221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1132285
"Tham nhũng dự án ODA là điều không thể chấp nhận"
1
Article
null
Tham tán Đại sứ quán Thụy Điển:
'Tham nhũng dự án ODA là điều không thể chấp nhận'
,

 - "Tham nhũng trong các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA (hỗ trợ hợp tác phát triển) là điều không bao giờ được chấp nhận", Tham tán Đại sứ quán Thụy Điển Molly Lien nhấn mạnh với VietNamNet trước cuộc đối thoại chống tham nhũng giữa các nhà tài trợ và Chính phủ sẽ diễn ra ngày mai (28/11).

Không chỉ cơ quan chức năng kiểm tra tham nhũng

Tham tán Molly Lien: Người dân phải được đảm bảo rằng các cơ quan mà họ cung cấp thông tin về tham nhũng có quyền năng hành động. Ảnh: XL

- Bà nhận định thế nào về việc Việt Nam đình chỉ chức vụ của ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM do nghi vấn ông Sỹ nhận tiền hối lộ của quan chức Nhật trong Dự án đại lộ Đông Tây, một dự án ODA có liên quan đến tham nhũng được nhắc đến nhiều thời gian gần đây?

- Một người không nên bị coi là có tội cho đến khi hoàn thành điều tra đầy đủ, đúng đắn và sau khi kết thúc một phiên toà công bằng. Nhưng trong khi có nghi vấn về tội phạm, Chính phủ có thể có những quyết định cụ thể như đình chỉ nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân đó trong khi chờ kết quả điều tra.
 
- Tại cuộc đối thoại chống tham nhũng giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong khuôn khổ Hội nghị CG sắp tới, các nhà tài trợ có đề cập đến nội dung chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA? 

- Tham nhũng trong các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA là điều không bao giờ được chấp nhận. Hỗ trợ hợp tác phát triển của Thụy Điển chẳng hạn, chính là tiền mà mỗi người dân Thuỵ Điển đã đóng thuế cho Chính phủ của Thụy Điển. Những khoản tiền đó được sử dụng với mục đích giúp đỡ các nước khác như Việt Nam xóa đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội dân chủ và không có tham nhũng.

Các nhà tài trợ sẽ luôn quan tâm, lo ngại nếu vốn ODA không được sử dụng theo những mục đích đã đề ra đó. Những vấn đề này đã được nêu tại các cuộc đối thoại phòng, chống tham nhũng, các hội nghị CG trước đây và có thể sẽ được nêu lên một lần nữa tại đối thoại và hội nghị sắp tới.

- Các thông tin liên quan đến tham nhũng trong dự án Đại lộ Đông Tây đã được phát hiện từ những thông tin phát hiện trên báo chí Nhật Bản. Được biết, tại cuộc đối thoại chống tham nhũng sắp tới, các nhà tài trợ đã đề xuất nội dung tăng cường vai trò của báo chí Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng. Tại sao các nhà tài trợ quan tâm nội dung này? 

"Chúng tôi tin rằng để báo chí có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả, họ phải được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ. Báo chí phải được phép phản ánh một cách trung thành mọi vấn đề - kể cả tiêu cực lẫn tích cực - liên quan đến tham nhũng và chống tham nhũng ".
- Báo chí được coi là một yếu tố trọng tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng. Điều này cũng đã được Việt Nam công nhận và đã được thể hiện rõ trong Luật Phòng, chống tham nhũng và trong dự thảo Chiến lược phòng, chống tham nhũng quốc gia.

Chúng tôi tin rằng để báo chí có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả, họ phải được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ. Báo chí phải được phép phản ánh một cách trung thành mọi vấn đề - kể cả tiêu cực lẫn tích cực - liên quan đến tham nhũng và chống tham nhũng.

- Quan sát của Thụy Điển và các nhà tài trợ về công tác giám sát phòng, chống tham nhũng nói chung ở Việt Nam thời gian qua?

- Điều quan trọng là các cơ quan chống tham nhũng phải có đủ nguồn lực và năng lực để thực hiện công việc của mình hiệu quả. Vai trò và trách nhiệm giữa các cơ quan khác nhau phải được rõ ràng. Tuy nhiên, việc giám sát, kiểm tra tham nhũng không thể chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng chuyên biệt, Chính phủ hay các bộ ngành, địa phương.

Đó đương nhiên là trách nhiệm của họ. Nhưng hơn hết, để công tác giám sát hiệu quả, cần huy động cả báo chí, các tổ chức xã hội dân sự, các công dân nữa.

Khoảng cách giữa luật lệ và hành động thực tiễn

- Số vụ tham nhũng phát hiện trong năm 2008 giảm 14% số vụ việc so với cùng kỳ năm trước với 379 vụ được phát hiện. Nhận định của bà về kết quả này?
 
- Có thể hiểu số vụ việc tham nhũng trong thời gian qua đã ít hơn nhưng cũng có thể hiểu còn nhiều vụ tham nhũng hơn con số nói trên chưa được phát hiện. Khó có thể nhận định toàn diện về kết quả công việc chỉ tiến hành trong một giai đoạn nhất định. Theo tôi, có vẻ như vẫn có một khoảng cách giữa các luật lệ và hành động thực tiễn liên quan đến vấn đề này.
 
Theo tôi, để phát hiện ra các vụ tham nhũng nhiều hơn, cần đảm bảo cho mọi người làm việc ở cả khu vực công, tư, báo chí, các cá nhân có thể công bố rộng rãi những thông tin liên quan đến các trường hợp tham nhũng mà họ biết. Họ phải được đảm bảo niềm tin rằng các cơ quan mà họ cung cấp thông tin về tham nhũng có quyền năng hành động, sẵn sàng xử lý các thông tin đó.
 
- Chính phủ vừa hoàn tất dự thảo Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Thụy Điển và cộng đồng quốc tế trông đợi gì ở văn bản này?
 
-

"Tôi hy vọng khi được thông qua, Chiến lược phòng, chống tham nhũng sẽ chuyển tải thông điệp mạnh mẽ việc Việt Nam sẽ không chấp nhận để cho tình trạng tham nhũng xảy ra nữa, kể cả những vụ tham nhũng nhỏ lẻ".
Chúng tôi trông đợi một chiến lược như vậy sẽ phản ánh mô hình chống tham nhũng của Việt Nam trong điều kiện thực tiễn của mình.

Dù chưa được tham khảo bản dự thảo chiến lược hoàn thiện cuối cùng nhưng tôi hy vọng khi được thông qua, Chiến lược sẽ chuyển tải thông điệp mạnh mẽ việc Việt Nam sẽ không chấp nhận để cho tình trạng tham nhũng xảy ra nữa, kể cả những vụ tham nhũng nhỏ lẻ tác động đến đời sống của người dân, đặc biệt là dân nghèo.

Và dù Chính phủ thực hiện phòng, chống tham nhũng theo mô hình nào, Thụy Điển luôn mong muốn giúp đỡ Việt Nam thực hiện hiệu quả phòng, chống tham nhũng và sẽ tiếp tục đánh giá kết quả của công cuộc này.
 
Giảm tối đa cơ hội đút lót 

Quốc hội Việt Nam đang kiến nghị xây dựng luật cụ thể hóa quy định của Liên hiệp quốc liên quan đến kiểm soát tài sản của công chức, theo đó nếu tài sản của một công chức tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp mà không giải thích được sẽ bị quy là phạm tội. Quan điểm của bà về việc này?
 
- Ở Việt Nam, thu nhập của mọi người đến từ nhiều nguồn khác nhau. Công chức ngoài lương cơ bản còn có những nguồn thu nhập khác rất khó kiểm soát. Có những công chức thu nhập cơ bản chỉ tương đối nhưng họ lại có thể mua nhà nên khiến nảy sinh câu hỏi tiền có từ đâu. 
 
Bất cứ nỗ lực nào thúc đẩy sự minh bạch, có thể kiểm soát thu nhập của công chức đều quan trọng. Tuy nhiên, khi ban hành mỗi điều khoản quy định, chúng ta phải tính tới việc nó sẽ được thực hiện, triển khai hiệu quả như thế nào.
 
Điều quan trọng cũng phải tính tới đó là nên bắt đầu thực hiện từ đâu và như thế nào, chứ không nên thực hiện với khả năng hạn chế nhất định. Theo tôi, mọi quy định nên bắt đầu từ chỗ đang có nhu cầu giải quyết bức thiết nhất.
 
- Một trong những nguyên nhân của nạn tham nhũng được chỉ ra lâu nay là sự suy thoái đạo đức, phẩm chất của một bộ phận đội ngũ cán bộ, viên chức, nhất là trong những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Lời khuyên của bà dành cho Việt Nam nhằm xử lý gốc rễ vấn đề này?
 
- Ở Thụy Điển, một trong những yếu tố chủ chốt để hạn chế thấp nhất tham nhũng là sự minh bạch trong Chính phủ và khu vực công, giảm tối đa cơ hội đút lót, hối lộ cho cán bộ, công chức.
 
Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, của những nước ở ngay cạnh mình như Singapore. Singapore từng là nước có tỷ lệ tham nhũng rất cao nhưng ngày nay, họ là nước có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, trong sạch. Điều gì đã giúp họ thành công như vậy? 

  • Xuân Linh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,