221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1122331
QH có kế hoạch giám sát hệ thống tập đoàn NN
1
Article
null
QH có kế hoạch giám sát hệ thống tập đoàn NN
,

 -  “Cần phải sòng phẳng việc các tập đoàn, DNNN vay được nhiều tiền bởi sau lưng họ là Nhà nước. Ngân hàng cho vay cũng phần lớn là ngân hàng nhà nước”, ủy viên UB Kinh tế QH Nguyễn Đức Kiên trao đổi bên hành lang QH.

Chế tài đối với DNNN

UB Kinh tế QH mong muốn thực hiện công tác giám sát tối cao đối với vấn đề tổng công ty, DNNN. Ảnh: XL

Thưa ông, công tác giám sát, đánh giá lại toàn bộ hệ thống tập đoàn nhà nước sẽ triển khai như thế nào?

- Trong báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, UB Kinh tế đã đề xuất và được UBTVQH trình QH thống nhất năm 2009 sẽ tiến hành đánh giá lại toàn bộ hệ thống tập đoàn và tổng công ty của nhà nước sau một thời gian thí điểm thành lập.

Một trong những vấn đề cử tri và rất nhiều cơ quan cũng yêu cầu xem xét là tính khả thi và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tập đoàn kinh tế trong thời gian vừa qua, bởi đây là nguồn lực lớn của Nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước giao cho đòi hỏi phải có quy chế đặc biệt, khác với các doanh nghiệp khác. 

Để trả lời yêu cầu của cử tri và mong mỏi của các cơ quan, UB Kinh tế QH mong muốn thực hiện công tác giám sát tối cao đối với vấn đề tổng công ty, DNNN.

Thông qua việc đánh giá để có thể xem xét liệu có phải xây dựng luật quản lý vốn và tài sản của DNNN không hay đưa vào bổ sung, sửa đổi Luật Doanh nghiệp. Hoặc có ý kiến đại biểu đề xuất đưa nợ của doanh nghiệp nước ngoài, nợ của doanh nghiệp nhà nước và nợ của doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh vào trong vấn đề quản lý nợ công. 

Cụ thể, QH cần giám sát tập trung vào những vấn đề nào, thưa ông?

- Theo Luật tổ chức QH, đầu tiên QH sẽ giám sát hành lang pháp lý về việc thành lập, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của các doanh nghiệp, tập đoàn này với các cơ quan nhà nước, ai là người được điều làm thành viên hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm thế nào trước Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội về vấn đề vốn. Nếu làm tốt thì họ được hưởng gì, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì họ phải chịu chế tài thế nào.

QH sẽ đánh giá tòan diện hệ thống tập đoàn sau 2 năm thí điểm. Ảnh: VNN
Chúng ta sẽ có 1 năm để đánh giá toàn diện không chỉ hệ thống hành lang pháp lý trong hoạt động của tập đoàn mà cả cơ chế quản lý vốn, nhân sự, hiệu quả sử dụng vốn.

Cũng cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng của hơn 400 nghìn tỷ đồng như Thủ tướng đã nói là giao cho các doanh nghiệp, bởi có ý kiến của cử tri cho rằng nếu vốn, tài sản đó của Nhà nước đem gửi tiết kiệm có khi đem lại lợi nhuận nhiều hơn tiền lãi của DNNN.

Rủi ro xảy ra, Nhà nước gánh chịu

Ông suy nghĩ thế nào trước nhận định thực trạng vốn vay của tập đoàn, DNNN hiện cao hơn gấp nhiều lần vốn sở hữu nhưng vẫn tiếp tục được vay và như vậy sẽ rất nguy hiểm?

- Vốn hình thành do doanh nghiệp vay từ các ngân hàng và lãi để đầu tư thì có phải là vốn của Nhà nước không? Đây là vấn đề đã trao đổi từ rất lâu nhưng đến nay vẫn còn chia làm hai luồng nhận định. Luồng nhận định thứ nhất cho rằng đó là vốn của doanh nghiệp. Luồng thứ hai cho rằng đó là vốn của Nhà nước.

Vì cho là vốn, tài sản của Nhà nước nên mới có đánh giá doanh nghiệp có vốn vay gấp 22 lần, 23 lần so với vốn của chủ sở hữu nhưng vốn đó là vốn ban đầu được giao, chưa đánh giá lại. Cũng có luồng ý kiến khác cho rằng doanh nghiệp vay vốn không lớn đến mức độ như thế.

Nhưng chúng ta phải rất sòng phẳng, họ vay được nhiều tiền thế bởi họ là DNNN, sau lưng họ là Nhà nước. Ngân hàng cho vay cũng phần lớn là ngân hàng nhà nước thì mới đảm bảo cho vay thế.

Liệu hiệu quả sử dụng vốn và khả năng chi trả của các tập đoàn, DNNN có cao, thưa ông?

- Hệ tiêu chí đánh giá thế nào là không hiệu quả đối với DNNN? Một DNNN thành lập bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận thì có những cái phải đi trước, khai phá, mở đường, thậm chí kinh doanh trong những lĩnh vực rủi ro lớn. Nhưng ở Việt Nam không có dạng quỹ rủi ro như kinh tế Mỹ nên rủi ro xảy ra Nhà nước phải gánh. Nhưng về cơ bản khả năng trả nợ là vẫn có.

UB Kinh tế QH muốn chỉ rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp và trách nhiệm cá nhân, các tổ chức cơ quan, thẩm định việc cho vay đó.

Nhưng quy trách nhiệm của người đứng đầu không dễ và phải xem xét cơ chế bảo lãnh dường như tiềm ẩn rủi ro?

- Chính vì thế mới nói là khó mà đánh giá được rạch ròi trách nhiệm. Cần có sự giám sát tối cao của QH trong năm 2009 là vì vậy.

  • Xuân Linh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,