221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1125369
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng được miễn, giảm thuế
1
Article
null
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng được miễn, giảm thuế
,

 - Bên hành lang QH, Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc cho hay những ưu tiên mới cho năm 2009, trong đó sẽ chú trọng kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, Chính phủ sẽ cân nhắc khả năng miễn, giảm thuế cho DN vừa và nhỏ.

Kích thích sản xuất, tiêu dùng trong nước

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: "Cân nhắc các biện pháp phòng ngừa khó khăn năm 2009". Ảnh: VNN

Ông Phúc cho hay, dù chưa có dấu hiệu giảm phát tại thời điểm này nhưng đã xuất hiện mầm mống khó khăn trong năm tới do tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.

"Chính phủ sẽ có biện pháp phòng ngừa bởi nếu kinh tế suy thoái, sụt giảm thì dẫn đến vấn đề công ăn việc làm, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực hiện có rất nhiều lao động".

Như vậy, thay vì xem lạm phát là yếu tố hàng đầu, tác động lớn đến nền kinh tế, Chính phủ đã lưu ý nhiều đến tác động của khả năng giảm phát.

Trao đổi với VietNamNet về các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ giảm phát, Bộ trưởng Phúc nói: "Trước đây, chúng ta nặng về xuất khẩu nhưng bây giờ, bên cạnh mở rộng thị trường mới để xuất khẩu, chúng ta phải hướng về kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nước, đồng thời tìm mọi biện pháp hỗ trợ DN".

Theo Bộ trưởng, từ 4/11, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NH đã bắt đầu hạ lãi suất cơ bản. Nếu khó khăn của các DN nhỏ và vừa ngày càng lớn thì phải xem xét đến khả năng trình QH hoặc UB Thường vụ QH giảm thuế hoặc miễn thuế cho một số đối tượng.

Giải thích việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 2008 xuống mức 6,7% thay vì kiên định mục tiêu 6,5 - 7% như báo cáo QH, Bộ trưởng Phúc nói: "Do tác động của tình hình kinh tế thế giới đang gặp phải nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu".

Trình QH tại phiên họp tháng 5, Chính phủ đưa ra 3 phương án. Phương án 1 là tốc độ tăng trưởng khoảng 7%. Phương án 2, nếu tốt hơn là khoảng 7,5%. Phương án 3, nếu xấu đi thì khoảng 6,5%. "Sau khi phân tích tình hình, thấy rằng hiện nay, tình hình kinh tế thế giới ngày càng xấu đi và khả năng tăng trưởng của thế giới sẽ thấp hơn nhiều năm 2008 nên Chính phủ đã trình QH phương án tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%", Bộ trưởng nói.

Gặp gỡ báo giới đến từ Đông Nam Á tại Paris, cố vấn kinh tế cho Chính phủ Pháp Jean-Luc Gréau đánh giá việc những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam xác định tầm quan trọng của thị trường nội địa trong tình hình hiện nay là "hoàn toàn đúng đắn". "Xuất khẩu sẽ khó khăn, châu Á sẽ phải lựa chọn quay về với thị trường nội địa. Nếu vừa xuất khẩu gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu, các bạn vừa có công nghiệp và dịch vụ phát triển thì sẽ vượt qua được khó khăn".
Để đối phó với "mầm mống của suy giảm kinh tế 2009", ông Phúc cho hay Chính phủ đã trình QH xin ý kiến cho điều chỉnh lại mục tiêu tổng quát. Năm 2008, mục tiêu tổng quát là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội.

"Tới đây Chính phủ có 3 điều chỉnh: Thứ nhất, bỏ chữ “ưu tiên” vì lúc này lạm phát đã bắt đầu kiểm soát được. Chúng ta chỉ tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững và thêm vào mục tiêu ngăn ngừa suy giảm.

Thứ 2, trước đây chúng ta trình QH là đảm bảo tốt hơn an sinh xã hội nhưng trong điều kiện hiện nay, cả cộng đồng, nhân dân và mọi người cùng phải chia sẻ cho nên chỉ có thể giữ ở mức như hiện nay là đảm bảo an sinh xã hội".

Sẽ cắt giảm đầu tư không hợp lý cho DNNN

Giải thích về việc nhiều ĐBQH cho rằng chính sách tài khóa vừa qua chưa đồng bộ với chính sách tài chính, Bộ trưởng Phúc cho hay, năm tới sẽ tập trung làm tốt hơn, đặc biệt quản lý chi tiêu từ ngân sách nhà nước.

"Do nguồn thu ngân sách giảm đi nên vốn đầu tư cũng sẽ giảm, ước lượng khoảng 6 nghìn tỷ đồng. Vì thế,  Chính phủ sẽ giảm những phần đầu tư không hợp lý hỗ trợ cho một số DNNN có nhiệm vụ kinh doanh. Còn đối với những DNNN hiện đang làm một số công trình xây dựng hạ tầng, phục vụ an sinh xã hội phục vụ đời sống người dân, ví dụ Tổng Công ty Đường sắt VN hay Tổng Công ty Hàng hải VN thì vẫn phải hỗ trợ để làm cảng biển, nâng cấp hệ thống đường sắt".

Chính phủ sẽ ráo riết hơn trong giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đề vừa tạo công ăn việc làm, vừa tạo dựng cơ sở hạ tầng, tiêu thụ một số mặt hàng trong nước như sắt thép, xi măng, cát sỏi, gạch ngói.

"Còn về đầu tư nước ngoài, đang có xu hướng là công ty mẹ ở các nước yêu cầu các chi nhánh ở Việt Nam phải giảm đầu tư để đưa vốn về tháo gỡ khó khăn cho chính bản thân công ty mẹ. Đây là khó khăn trước mắt phải giải quyết", ông Phúc cho hay.

  • Lê Nhung - V.Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,