221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1247353
"Cái khó của vụ PCI là thiếu chứng cứ trực tiếp"
1
Article
null
Viện phó VKSNDTC:
'Cái khó của vụ PCI là thiếu chứng cứ trực tiếp'
,

 - Dù vụ PCI khá điển hình trong thực hiện tương trợ tư pháp, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Khuất Văn Nga khẳng định sẽ "Việt hóa" 3.050 trang tài liệu do phía Nhật cung cấp để làm cơ sở triển khai vụ án.

Không "đóng" chứng cứ

Thông tin do ông Nga khẳng định tại cuộc họp báo sáng nay (19/11) về Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc lần thứ 6 sẽ diễn ra tại Việt Nam từ 24 đến 25/11 tới.

Viện phó VKSNDTC Khuất Văn Nga: Nguồn tài liệu của Nhật rất “quý” và hữu ích trong việc điều tra, truy tìm hành vi tội phạm trên quan điểm của Việt Nam. Ảnh: Thu Lượng

Viện phó VKSNDTC Khuất Văn Nga: Nguồn tài liệu của Nhật rất “quý” và hữu ích trong việc điều tra, truy tìm hành vi tội phạm trên quan điểm của Việt Nam. Ảnh: Thu Lượng

Cho rằng “PCI là một vụ khá điển hình trong thực hiện tương trợ tư pháp”, Viện phó VKSNDTC nói 3050 trang tài liệu về vụ PCI bằng tiếng Anh và tiếng Nhật mà phía Nhật trao cho phía Việt Nam vào thời điểm chưa có hiệp định tương trợ pháp lý Việt - Nhật.

"Mặc dù các chứng cứ trên rất cụ thể và chi tiết, nhưng thủ tục tố tụng rất chặt chẽ. Lý luận chứng cứ có nền tảng chung nhưng luật cụ thể mỗi quốc gia lại khác", ông Nga lý giải. 

Theo Luật Tố tụng hình sự của Việt Nam, nguồn chứng cứ là điều có thật, được một cơ quan có thẩm quyền của nước đó thu thập.

 
Việt Nam kiên quyết và không nề hà chống tham nhũng, dù nó xảy ra ở đâu, gắn với thân phận, cá nhân nào cụ thể.

Viện phó VKSNDTC Khuất Văn Nga

"Nguồn tài liệu của Nhật rất “quý” và hữu ích trong việc điều tra, truy tìm hành vi tội phạm trên quan điểm của Việt Nam. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thực hiện biện pháp tố tụng của Việt Nam. 3050 trang tài liệu đó sẽ được “Việt hóa” để làm cơ sở triển khai vụ án", Viện phó VKSNDTC cho hay.
 
Vụ PCI được đưa ra khởi tố ngày  8/12/2008 về tội đưa hối lộ, nhận hối lộ theo điều 289, 274 của Bộ luật Hình sự Việt Nam trước khi Nhật gửi tài liệu sang. Nhưng cũng theo Viện phó VKSNDTC, cái khó của vụ PCI chính là thiếu các chứng cứ trực tiếp.
 
Mặt khác, mỗi quốc gia lại có luật riêng về việc “đóng, mở” chứng cứ. Tại các quốc gia khác, tới một thời điểm nhất định thì chứng cứ sẽ được “đóng lại”, còn tại Việt Nam thì không “đóng chứng cứ”.

"Đồng bào yên tâm với nền tư pháp VN"
 
Với niềm tin rằng “ánh sáng sẽ sớm được đưa ra” sau vụ PCI, Viện phó VKSNDTCVN nói: “Xin hứa bất kỳ hành vi tội phạm nào – dù diễn ra ở đâu, gắn với nhân vật nào, Viện kiểm sát đều kiên quyết xử lý nghiêm minh, để đồng bào yên tâm với nền tư pháp của Việt Nam, đúng với công lý”.

Viện phó VKSNDTC cho rằng vụ PCI "thể hiện bản lĩnh chính trị" của Việt Nam.

"Bản thân cường quốc kinh tế như Nhật Bản cũng đã cung cấp thông tin đầy đủ, không giấu giếm mọi tình hình nội bộ của họ chỉ vì “sĩ diện”.
 
Ông Nga khẳng định Việt Nam “kiên quyết và không nề hà chống tham nhũng, dù nó xảy ra ở đâu, gắn với thân phận, cá nhân nào cụ thể”.

Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc  là sáng kiến của Trung Quốc, được các quốc gia thành viên của ASEAN thông qua, nhằm tăng cường hợp tác ổn định hòa bình, thịnh vượng trong khu vực. 
 
Các đại biểu sẽ thảo luận về phòng chống các loại tội phạm về khủng bố, cung cấp tài chính cho khủng bố, vận chuyển buôn bán ma túy, buôn người, buôn lậu, tham nhũng. 

Hội nghị cũng sẽ bàn các biện pháp tăng cường tương trợ tư pháp về hình sự để đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Năm 2004, 8 nước ASEAN đã ký hiệp định khung về tương trợ pháp lý tại Malaysia (trừ Thái Lan và Myanmar).

  • T.Lượng - X.Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,