221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1004742
Dự luật quản lý công sản: Vừa thừa vừa thiếu
1
Article
null
Dự luật quản lý công sản: Vừa thừa vừa thiếu
,

(VietNamNet) - Nếu như dự luật quản lý tài sản công đã gây ra những ý kiến khác nhau giữa ban soạn thảo và ban thẩm tra (Uỷ ban Pháp luật Quốc hội) thì khi ra đến nghị trường chiều 13/11, dự luật này một lần nữa lại dấy lên nhiều tranh cãi. Một số đại biểu cho rằng, những quy định của dự luật "vừa thừa vừa thiếu".

Nên tiếp thu ý kiến thẩm tra trước khi trình Quốc hội

Ngay trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội nhận định việc xác định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật còn "lúng túng, thiếu căn cứ thuyết phục".

Theo Uỷ ban Pháp luật Quốc hội, trên thực tế, các chủ thể quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hết sức đa dạng, gồm cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Do các chủ thể quản lý, sử dụng tài sản nhà nước khác nhau, mức độ quản lý, sử dụng tài sản khác nhau nên những quy định về quyền, trách nhiệm, phương thức quản lý, sử dụng tài sản cũng không giống nhau.

Trong khi đó, "dự thảo Luật nặng về các biện pháp quản lý, chưa thể hiện rõ các nội dung sử dụng, khai thác tài sản nhà nước. Đồng thời, trong các quy định về quản lý lại chưa phân định được một cách rõ ràng giữa quản lý nhà nước về tài sản và quản lý, sử dụng tài sản", báo cáo nhận xét.

"Bây giờ góp ý chi tiết vào dự án luật làm gì? Vì khi mà ý kiến của ban soạn thảo và ban thẩm tra (Ủy ban Pháp luật của QH -  PV) khác nhau", đại biểu Cà Mau Đặng Như Lợi nêu vấn đề.

Cho thuê công sản: Cơ quan trường học thành chợ

Ở TP.HCM, chưa bao giờ trụ sở hàng loạt cơ quan từ hành chính sự nghiệp, đoàn thể, trường học đến nhà văn hoá, công viên... lại bị "xẻ thịt" để cho thuê nhiều như hiện nay!

Theo ông Lợi, mục tiêu đặt ra khi xây dựng dự luật rất hay, nhưng tất cả các quy định từ đối tượng cho đến phạm vi điều chỉnh thì "vừa thừa vừa thiếu". Trong khi đó, những góp ý trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về dự án luật này rất xác đáng. Vì vậy, nên tiếp thu góp ý của Ủy ban Pháp luật để điều chỉnh lại dự luật rồi hãy đưa ra lấy ý kiến Quốc hội.

"Nếu ban soạn thảo công nhận các ý kiến của Ủy ban Pháp luật là đúng thì luật này sẽ được sửa theo hướng khác", ông Lợi cho biết.

Đáp lại băn khoăn của đại biểu Lợi về việc nên hay không tiếp tục góp ý cho một dự án luật đã được Ủy ban Pháp luật thẩm tra và chỉ ra nhiều thiếu sót, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu "trấn an": "Khi ý kiến, quan điểm của ban soạn thảo còn khác xa ý kiến Hội đồng dân tộc và Ủy ban thẩm tra thì quyết định cuối cùng ở đây vẫn là các đại biểu Quốc hội".

Bộ Tài chính nên thống kê hiệu quả cho thuê và sử dụng công sản

Vườn thú HN cho thuê vô tội vạ đất công giá ’’bèo’’!

(VietNamNet) - Ai lợi trong việc nhiều nghìn mét vuông đất công Vườn thú Hà Nội bị ’’xẻo’’ cho tư nhân thuê vô tội vạ để mở đủ loại nhà hàng, quán bia, café, karaoke, tenis... với giá ’’bèo bọt’’ so với thị trường? - câu hỏi mà dư luận đang bức bách cần được trả lời!

"Dù đã có những quy định như xử lý hành chính, xử lý hình sự.... các cơ quan, đơn vị gây lãng phí trong sử dụng tài sản công nhưng trong thực tế chúng ta xử lý còn chung chung, nể nang...", đại biểu Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP.HCM phát biểu, trong phiên thảo luận chiều nay về dự luật quản lý tài sản công.

Theo quy định của Bộ Tài chính, số tiền thu được từ việc cho thuê tài sản công dùng chưa hết, 50% nộp vào ngân sách thành phố để tái đầu tư cơ sở hạ tầng. "Có 19 cơ quan, đơn vị vừa qua đã thu được 980 tỷ đồng từ việc cho thuê, nhưng 50% nộp ngân sách vẫn còn ghi lại trên giấy tờ", bà Thảo cho biết.

Nếu tận thu được khoản tiền này, thành phố sẽ có điều kiện để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quy hoạch giao thông đô thị và xử lý dứt điểm các vấn nạn ngập lụt, tắc đường. Theo dự kiến, để xử lý rốt ráo tất cả những vấn đề này, thành phố cần khoảng 30 tỷ đô la.

Ngoài ra, hiện thành phố cũng còn tới 5 cơ quan, bộ ngành chưa có báo cáo cụ thể về vấn đề sử dụng trụ sở... chưa hết công suất. Từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều cơ quan trên địa bàn thành phố "đục tường, trổ cửa" cho thuê mặt bằng để kinh doanh cà phê "thành phố muốn thu hồi để xây dựng các trung tâm văn hóa cũng không được", bà Thảo cho biết.

Không riêng bà Thảo, vấn đề giám sát, quản lý số tiền thu được từ việc cho thuê công sản như thế nào cũng là mối quan tâm của hầu hết các đại biểu chiều nay.

"Tài sản công hiện đang thất thoát ghê gớm. Hễ cứ thay thủ trưởng là đập trụ sở, xây mới, bỏ ô tô, mua mới", đại  biểu Danh Út (Kiên Giang) bức xúc. Đặc biệt, trong quá trình cổ phần hóa hoặc bán đấu giá tài sản,

Đại biểu này cũng kiến nghị, Bộ Tài chính nên có thống kê cụ thể về hiệu quả của việc cho thuê và sử dụng tài sản công lâu nay làm cơ sở thực tiễn cho các đại biểu Quốc hội góp ý kiến hoàn chỉnh dự luật này vào các kỳ họp sau.

Dự án luật này sẽ tiếp tục đưa ra thảo luận tại hội trường trong phiên họp sáng mai (14/11).

  • Lê Nhung

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,