221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1292697
"Tình trong như đã mặt ngoài còn e"!
0
Photo
null
15 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ:
'Tình trong như đã mặt ngoài còn e'!
,

 - Câu thơ quen thuộc được đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ trích dẫn khi hồi tưởng lại giai đoạn khó khăn của tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Một đời Kiều đã trôi qua, quan hệ hai nước vẫn chưa phải là suôn sẻ mặc dù theo đại sứ Mỹ tại Việt Nam, giờ đây nó đang ở vào thời điểm tốt nhất!

>> Việt - Mỹ sẽ trở thành đối tác chiến lược?

Lần gặp gỡ đầu năm Tết Canh Dần, chuyên gia nghiên cứu quốc tế của Việt Nam từng đưa ra dự báo: năm nay, một trong những nhiệm vụ thiết yếu của ngoại giao hai nước là nâng cấp bang giao Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược. Trả lời độc giả trong bàn tròn trực tuyến trên báo VietNamNet, đại sứ Mỹ Michael Michalak đã khẳng định: giờ đây “bang giao Việt-Mỹ thực ra đã là đối tác chiến lược!”.

Tại hội thảo khoa học 15 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ở Hà Nội ngày 8/7, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh kêu gọi hội thảo lần này cần bàn luận thẳng thắn, đưa ra những kiến nghị chính sách để “tìm ra phương hướng hợp tác mới, tiếp tục nâng tầm quan hệ đối tác mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước, góp phần duy trì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực”.

 

Mô tả ảnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bắt tay Tổng thống Bush. Hà Nội tháng 11/2006. Ảnh: LAD

Rõ ràng đang có một “mạch tư duy” thống nhất giữa giới học giả, nhà ngoại giao và chính trị gia – những người ít nhiều được tham gia đóng góp vào tiến trình hoạch định chính sách ở mỗi nước. “Mạch tư duy” ở đây là gì? Đó là xuất phát từ yêu cầu đối nội (mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mỗi nuớc) và yêu cầu đối ngoại (góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực), nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải nâng cấp quan hệ đối tác!

Khi nào thì hết “sự đảo mạch”?

Tuy nhiên, trên thực tế không khó lắm để có thể chỉ ra những dấu hiệu của sự “đảo mạch” đối với dòng tư duy nói trên. Chắc chắn phải có một bức tường vô hình nào đó nên đại sứ Mỹ mới phải “vòng vo tam quốc”. Dịp kỷ niệm 15 ngày năm bình thường hóa, báo chí chính thức của Việt Nam vẫn tiếp tục đề cao cảnh giác việc Mỹ có thể giành chiến thắng mà không cần chiến tranh thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”. Trong khi đó thì đại sứ Michalak lại cho rằng “diễn biến hòa bình là trò nhảm nhí!”

Cuộc khẩu chiến nhân dịp đáng nhớ này là lý do để các chuyên gia hàng đầu về quan hệ Việt-Mỹ tìm hiểu các nguyên nhân đằng sau sự đảo mạch này. Các giả thuyết được nêu lên có thể là:

Thứ nhất, vẫn còn khoảng cách biệt giữa đánh giá của các chính quyền Mỹ về vị thế của Việt Nam (thấp) và sự nhìn nhận của chính Việt Nam về vị thế đó của mình (cao) trên bàn cờ khu vực nói chung và trong quan hệ Việt-Mỹ nói riêng. Chính sự vênh nhau này khiến cho cả hai phía chưa thể kiến tạo được khuôn khổ nhận dạng về bản chất mối quan hệ: đối tác nâng cao? đối tác chiến lược? hay đối tác xuyên Thái Bình Dương?

Thứ hai, vẫn còn sự hoài nghi từ phía Việt Nam về các nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Từ lộ trình bình thường hóa quan hệ cho đến việc gia nhập WTO, từ hợp tác quốc phòng đến các cuộc đối thoại chiến lược hàng năm đều phải đi qua bộ lọc “ý thức hệ” chặt chẽ. Cụm từ “đấu tranh chống diễn biến hòa bình” vẫn dược sử dụng với hàm ý Mỹ đe dọa sự ổn định chế độ chính trị ở Việt Nam.

Thư ba, vẫn tồn tại những trở ngại và khúc mắc trong quan hệ hai nước. Chính quyền Mỹ do luật lệ đòi hỏi, do áp lực của quốc hội và các nhóm lợi ích luôn luôn quan tâm đến các vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Sự quan tâm nhiều lúc như một sức ép dưới chính quyền đảng Dân chủ khiến Việt Nam khó xử về mặt nội bộ, nhất là vào các thời điểm có những sự kiện chính trị quan trọng trong nước (đại hội đảng, bầu cử quốc hội…)

Thứ tư, là sự liên hệ giữa bang giao Việt-Mỹ với Việt-Trung vốn là những cặp quan hệ riêng rẽ với nhiều đặc thù khác nhau. Nhưng sự gia tăng các cặp quan hệ này lại có ảnh hưởng lẫn nhau. Vấn đề là phải kiểm soát và định hướng được tiến trình gia tăng cả về lượng lẫn chất của các cặp quan hệ riêng rẽ đó, phục vụ cho lợi ích của tất cả các bên liên quan. Quan hệ Trung-Mỹ vẫn là một ẩn số và điều này sẽ có ảnh hưởng tới việc định hình khung hợp tác lâu dài cho quan hệ Việt-Mỹ.

Quan hệ Việt-Mỹ 15 năm qua đã tiến lên dưới “các làn đạn chéo cánh sẻ” nói trên. Tuy nhiên, tình hình quốc tế và khu vực đã/đang thay đổi nhanh chóng và khó lường đến mức sớm hay muộn, Việt Nam và Hoa Kỳ cần phải đi đến một định nghĩa giống nhau và cắt nghĩa như nhau về nội dung của quan hệ đối tác giữa hai nước. Khó có thể duy trì “tình trạng mập mờ” như đại sứ Mỹ tuyên bố. “Quan hệ của chúng ta (tức là mối bang giao Việt Nam-Hoa Kỳ) thực ra đã là quan hệ đối tác chiến lược mặc dù chúng ta chưa gọi tên nó là như vậy!”

Nói cho cùng, cả hai nước đều hiểu rằng sau cuộc đổ vỡ quan hệ như cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, tâm hồn con người từ cả hai phía trở nên nặng hơn thể xác của nó gấp trăm lần. “Hội chứng Việt Nam” ở Mỹ và “hội chứng Mỹ” ở Việt Nam là điều dễ hiểu! Nhưng do các lợi ích chiến lược ngày càng nhiều tương đồng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngay từ bây giờ, vì quyền lợi chính đáng của mỗi bên, liệu hai nước có đẩy nhanh hơn tốc độ cải thiện quan hệ để đi đến một khuôn khổ “đối tác chiến lược” đầy đủ?

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

·         Nguyễn Hoàng

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,