221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
930900
Tránh sai lầm: Triết lý cần theo đuổi của Việt Nam
1
Article
null
Tránh sai lầm: Triết lý cần theo đuổi của Việt Nam
,

(VietNamNet) - Việt Nam là nước đi sau, muốn đi tắt đón đầu, muốn tiến nhanh hơn tốc độ vốn có, chỉ có một cách là chúng ta phải tránh các vấp váp sai sót, tránh các con đường vòng, tránh các sự thụt lùi mà các nước đi trước đã từng mắc  phải.    

>>>Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống

>>> Yêu cầu khẩn thiết của đột phá

>>> Đi tìm triết lý phát triển cho Việt Nam

>>> Triết lý phát triển cho VN trên khía cạnh xã hội

>>> Góp thêm tiếng nói "Đi tìm triết lý phát triển cho VN"

 

Đọc qua một số tranh luận trên VietNamNet, tôi nhận thấy, hầu hết các ý kiến đưa ra đều vẫn chỉ là lý thuyết mà ai cũng đã biết rồi, đã được nói đến rất nhiều trong các báo cáo của các cơ quan, đoàn thể, ban ngành. Thí dụ như Thành phố sẽ được xây dựng theo đẳng cấp hàng đầu quốc tế về quy hoạch, giao thông công cộng, cây xanh, bảo vệ môi trường, nhà ở, bệnh viện, trường học, tiện ích văn hóa - thể thao” hoặc “Thành phố sẽ là cái nôi ra đời của các đại học có đẳng cấp quốc tế của Việt Nam”.

 

Người dân nào mà không muốn như vậy và ai mà chẳng mơ ước rằng mở mắt ra là mình đang sống giữa một  thành phố đẳng cấp hàng đầu quốc tế, ở đó có các đại học đẳng cấp quốc tế cho con em mình theo học. Hay như một ý kiến khác lại cho rằng: “Thứ nhất, phát triển giáo dục... Thứ hai, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và hội nhập quốc tế... Thứ ba, thúc đẩy cải cách hành chính”. Ai cũng biết rằng đó chính là những cái mà Đảng và Chính phủ đã và đang cố gắng theo đuổi từ bao nhiêu năm nay rồi chứ đâu cần chúng ta đưa ra như một thứ “triết lý” mới mẻ cho sự phát triển đất nước.  

Kinh tế Việt Nam sẽ tiến ra biển lớn

Kinh tế Việt Nam sẽ tiến ra biển lớn..

Theo tôi, cái mà chúng ta chưa làm đủ và chưa coi trọng trong triết lý phát triển của đất nước, đó là: Việt Nam là nước đi sau, muốn đi tắt đón đầu, muốn tiến nhanh hơn tốc độ vốn có, chỉ có một cách là chúng ta phải tránh các vấp váp sai sót, tránh các con đường vòng, tránh các sự thụt lùi mà các nước đi trước đã từng mắc phải". Dưới đây tôi xin lý giải về quan điểm này.

 

Một là, Việt Nam là nước đi sau. Mà đã đi sau là có nhiều bất lợi về cả vốn ban đầu, về kinh nghiệm quản lý, về cấu trúc kinh tế, về hạ tầng cơ sở và về rất nhiều thứ khác nữa. Thế nhưng là người đi sau, chúng ta có được một lợi thế duy nhất là nhìn được, học được các vấp váp sai lầm của các nước đi trước. Nếu biết khai thác được lợi thế này, chúng ta sẽ đi nhanh hơn các nước đã đi trước, ít nhất là trong giai đoạn đuổi kịp họ.

 

Thí dụ các chỉ số tăng GDP không phải là thước đo cuối cùng mà một quốc gia phải phấn đấu mà sự phát triển bền vững mới quan trọng hơn. Kinh nghiệm này, Việt Nam học được từ các cuộc khủng hoảng do phát triển quá nóng của nước đi trước như Thái Lan, Brazin, Arhentina và cả của Trung Quốc nữa. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang bất ổn, cách tốt nhất để điều chỉnh là chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu xem ở các nước khác khi bắt đầu khai mở TTCK, họ đã gặp các trục trặc nào để mà ta tránh, để mà ta đưa ra các quyết sách quản lý. Nếu không thì đến một ngày nào đó có thể xảy ra các sự đổ vỡ, khủng hoảng nghiêm trọng hoặc sẽ bị các tập đoàn nước ngoài nhảy vào thao túng và thu hết lợi nhuận từ sự bất ổn của TTCK Việt Nam.

 

Giáo dục cũng vậy, chúng ta không phải là nước đầu tiên và duy nhất bị vấp phải các sai lầm trầm trọng. Sẽ là rất tốt nếu chúng ta biết tìm hiểu hoặc kêu gọi sự chia sẻ kinh nghiệm từ các nước láng giềng về các bước đi ra sao mà hiện nay Australia, Anh, Malaysia đang thu hút sinh viên Việt Nam đến thế. Chắc chắn là trong quá trình tự thân phát triển, các nước đó cũng đã vấp phải không ít các sai lầm mà giáo dục Việt Nam hiện nay đang lúng túng. Nếu chúng ta cứ nhắm mắt cải cách đi cải cách lại như hiện nay thì đến hai ba chục năm nữa, giáo dục nước nhà vẫn chưa chắc đã khá lên được. Mà khi đó thì giáo dục thế giới đã đi đến đâu rồi không biết bởi vì họ có chờ ta đâu. Trong khi nếu chịu khó học hỏi từ các nước bạn, chúng ta sẽ tìm tránh được nhiều vấp váp, tránh được nhiều sai lầm mà không phải trả giá, không phải đi vòng vèo và vì thế mới có thể phát triển nhanh lên được.

 

Hai là, xin được nói ở đây rằng ý kiến về nguyên lý học hỏi sai lầm để tiến nhanh mà tôi đang trình bày với các bạn không phải là sáng kiến của tôi mà là của một chuyên gia Hàn Quốc mà tôi đã có dịp làm quen.

 

Khoảng 1996-1997, do công việc nên tôi thường xuyên phỏng vấn nhiều nhân vật và qua một cuộc phỏng vấn, tôi đã làm quen với ông Kim San Chu, nguyên là một quan chức cao cấp thuộc Tổng cục Du lịch Hàn Quốc. Ông được mời sang Việt Nam trong vai trò tư vấn cho ngành du lịch Việt Nam, với thời hạn là ba năm.

 

H
Hà Nội nhin từ trên cao. Ảnh: Phan Lê Tùng
Trong buổi phỏng vấn, khi được hỏi vì sao lại chọn Việt Nam, ông trả lời rằng: “Việt Nam có nhiều điểm rất giống Hàn Quốc. Cũng dài và hẹp, cũng có nhiều núi non và bờ biển rất dài. Việt Nam và Triều Tiên đều bị chia cắt sau thế chiến thứ hai. Đều là hai nước “chư hầu” ngày xưa của Trung Quốc, đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và đạo Khổng. Việt Nam và Triều Tiên là 2 trong 4 nước duy nhất trên thế giới dùng đũa trong bữa ăn, vì thế được gọi là “chopstick peoples” tức là các dân tộc cầm đũa. Vì thế sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định dùng phần đời còn lại của mình để giúp Việt Nam phát triển. Ngày rời Seoul, tôi có nói với vợ tôi rằng, khi đặt chân xuống Nội Bài, tôi sẽ nguyện làm một người Việt Nam yêu nước Việt Nam. Vì thế hôm nay tôi đang ở đây”.

 

Rồi bỗng chừng vài tháng sau, ông gọi điện thoại cho tôi để mời tôi đến tiễn ông về nước. Ngồi trong phòng khách của Nhà khách Quân đội, ông buồn rầu nói về lý do về nước sớm: “Những tháng ngày qua, tôi đã đi tìm hiểu du lịch Việt Nam rồi sau đó làm việc với các người có trách nhiệm. Tất cả mọi người đều đưa tôi một tập giấy và bảo rằng đề nghị tôi viết cho họ các kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, hay đến năm 2020 thì càng tốt.

 

Tôi đã rất nhiều lần giải thích rằng, tôi không phải là người Việt Nam, vì thế tôi không thể viết thay cho các bạn. Việc làm duy nhất tôi có thể làm tốt, đó là kể về các sự thất bại, các sai lầm, các sự trả giá của du lịch Hàn Quốc để các bạn biết mà tránh. Như thế, các bạn sẽ tiến nhanh hơn.

 

Khi gặp một anh lễ tân, tôi sẽ kể cho anh ta một người lễ tân Hàn Quốc đã mắc các sai lầm gì khi lần đầu tiên tiếp xúc với khách phương Tây. Khi gặp một giám đốc du lịch, tôi sẽ kể cho ông ta về các nguyên nhân dẫn đến phá sản của các công ty du lịch Hàn Quốc do không hiểu biết, khi gặp một nhà lãnh đạo du lịch, tôi sẽ kể cho ông ta về các sai lầm trong chiến lược phát triển du lịch mà Hàn Quốc đã mất rất nhiều thời gian và tiền của để sửa chữa và vì thế bị tiến chậm rất nhiều năm.

 

Thế nhưng, tôi nhận thấy, họ không thích những điều tôi cho là có ích cho Việt Nam. Là người sống có nguyên tắc, tôi không thể viết cho họ các đề án phát triển và vì thế tôi quyết định chia tay với Việt Nam. Điều băn khoăn duy nhất là tôi sẽ không biết nói thế nào với vợ tôi khi về đến Seoul”.

 

Ông ta có tặng tôi một cuốn sách lúc đó đang được giới trẻ nhiệt liệt hâm mộ, coi là cuốn sách gối đầu giường, là cẩm nang sống đẹp của họ. Đó là cuốn “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc để làm” mà nhiều bạn đọc Việt Nam đã biết. Tác giả là ông Kim Woo Chung, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Daewoo, khi đó đang là người hùng trong con mắt giới trẻ Hàn Quốc. Thế nhưng, sau này, ông ta lại liên quan đến những vụ bê bối của công ty Daewoo. Sau nhiều năm lẩn trốn, tháng 6/2004 ông ta đã bị bắt khi vừa từ Việt Nam về nước. 

 

Trường hợp này cũng là một thí dụ cho nguyên lý thứ hai mà chúng ta cần làm quen trong một xã hội phát triển. Đó là: “Không có cái gì là bất biến và duy nhất đúng”. Đây cũng là một nguyên lý cơ bản của Kinh Dịch, một trong các kho tàng kinh nghiệm vô giá của nhân loại. Mà muốn phát triển, Việt Nam cũng phải chấp nhận quy luật ấy. Về nguyên lý này, xin được trình bày trong bài sau.

  • Phạm Hoàng Hải

Ý kiến của bạn?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,