221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1134541
Không thể chấp nhận thăm dò dầu khí trên vùng biển VN
1
Article
null
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng:
Không thể chấp nhận thăm dò dầu khí trên vùng biển VN
,

 - Trao đổi với VietNamNet bên lề Hội nghị ngoại giao lần thứ 26 khai mạc sáng 2/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng nói Biển Đông cũng có phần của Trung Quốc, nhưng nếu hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của VN thì "dứt khoát không thể chấp nhận được".

Thứ trưởng Vũ Dũng. Ảnh: XL

Bình luận về thông tin Tập đoàn dầu khí Trung Quốc công bố dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng nước sâu ở Biển Đông trị giá gần 30 tỷ USD vừa qua, Thứ trưởng Vũ Dũng nói rõ :

"Hiện nay, tôi không biết rằng công ty Nhà nước của Trung Quốc đó sẽ đầu tư vào đâu. Họ tuyên bố một chương trình, bằng ấy tiền, đi thăm dò như thế, ở Biển Đông. Biển Đông cũng có phần của Trung Quốc nhưng nếu như hoạt động trên thềm lục địa của VN thì dứt khoát không thể chấp nhận được".

Kiên trì đàm phán hòa bình

Thứ trưởng Vũ Dũng nhấn mạnh nguyên tắc lớn trong chính sách đối ngoại của VN, đó là chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc - các quốc gia trên thế giới cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 

"Đối với Biển Đông, ta với một số nước, trong đó có Trung Quốc, còn có nhận thức khác nhau, chủ trương của ta là kiên trì đàm phán hòa bình, từng bước thu hẹp bất đồng lại và thực tế trong mấy chục năm qua ta đã làm điều đó", ông Vũ Dũng nói.

 
Việt Nam và Trung Quốc phải giải quyết xung đột lãnh thổ ở biển Đông để đạt được một kết quả thực sự là "hai bên cùng thắng" cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Vấn đế này đe dọa sự phát triển các nguồn lực trên biển của Việt Nam.

Carl Thayer, nhà nghiên cứu Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia.
Theo Thứ trưởng ngoại giao VN, VN và TQ đã đàm phán thành công Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và hiện đang đàm phán để phân định cửa Vịnh, tức bên ngoài Vịnh Bắc Bộ.

Ông Vũ Dũng nói : "Tôi tin rằng một thời gian không xa, hai bên sẽ giải quyết được vấn đề cửa Vịnh".

Về cơ sở tiến hành đàm phán, Thứ trưởng Ngoại giao VN nói một trong những cơ sở  quan trọng là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, bộ luật lớn nhất về biển vốn được đàm phán, xây dựng liên tục trong vòng hơn 20 năm và đã điều chỉnh lập trường của các nước phát triển lẫn không phát triển, các nước có biển và không có biển.

"Vậy thì ta và các nước có liên quan, trong đó có Trung Quốc đương nhiên phải dựa trên bộ luật đó, không thể dựa trên cái gì khác cả. Bộ Luật đó quy định một quốc gia ven biển có 5 vùng biển; có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế - 200 hải lý và vùng thềm lục địa - tối thiểu là 200 hải lý và có thể kéo dài ra 350 hải lý ở những nơi mà thềm lục địa kéo dài. Thế thì phải dựa trên cơ sở pháp lý đó chứ không có cơ sở nào khác", ông Vũ Dũng nhấn mạnh.

Ngoài công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, VN cũng chủ trương đàm phán dựa trên các cơ sở luật pháp quốc tế khác, đó là Tuyên bố Manila về Biển Đông 1992 và tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 4/11/2002.

Thứ trưởng khẳng định VN sẵn sàng đàm phán với TQ dựa trên các cơ sở luật pháp trên. Nếu chỗ nào thực sự có chồng lấn thì hai bên cùng hợp tác, khai thác, cùng phát triển.

Ông Vũ Dũng giải thích: "Thí dụ trong Vịnh Bắc Bộ dù đã phân định rồi nhưng có những chỗ nằm vắt ngang đường phân định thì gọi là chồng lấn, hoặc có những cấu tạo mỏ nằm vắt bên phía ta 4 phần, Trung Quốc 6 phần thì cùng khai thác, cùng phát triển. Vùng chồng lấn thực sự là sự giao thoa giữa 200 hải lý của mỗi bên gặp nhau như hai vòng tròn vậy".

Người lính hải quân canh gác vùng biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Hà Trường

Hiện có rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài  Anh, Ý, Mỹ,  Nhật, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan đang hoạt động ở VN. Thứ trưởng nói: "Khi ký với chúng ta, họ đều hiểu rằng hoạt động ở đâu. Có một điều khoản rất quan trọng là "phù hợp với luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam", có nghĩa là các công ty biết rõ đang hoạt động trong vùng chủ quyền của VN".

Trước đó, Trung Quốc đã từng gây sức ép buộc các công ty dầu khí BP (Anh), Exxon Mobil (Mỹ) phải rút lui khỏi các dự án hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, mặc dù các dự án này, theo phía Việt Nam, hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa Việt Nam.

Thứ trưởng Vũ Dũng cũng cho biết 5/7 tỉnh của VN đã hoàn thành cắm mốc biên giới đất liền với TQ. Đó là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh. Tuần này, hai nước đang tổ chức cắm những mốc cuối cùng và nếu không có gì thay đổi, ngày 10/12 tới sẽ cắm cột mốc cuối cùng trên đường biên giới trên bộ giữa VN với Trung Quốc.

Thứ trưởng khẳng định: "Việc này có ý nghĩa to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có đường biên giới do chính chúng ta hoạch định, một hệ thống mốc giới được quản lý bằng phương tiện phần mềm số hiện đại".

  • Xuân Linh 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,