221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1236034
Tiến sĩ trồng rừng có nên quản lý kinh tế?
1
Article
null
Tiến sĩ trồng rừng có nên quản lý kinh tế?
,

 - "Cái giỏi của nhà quản lý là ở chỗ biết dùng người tài. Lãnh đạo của Hà Nội không nhất thiết phải là tiến sĩ mà quan trọng hơn, phải biết trọng dụng tri thức chuyên gia, học giả. Thay vì dành kinh phí đào tạo cán bộ đương chức, nên tập trung phát triển cơ quan nghiên cứu để thực hiện tốt chức năng tham mưu, tư vấn", bạn đọc Chi Mai góp ý. Hàng trăm độc giả cũng "hiến kế" cho Hà Nội để chọn lãnh đạo có tư tưởng đột phá mà không nhất thiết phải là tiến sĩ. 

Thế nào là lãnh đạo giỏi?

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa: VTC

Như một độc giả Hà Nội ở địa chỉ notsog8@... phân tích, những người thực hiện khoán 10, khởi xướng các phong trào đổi mới mạnh mẽ và táo bạo là những người đi từ đội ngũ nông dân hoặc từ trong chiến trường mà ra.

Đã ai hỏi xem họ có bằng tiến sĩ hay không mà lại có những bước đi tiên phong mạnh mẽ như vậy?

"Tư duy đột phá một phần cũng dựa vào năng lực (không nhất thiết là bằng cấp), một phần dựa vào cái tâm luôn luôn trăn trở, một phần dựa vào cái gắn kết với thực tiễn đời sống để nắm bắt các vấn đề của xã hội", độc giả này phân tích. Nếu chỉ "nhăm nhe" hợp thức hóa các chức danh, thì thử hỏi liệu một tiến sĩ trồng rừng có thể có đột phá về kinh tế hay tư pháp được hay không?

Còn theo bạn Nguyễn Văn Thật (Hai Bà Trưng - Hà Nội), người lãnh đạo ngoài việc có tâm và tầm nhìn xa trông rộng, còn phải có bản lĩnh dám quyết định và tự chịu trách nhiệm. Những phẩm chất này phải do trải nghiệm thực tiễn và cộng hưởng với nhiều yếu tố khác mà thành, chứ không đơn thuần vì anh có một mảnh bằng tiến sĩ.

Nhiều độc giả phân tích các yếu tố để hình thành nên những nhà lãnh đạo có tư tưởng đột phá và dẫn lại không ít tấm gương trong quá khứ.

Theo bạn Nguyễn Xuân Vinh (Trương Định - Vũng Tàu), phẩm chất đáng kể nhất của một vị lãnh đạo là khả năng tự đào tạo, tự hoàn thiện để vượt qua các trở lực mang tính lịch sử, góp công, góp sức cho sự sống còn và sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng. Đức hạnh này thì không một học vị nào có thể sánh bằng... Vì đó là sự tu dưỡng liên tục, không ngừng nghỉ một cách tự giác.

Bạn Vinh kể lại, bạn từng chứng kiến một vi viện sĩ hàn lâm người Nga đã hơn 60 tuổi vẫn cầm mỏ hàn lao vào một phòng thí nghiệm để làm việc, trong khi ở nước ta, chỉ cần học vị tiến sĩ thì rất nhiều người đã có xu hướng rời bỏ môi trường nghiên cứu, môi trường ứng dụng khoa học để chen chân vào công tác quản lý.

Nhiều độc giả dẫn lại tấm gương nguyên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã thu hút và tập hợp được quanh mình không ít nhân sĩ, trí thức từ chế độ cũ.

Không chọn người rồi xếp việc

Sau khi phân tích các tiêu chí của một vị lãnh đạo biết đột phá, nhiều độc giả kiến nghị không nên "tiến sĩ hóa" đội ngũ quản lý, mà phải có cơ chế chọn được những người có thực tài và tâm huyết.

Bộ máy công quyền hiện nay còn quá nhiều vấn đề, nhưng không phải do trình độ học vấn thấp mà là thái độ làm việc của cán bộ công chức, chuyện nhũng nhiễu, cửa quyền...

Theo độc giả Thái Đức Thắng (Hoàn Kiếm - Hà Nội), chọn cán bộ phải chọn người theo việc, rồi từ đó dựa trên tiêu chí hiệu quả công việc để đánh giá năng lực. Không thể tiếp tục lối tư duy chọn người (có bằng cấp) rồi từ đó mới xếp việc.

"Hệ thống hành chính phải hoạch định rõ lãnh đạo làm gì, nhân viên, chuyên viên làm gì theo từng vị trí, chuyên môn, sau đó mới có thể đặt ra yêu cầu, đòi hỏi về trình độ khả năng. Toàn bộ hệ thống chính quyền của Mỹ từ cấp thứ trưởng trở xuống chỉ là nhân viên, còn lãnh đạo thì không cần bắt buộc phải có bằng cấp như chuyên viên nhưng được tuyển chọn qua bầu cử và được qui định rõ, việc gì nhân viên làm, việc gì lãnh đạo quyết định. Người  làm lãnh đạo chỉ quyết định về quyết sách và tự chịu trách nhiệm", bạn Thắng góp ý.

Để Hà Nội đột phá, theo bạn Nguyễn Thị Hiền (Phố Huế - Hà Nội), cần một cơ chế quản lý, đánh giá và trả lương theo kết quả (chứ không phải theo bằng cấp) đối với mọi công chức, kể cả công chức thuộc diện quản lý của Thành ủy.

Ngoài ra, cần một chính sách khuyến khích sáng tạo và tôn trọng sự khác biệt với quy trình lập chính sách kêu gọi được sự tham gia của các tầng lớp xã hội.

Người lãnh đạo không nhất thiết phải là tiến sĩ nhưng phải tập hợp được những học giả, chuyên gia sẵn sàng tham vấn việc hoạch định chính sách.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,