221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1005082
Quản lý công sản: Đại biểu yêu cầu chế tài đủ mạnh
1
Article
null
Quản lý công sản: Đại biểu yêu cầu chế tài đủ mạnh
,

(VietNamNet) - Trong buổi thảo luận buổi cuối cùng (sáng nay, 14/11) về dự luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các đại biểu Quốc hội cho rằng, điều quan trọng là phải có chế tài xử lý việc vi phạm trong sử dụng.

>> Cho thuê công sản: Quốc hội chỉ sợ tư túi
>> Dự luật quản lý công sản: Vừa thừa vừa thiếu

Dù đã thảo luận ở tổ tuần trước và dành nửa ngày hôm qua để bàn thảo ở Hội trường, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về dự thảo luật sáng nay.

Quá muộn nếu 2009 mới có hiệu lực

Đại biểu Đinh Thế Huynh: "Nếu đặt vấn đề cho thuê xong thu lại toàn bộ thì chả ai làm gì nữa, tốt nhất ngồi nguyên cứ để tài sản đó như vậy cho lãng phí”.

Theo Đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh), phải kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý việc vi phạm trong sử dụng tài sản công.

“Không có chế tài thì không giải quyết được tình trạng hiện nay. Tôi nhớ Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, quyết định thiết lập trật tự sử dụng công sản, nhưng không làm được. Ví dụ, 8.400.000m2 đang sử dụng sai ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh sẽ bị chế tài như thế nào? ”, ông Lịch hỏi.

Cũng theo tất cả các đại biểu, việc luật quản lý tài sản công ra đời là hết sức cần thiết. Ông Lịch nhấn mạnh, nếu được chúng ta có thể thi hành sớm hơn, không phải chờ tới 1/7/2009, lúc đó sợ rằng sẽ là quá muộn.

Quốc hội thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2008

Cũng trong sáng 14/11, tuyệt đại đa số đại biểu QH đã tán thành Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2008.

Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách trung ương: 227.818 tỷ đồng.

Tổng thu cân đối ngân sách địa phương: 104.262 tỷ đồng.

Tổng chi cân đối ngân sách Trung ương: 294.718 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương: 175.415 tỷ đồng, chiếm 44% tổng chi cân đối ngân sách nhà nước.

Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội) nêu khó khăn mà Hà Nội gặp phải, chỉ vì thiếu chế tài đủ mạnh.

“Thời gian qua, Hà Nội đã tiến hành kiểm kê, kê khai tài sản, nhà và đất công trên địa bàn, đến thời điểm này cũng đã cơ bản hoàn thành việc kê khai. Sau kiểm kê, UBND thành phố cũng đã ban hành quyết định xử lý. Nhưng thực tế, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn chưa thực sự nghiêm túc và nhiệt tình thực hiện công việc này. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh để có thể thực hiện được việc điều chuyển, thu hồi nhà và đất sử dụng chưa đúng, sai mục đích sau kê khai”.

Với quan điểm, luật nên quy định hoặc giao cho Chính phủ định kỳ kiểm kê tài sản nhà nước để làm căn cứ cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả, bà Doãn Thanh đề xuất: “Nên chăng trong luật này cũng cần đề cập đến chế tài, nguyên tắc xử lý đủ mạnh để có thể giúp cho các địa phương trong quá trình thực hiện quản lý của mình, hoặc Quốc hội giao cho Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc này”.

 

Tiền cho thuê tài sản công: Tối kỵ thành nguồn thu nhập riêng

Về vấn đề này, ông Trần Du Lịch nêu rõ quan điểm: “Về nguyên tắc, tất cả tài sản nhà nước không phải là tài sản kinh doanh, thì điều phối sử dụng để phục vụ cho nhu cầu chức năng quản lý của cơ quan, của tổ chức đó là chính, không phải cho thuê. Nhưng riêng về tài sản ở đơn vị sự nghiệp công, điều này là có thể”.

Ông Lịch giải thích: “Trong điều 41 quy định rất chặt là tiền cho thuê mà đơn vị sự nghiệp công hạch toán riêng, trừ chi phí, nộp nghĩa vụ và phần dôi dư chỉ làm quỹ phát triển hoạt động đơn vị sự nghiệp công mà ngân sách không cấp, không được dùng nó để làm nguồn thu nhập cho mình. Tuyệt đối không có một cơ quan, tổ chức nào được giao tài sản Nhà nước mà lại đi cho thuê, biến thành nguồn thu nhập của mình, vấn đề đó là tối kỵ trong luật này”.

Ngược lại, đại biểu Đinh Thế Huynh (Tuyên Quang) cho rằng: “Cần vừa tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp phát triển, vừa động viên khuyến khích những đội ngũ cán bộ viên chức trong đơn vị sự nghiệp phát huy sáng kiến và sáng tạo. Nếu đặt vấn đề cho thuê xong thu lại toàn bộ thì chả ai làm gì nữa, tốt nhất ngồi nguyên cứ để tài sản đó như vậy cho lãng phí”.

Tán thành với việc các cơ quan nhà nước không nên đặt vấn đề cho thuê bất động sản, bởi vừa giảm sự tôn nghiêm của cơ quan, tạo ra vẻ bề ngoài nhếch nhác, luộm thuộm, vừa có khả năng xảy ra tiêu cực, ông Huynh đề nghị: “Phải có một cách nhìn vừa quản lý chặt chẽ, để chống thất thoát chống lãng phí, chống làm cho các tài sản của Nhà nước chỉ đáp ứng các điều kiện cục bộ cá nhân. Phải vừa tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp phát triển, tăng cường cả về số lượng và chất lượng của các dịch vụ”.

Trong sáng nay, nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiến hành tống kết thực tiễn công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong thời gian qua để báo cáo với QH. Trong đó cần làm rõ các tiêu chí như: tổng số tài sản mà các cơ quan, đơn vị được giao sử dụng, phần tài sản các cơ quan, đơn vị sử dụng thực tế, phần tài sản mà các cơ quan, đơn vị cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết.

  • Vân Anh

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,