, dịch cúm gia cầm..., nhân dân cả nước đã nỗ lực phấn đấu để năm 2004, nước ta đạt nhiều kết quả khả quan trên mọi lĩnh vực, mức sống của người dân được cải thiện, đời sống ngày một nâng cao. Kết quả này đã tạo thế và lực để đất nước phát triển mạnh mẽ vào năm 2005, hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm đầu thiên niên kỷ mới".

Hiện, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt khoảng hơn 500USD/người. Tổng Bí thư cho rằng, phải phấn đấu làm sao để đến năm 2010, thu nhập đầu người của Việt Nam đạt mức 900 USD và đến năm 2020, cơ bản trở thành nước CNH - HĐH.

TBT cũng đề cập đến những thách thức mà đất nước ta đang phải đương đầu như tốc độ phát triển kinh tế tuy cao nhưng còn thiếu bền vững; thành tựu xoá đói giảm nghèo đáng ghi nhận nhưng khoảng cách chênh lệch về mức sống, sự giàu nghèo còn lớn...  "Chúng ta đã có một tổ quốc thống nhất trọn vẹn Bắc - Nam, có dân số gần 100 triệu người, có tiềm lực, có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế. Vậy hãy cùng nhau suy nghĩ, lo lắng để cùng xây dựng đất nước mạnh hơn nữa, phát triển hơn nữa, sánh vai với các cường quốc trên thế giới" - ông kêu gọi.

Khẳng định "kiều bào ta ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt không thể tách rời", TBT bày tỏ sự vui mừng trước sự ổn định, hoà nhập cuộc sống của kiều bào ở các nước sở tại. Đặc biệt là trong số 3 triệu kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, có rất nhiều người đã thành đạt, nổi tiếng trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục.

"Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến cuộc sống kiều bào ở nước ngoài để kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu và mong mỏi của bà con kiều bào khắp nơi trên thế giới. Trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta phải xoá bỏ sự kỳ thị, phân biệt trong quá khứ để cùng xây dựng đất nước hoà bình, thịnh vượng - đó là chủ trương nhất quán trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta" - TBT khẳng định, đồng thời, khích lệ anh em kiều bào tự do nói lên tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mình.

Lãnh đạo phải có khả năng tập hợp hiền tài

Ông Bùi Kiến Thành, Việt kiều Mỹ

Vẫn trăn trở về sự lãng phí chất xám của Việt kiều khắp năm châu vốn "đang chờ được khai thác", GS Nguyễn Đăng Hưng hăng hái kiến nghị với TBT: "Vốn Việt kiều rót về nước rất cao là điều rất đáng phấn khởi nhưng để huy động chất xám để cọ xát với quốc tế, giúp Việt Nam hội nhập vẫn còn rất hạn chế. Kiều bào chúng tôi mong mỏi Đảng, Chính Phủ có chính sách, chủ trương cụ thể để huy động chất xám từ 400 ngàn kiều bào khắp năm châu bốn bể".

TS Nguyễn Chánh Khê, Trưởng phòng Nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu TP. Hồ Chí Minh tiếp lời: "Chúng ta nên chủ động khai thác chất xám Việt kiều vì hiện nay rất nhiều trí thức Việt kiều đang rất muốn đóng góp sức lực, trí tuệ của mình xây dựng và phát triển đất nước. Muốn vậy, phải có cơ chế rõ ràng, cụ thể...".

Thuộc thế hệ "cây đa, cây đề" trong đoàn Việt kiều tiêu biểu đến chúc Tết TBT, ông Bùi Kiến Thành, Việt kiều định cư ở Mỹ hơn 50 năm cũng chân thành bày tỏ niềm hân hoan, phấn khởi của mình trước cảnh đất nước an bình, tương lai tươi sáng, đặc biệt là sự phấn khởi của kiều bào từ khi có Nghị quyết 36 của Bộ chính trị. "Nghị quyết 36 đã toả ra tia nắng mới trong mùa xuân nghĩa tình, trong đạo lý dân tộc. Bằng một văn bản chính thức, chúng ta đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm xoá bỏ phân ly, cách biệt để cùng nhau tay nắm tay, đồng tâm nhất trí xây dựng tương lai" - ông tin tưởng.

Cái được lớn nhất về tinh thần mà kiều bào cảm nhận được, theo ông Thành, chính là kiều bào không còn phải mang nặng những thành kiến lỗi thời. Doanh nhân cả nước được tôn vinh cũng như các anh hùng lao động khác. Bất kỳ lĩnh vực nào, thành phần xã hội nào, nông dân hay trí thức, tất cả đều có chỗ đứng và vai trò trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc...

Trước thời cơ mới cùng những thách thức vô cùng lớn của thời hội nhập, ông Bùi Kiến Thành cho rằng, việc hội nhập quốc tế, sánh vai cùng với các siêu cường kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật... đòi hỏi một sức mạnh mới, những tầm nhìn mới, một đại đoàn kết mới. Và kinh nghiệm, bản lĩnh của toàn thể nhân dân, cộng với kiều bào trên khắp thế giới chính là một sức mạnh chưa từng có trong lịch sử.

"Đây chính là lúc vai trò của Đảng lãnh đạo là quan trọng hơn bao giờ hết. Lãnh đạo là đi trước, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, đạo đức trong tác phong, sáng suốt trong hành động, có khả năng tập hợp hiền tài. là đá nam châm thu hút sự đồng tâm nhất trí của mọi thành phần dân tộc quyết tâm vì đại cuộc" - ông Thành nhìn nhận.

Thế hệ "Việt kiều thứ 3" sẽ giúp ích nhiều cho đất nước

Tranh thủ những giây phút hiếm hoi được gặp TBT, ông Bùi Kiến Thành nêu 2 kiến nghị "sát sườn" mà đông đảo kiều bào đang quan tâm, mong mỏi. Một là Quốc hội ra Nghị quyết xoá bỏ những gì trong quá khứ phân chia, chia ly anh em trong một nhà để người trong một nước cùng nhau phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh; Hai là Quốc hội và Chính phủ xem xét sửa đổi Luật về Quốc tịch để công nhận kiều bào khắp các châu lục đều là công dân, con dân Việt Nam.

Cùng một băn khoăn về vấn đề quốc tịch, về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút kiều bào ở nước ngoài, đặc biệt là thế hệ con cháu Việt kiều (còn gọi là thế hệ Việt kiều thứ hai, thứ ba), ông Lưu Thanh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp đặt vấn đề: Thế hệ Việt kiều chúng tôi hầu như đều bước sang tuổi đầu bạc rồi, tất cả tương lai trông chờ phần lớn vào thế hệ trẻ, tầng lớp con cháu. Ở nước ngoài, thế hệ Việt kiều thứ hai, thứ ba thường được đào tạo rất bài bản, nắm được công nghệ, kỹ thuật cao. Nếu chúng ta có chủ trương đúng, coi đây cũng là những con dân Việt Nam thì tôi tin, các em sẽ thay thế được thế hệ chúng ta giúp ích rất nhiều cho đất nước.

"Minh chứng rõ nhất là sau "Trại hè" vừa qua, nhiều em về nước đã bàn bạc với nhau để nghĩ cách đóng góp sức lực xây dựng quê hương. Các em cũng băn khoăn làm sao thủ tục về nước đơn giản, thuận tiện để các em liên lạc thường xuyên, liên hệ chỗ thực tập trong nước" - ông Dũng cho biết.

Chụp ảnh chung với Tổng Bí thư. (Ảnh Lan Anh)

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con Việt kiều, TBT Nông Đức Mạnh một lần nữa khẳng định: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiều bào là bộ phận máu thịt không thể tách rời. Những kiến nghị và các thành viên trong Đoàn đề đạt sẽ được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ nghiên cứu, bàn bạc để ra quyết sách cụ thể, hợp lý.

"Tôi cũng mong các anh, các chị làm thế nào để con em, thế hệ Việt kiều sau này biết nói tiếng Việt. Vừa giỏi nói tiếng nước sở tại nhưng đồng thời cũng không quên tiếng mẹ đẻ của mình, đừng quên phong tục tập quán của mình vì đây chính là sức mạnh của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam" - TBT lưu ý.

Sau đó, ông vui vẻ kể lại câu chuyện, có người từng hỏi ông, anh xa quê hàng chục năm như vậy còn biết nói tiếng Tày không? "Lúc đó, tôi trả lời rằng: Chỉ khi nào tôi quên ăn cơm thì tôi mới quên tiếng mẹ đẻ" - ông nói.

Tiễn kiều bào ra tận sảnh, TBT dặn thêm "Trí tuệ là tài nguyên số một, đồng bào ta ở nước ngoài rất dồi dào nguồn tài nguyên quý báu này. Đảng và Nhà nước sẽ bàn với Chính phủ suy nghĩ thêm để có cơ chế phát huy được tài nguyên này trong thời gian tới".

  • Nguyệt Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,