221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
927996
Góp thêm tiếng nói "Đi tìm triết lý phát triển cho VN"
1
Article
null
Góp thêm tiếng nói 'Đi tìm triết lý phát triển cho VN'
,

(VietNamNet) - Loạt bài viết: “Đi tìm triết lý phát triển” của TS. Vũ Minh Khương đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc VietNamNet. GS. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nêu lên một số điểm cho là chưa thỏa đáng với ước mong góp thêm tiếng nói vào những suy nghĩ về một chiến lược phát triển đất nước để cùng thảo luận chung.

 

>>> Yêu cầu khẩn thiết của đột phá
>>> Đi tìm triết lý phát triển cho Việt Nam

>>> Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống

 

 

c
Thành phố Hồ Chí Minh trung tâm phát triển kinh tế tế xã hội

Sự cần thiết có chiến lược của đất nước

 

Bất cứ làm việc lớn nhỏ gì, chúng ta đều cần có chiến lược phát triển tương ứng, làm rõ mục tiêu, giải pháp và cơ chế điều hành thực hiện chiến lược.

 

Việt Nam vừa qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba. Nhân ngày giỗ Tổ, mỗi con dân đất Việt lại thấy rõ hơn trách nhiệm đóng góp để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai cùng các nước trên thế giới.

 

Trên nhiều phương diện, đất nước đang đứng trước vận hội mới của công cuộc cải cách, hội nhập và phát triển. Thời cơ không đứng yên, nếu chúng ta không tận dụng thời cơ để cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là có tội trước các vị tiền nhân và đất nước. 

 

Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển đất nước là công việc hệ trọng, có liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, ngoại giao,... của đất nước. Bản thân tôi, kiến thức còn hạn hẹp, xin được đóng góp một vài suy nghĩ nhân bài viết của TS. Vũ Minh Khương trên VietNamNet, chủ yếu là về khía cạnh kinh tế và quan điểm phát triển bền vững.

 

Nguy cơ tụt hậu là rõ, nhưng cần có cách tiếp cận hơi khác

 

Tôi nhất trí với TS. Vũ Minh Khương rằng, đầu tiên chúng ta cần làm rõ “tọa độ” của đất nước ta trên bản đồ kinh tế thế giới. Từ đó, thấy rõ hơn nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, làm cho mỗi người dân phải “tự ái” và trên cơ sở tự trọng sẽ bằng các cách thức khác nhau, góp sức xây dựng đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu đó.

 

Theo IMF, về quy mô kinh tế, Việt Nam có GDP trên dưới 60 tỷ USD năm 2006, đứng thứ 59 trong số các nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Đó là điều đáng phấn khởi. Nhưng nguy cơ tụt hậu thì rõ, vì theo Ngân hàng thế giới WB, tổng thu nhập quốc dân GNI [1] bình quân đầu người theo thời giá (quy ra đôla Mỹ) của Việt Nam năm 2005 chỉ là 620 USD/người, chưa bằng 10% con số 6987 USD/người của toàn thế giới.

 

 

Quy mô GNI

 

 

GNI bình quân

đầu người

 

GNI theo PPP

 

GNI

bình quân

 

Việt Nam

52

620

250

3010

Trung Quốc

2264

1740

8610

6600

Thái Lan

177

2750

542

8440

Malaysia

126

4960

262

10320

Xingapo

120

27490

130

29780

Thế giới

44983

6987

60644

9420

Các nước thu nhập

trên trung bình

3368

5625

6541

10924

 

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới năm 2005 của Ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, trang 409.

 

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn đứng thứ 7, chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanma. Nếu so với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có mức GDP bằng của Trung Quốc 10 năm trước và với tốc độ tăng trưởng thấp hơn, sự tụt hậu với nước láng giềng phương Bắc là rõ. Nhưng nếu muốn “dự báo” về nguy cơ tụt hậu (thậm chí tụt hậu xa hơn) thì phải có cách tiếp cận hơi khác. Trong số các ý kiến khác TS. Vũ Minh Khương, tôi muốn nêu mấy vấn đề cụ thể để trao đổi thêm.

 

Thứ nhất, là vấn đề sử dụng giá trong so sánh

 

Tốc độ tăng trưởng Việt Nam lấy theo các báo cáo chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam (nay thường được các tổ chức như WB, IMF lấy theo hệ thống giá cả của nước ta và dùng giá 1994 hay giá so sánh (mà không phải là theo đôla Mỹ)) trong khi số liệu các nước khác lại lấy theo giá đã quy đôla Mỹ nên không theo một mặt bằng chung.

 

Nói cụ thể hơn, tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc so với đôla Mỹ gần như không đổi hơn 12 năm qua. Như vậy, nếu tính theo đôla Mỹ, Trung Quốc có tốc độ tăng GDP khoảng 10-11%/năm, thì đó cũng là gần như lấy tốc độ theo giá hiện hành của nhân dân tệ.

 

Trong khi, mọi bình luận về kinh tế Việt Nam đều tính theo giá so sánh (có lúc đã lấy giá 1994) là 7,5%/năm, nhưng nếu lấy theo giá đôla Mỹ (giá thực tế) thì tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1991-2005 lên tới 13%/năm (tăng từ khoảng 8 tỷ USD năm 1991 lên 52 tỷ USD năm 2005). Nếu trừ đi tốc độ tăng trưởng dân số cùng kỳ, thì tốc độ tăng trưởng theo đầu người 15 năm 1991-2005 cũng đạt bình quân 10-11%/năm. Đó là sự tăng trưởng cao nhưng dưới tiềm năng, do còn tình trạng lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng. Trong tương lai, có lẽ nên dùng phương pháp “sức mua tương đương” (PPP) để so sánh thì phù hợp hơn, khi đó so sánh sát hơn.

 

Dù sao, khoảng cách phát triển vẫn là có thật. Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanma, tức là đứng thứ 7 trong 10 nước ASEAN.

 

Hai là, nên so sánh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế trong một thời kỳ khá dài

 

Ngay trước khi kết thúc chiến tranh, vào năm 1974, mức GDP bình quân đầu nước cả nước mới đạt 78 USD/người [2]. Sau thống nhất, GDP bình quân đầu người năm 1976 mới đạt 101 USD/người và năm 2005 đạt 620 USD/người. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân của thế giới cũng tăng nhanh. Để so sánh sự tụt hậu, chúng ta cần so sánh cả một thời kỳ dài và với một nước cụ thể như Thái Lan [3].

 

Hãy so sánh bằng các mốc quan trọng (năm thống nhất 1976; năm bắt đầu đổi mới 1986; năm có khủng hoảng tài chính khu vực 1997 và năm có số liệu gần nhất 2005):

 

 

Tổng

GDP

(tỷ USD)

So sánh

với

Thái Lan

GDP

bình quân

(USD/người)

So sánh

với

Thái Lan

1976

 

 

 

 

Việt Nam

4.975

34%

101

29%

Thái Lan

14.8

100%

349

100%

1986

 

 

 

 

Việt Nam

5.78

14%

101

12%

Thái Lan

42.6

100%

810

100%

1997

 

 

 

 

Việt Nam

24.5

14%

320

11%

Thái Lan

169.6

100%

2800

100%

2005

 

 

 

 

Việt Nam

51.7

29%

620

23%

Thái Lan

176.9

100%

2750

100%

 

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu của Ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê

           

Qua so sánh, có thể thấy Việt Nam tụt hậu cả GDPGDP bình quân đầu người xét về cả số tuyệt đối và tương đối so với Thái Lan. Sự tụt hậu rõ nhất vào năm 1997 khi Thái Lan phát triển đến đỉnh cao, trước khủng hoảng tài chính khu vực.

 

Và điều đáng nói là sau 30 năm, sự thua kém Thái Lan càng thêm sâu đậm cả về tổng số và bình quân đầu người: GDP bằng 29% so với 34% của 30 năm trước và GDP bình quân đầu người bằng 23% so với 29% của 30 năm trước. Nếu so với 30 năm trước thì khoảng cách tuyệt đối còn lớn hơn (khoảng cách về quy mô GDP tăng thêm hơn 100 tỷ USD và khoảng cách thu nhập bình quân doãng thêm hơn 2000 USD/người):

 

 

Thái Lan

Việt Nam

Khoảng cách tuyệt đối

GDP (tỷ USD)

 

 

 

1976

14,8

5,0

9,8 tỷ

2005

176,9

51,7

125,2 tỷ

GDP bình quân (USD/người)

 

 

 

1976

349

101

248

2005

2750

620

2130

                                                                       

Đó là sự tụt hậu xa thêm thật sự, rất đáng “tự ái” [4]. Tự ái để tăng thêm ý chí quyết vượt lên, đuổi kịp và vượt láng giềng. Đó là sự “thi đua” thầm lặng và lành mạnh. Trong cuộc thi đua này, chúng ta cũng có những thế mạnh, những tiềm năng to lớn. Đó là tình hình chính trị xã hội nói chung ổn định [5], là thế và lực đang tạo ra sau 20 năm đổi mới và thành tựu xóa đói giảm nghèo khá tốt, mặc dù khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp, giữa các vùng miền đang tăng lên không thể xem thường. Đó còn là thời cơ mới đang mở ra khi Việt Nam đã gia nhập WTO và đi sâu vào tiến trình đổi mới toàn diện.

 

Ba là, không nên so sánh tụt hậu chỉ với Trung Quốc, hay với Trung Quốc là chính, mà chủ yếu là nên so sánh với các nước láng giềng trong vùng, và so sánh trong một giai đoạn nhất định

 

Việt Nam thua Trung Quốc về GDP tính cả theo quy mô, bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng. Hơn nữa, theo dự báo, sau năm 2040, Trung Quốc chẳng những tiếp tục vượt Việt Nam và còn vượt lên như cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới, hơn cả Hoa Kỳ [6]. Do đó, sẽ là hợp lý nếu trong khi học tập được nhiều kinh nghiệm của Trung Quốc, hợp tác cùng phát triển với Hoa Nam, chúng ta không nên đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt Trung Quốc về GDP bình quân đầu người, mặc dù chúng ta có thể tìm thấy những điểm trội hơn của Việt Nam về một số vấn đề, ngay trong những năm gần đây. Nếu được quyền lực chọn, tôi không chọn mục tiêu này của TS. Vũ Minh Khương.

 

Số liệu 2005 do các nước công bố cho thấy GDP bình quân đầu người như sau:

 

Các nước ASEAN

Giá thực tế

 

Khoảng cách

Giá PPP

 

Khoảng cách

Việt Nam

639

1.0

3112

1.0

Brunei

25751

40.3

24946

8.0

Campuchia

404

0.6

2254

0.7

Indonesia

1279

2.0

4446

1.4

Lào

480

0.8

2095

0.7

Malaysia

5009

7.8

11126

3.6

Myanma

199

0.3

1539

0.5

Philippines

1155

1.8

4865

1.6

Thái Lan

2721

4.3

8563

2.8

Xingapo

26881

42.1

28428

9.1

 

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2006, Nhà xuất bản thống kê 2007, trang 40.

 

Do đó, để thực tế hơn, nên so sánh Việt Nam với các nước trong vùng. Khi đó, so sánh với Thái Lan và ASEAN là hợp lý. Nhưng nếu cùng dùng đôla Mỹ để so sánh GDP và GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế và theo PPP) thì có thể thấy, bức tranh kinh tế của nước ta cũng khá sáng sủa.

 

Trong khoảng thời gian 2020-2025 (tùy theo kịch bản phát triển), với số dân vượt 100 triệu người, Việt Nam sẽ vượt 10.000 USD/người (theo PPP) [7]. Sau khoảng 20 năm nữa sẽ là thời điểm mà Việt Nam có khả năng vươn lên hàng đầu của ASEAN về quy mô kinh tế và có khả năng bứt phá, đuổi kịp và vượt Thái Lan về GDP bình quân đầu người cùng thời điểm (với giả thiết Việt Nam có tốc đô tăng trưởng GDP bình quân đầu người liên tục vươn cao hơn Thái Lan theo PPP là 4%/năm). Đó là khả năng cần và có thể đạt tới, nếu Việt Nam có quyết sách đúng trong một thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ và cả dân tộc ta chung sức xây dựng theo chiến lược đó. Đây là con đường đúng khi bước ra biển lớn, chủ động hội nhập với kinh tế thế giới.

 

Cần có quyết sách đúng về chiến lược phát triển dài hạn của đất nước theo hướng phát triển bền vững

 

Tôi rất tâm đắc với ý kiến của tác giả Nguyễn Trung: Trong khi các cấp lãnh đạo đều có nhiệm kỳ nhất định, nhưng đất nước của các vua Hùng không thể có nhiệm kỳ. Mọi người dân, dù ở trong và ngoài nước, đều phải trên cương vị của mình suy nghĩ và có đóng góp tùy sức vào hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển đất nước.

 

Chiến lược phát triển đất nước nói chung có một phức hợp nhiều mục tiêu. Hãy chỉ giới hạn các vấn đề trong phạm vi kinh tế.

 

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa (theo hướng hiện đại) trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Cả trăm nước đã có mức GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam. Do đó, nhiệm vụ đưa Việt Nam vượt ngưỡng nước nghèo, có thu nhập thấp có thể đạt được vào năm 2010 (GDP bình quân đầu người năm 2010 sẽ vượt hơn 1000 USD/người). Theo tôi, đây là khả năng hiện thực. Nhưng sau đó thì sao? Một “kịch bản” Philippines trong mười năm qua không phải là mô hình chúng ta lựa chọn (GDP chỉ xoay quanh 1000 USD/người).

 

Nếu sau năm 2010, chúng ta cứ phát triển các hàng dệt may thì dù có xuất khẩu đạt 10 tỷ USD thì với tỷ suất lợi nhuận hiện nay, Việt Nam chỉ thu được lợi nhuận chưa tới 2% doanh thu. Trong điều kiện đó, Việt Nam chỉ thu được chưa tới 200 triệu USD. Trong khi đó, hạch toán toàn ngành dệt năm 2005 lỗ tới 0,7% doanh thu(!). Vậy, nếu chọn dệt may là ngành ưu tiên phát triển thì đó phải là ngành được “trang bị công nghệ cao hơn”, cả công nghệ sản xuất, cả trình độ tay nghề công nhân và cán bộ quản lý và hơn thế, cần làm cho thương hiệu Việt Nam có vị trí ngày càng cao trên thương trường.

 

Bằng hệ thống các giải pháp, chúng ta cần nâng cao phần Việt Nam có thể thu được trong chuỗi giá trị gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ mới đóng góp 6% giá trị xuất khẩu là quá khiêm tốn. Thậm chí, nếu chỉ dừng ở lắp ráp hàng điện tử mà không tiến tới sáng tạo, làm chủ từng phần công nghệ thì tỷ lệ giá trị gia tăng thu được cũng nhỏ bé. Nếu trong công nghiệp khai thác, chúng ta cứ đào bới nguồn khoáng sản để bán thì nguy cơ khan hiếm nguyên liệu và năng lượng sẽ đến sớm hơn và giải pháp càng nan giải hơn.

 

Nếu ngành dịch vụ có chất lượng kém như hiện nay thì làm sao có thể đi lên nhanh được? Có lẽ không cần nêu nhiều ví dụ trong giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, tài chính, ngân hàng,... Báo chí đã nói, bốc xếp các contenơ ở cảng miền Trung còn đắt hơn nhiều so với đi đường bộ vào TP. Hồ Chí Minh và xuất tại đó. Như vậy, việc phát triển hành lang Đông Tây, nối thông với Lào, Campuchia, Thái Lan và cả Myanma sẽ còn khó khăn.

 

Nếu du lịch còn chưa có những đầu tư đủ tầm cỡ, hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc tế thì “vẻ đẹp tiềm ẩn” của Việt Nam cũng khó thu hút nhiều du khách bốn phương.

 

Nếu trong ngành nông nghiệp vẫn còn lúng túng trong phương hướng đảm bảo chất lượng thực phẩm từ nguồn thì khả năng mở rộng sản xuất và xuất khẩu không dễ thực hiện theo những quy định ngày càng khắc nghiệt về chất lượng hàng hóa.

 

Nếu chỉ dừng lại ở khai thác “quảng canh” tài nguyên đất và nước, thì các nguồn tài nguyên này cũng dần đến chỗ bị “vắt kiệt”, và sẽ làm lúng túng cả những nhà quy hoạch phát triển vì thiếu “đầu vào” cho các bản vẽ “mộng mơ”.

 

Nếu vùng biển hơn 3000 km chỉ bị coi là vùng thủy sản hay khai mỏ, mà không tìm thấy lợi thế tuyệt vời của vị trí “mặt tiền”, nhìn ra biển Đông, nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Á của Tổ quốc thì không thể phát triển mạnh một đất nước có chiều ngang khá hẹp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng không nhiều.

 

Vậy con đường phát triển cần chọn là gì?

 

Cần mạnh bước tiến hành công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, bảo đảm sự phát triển bền vững, dựa chắc trên các trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở hệ thống thể chế kinh tế thị trường ngày một hoàn thiện, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

 

Công nghiệp hóa là một quá trình liên tục, hiện đại hóa là quá trình “vĩnh cửu”, gắn với tri thức được không ngừng làm phong phú của nhân loại, trên đường tới kinh tế (dựa trên) tri thức.

 

Tôi nhất trí với việc coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực (bao gồm cả khoa học công nghệ), xem đó là nhân tố hàng đầu cho phát triển dài hạn và bền vững.

 

Một đất nước mỗi năm có 1,6 triệu người bước vào tuổi lao động, có cả triệu người sau tốt nghiệp trung học đi thi vào các trường, nhưng chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu và sự nghiệp phát triển các trường ngoài công lập còn lắm gian truân thì thực là một nghịch lý. Một đất nước chỉ có 25% lao động đã qua đào tạo, có nghĩa là đến 30 triệu người còn chưa qua một trường lớp dạy nghề thì làm sao tiến hành công nghiệp hóa rút ngắn được?

 

Tôi cũng quan tâm việc giải quyết biện chứng mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng tăng trưởng. Lúc này, chúng ta lo nhiều về số lượng, về quy mô và tốc độ tăng trưởng vì quy mô kinh tế quá bé. Điều đó đúng. Nhưng xét về dài hạn, sự tăng trưởng bền vững nhất đòi hỏi chủ yếu là sự tăng trưởng cao dựa vững chắc trên chất lượng tốt. Không thể tăng trưởng cao bằng bất cứ giá nào.

 

Cách làm đẩy mạnh đầu tư để tăng trưởng có vẻ đúng, thì việc tăng mạnh, thậm chí tăng chủ yếu dựa nguồn đầu tư từ ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách (vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi, vốn của doanh nghiệp nhà nước) là một quyết sách kém. Phải làm rõ vai trò của Nhà nước và do đó, vốn Nhà nước chỉ nên được dùng trong phạm vi đúng chức năng của nó, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước từ các nguồn ngoài ngân sách.

 

Và có lẽ cần đẩy mạnh một cách toàn diện công cuộc đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi để có thể huy động được sáng kiến của toàn dân tộc, của từng công dân trong đất nước của chúng ta. Từ đó, cơ quan lãnh đạo mới có thể vạch ra và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển được.

 

Nhân dịp này, tôi cũng muốn lưu ý là, nếu chỉ nhấn mạnh một chiều về phân cấp trong cải cách, thì dễ đi tới tình trạng “cát cứ”, chia cắt (có một phần liên quan đến thực hiện phân chia ngân sách). Do đó, cũng cần cải cách cả việc chỉ đạo ở cấp trung ương, phát triển mạnh “các liên hệ ngược” qua kiểm tra, giám sát và báo cáo, để sự chỉ đạo thêm sức sống từ cơ sở, từ các ngành và địa phương cả nước.

 

Có nhiều việc phải làm, nhưng cần dân chủ hóa cách xây dựng và thực hiện chiến lược. Chiến lược phát triển phải trở thành định hướng của cả đất nước và dân tộc.

 

Chiến lược phải được điều khiển và do đó được điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Muốn vậy, cần có hệ thống tiêu chí định tính và định lượng để kiểm soát quá trình và làm cho “quỹ đạo” phát triển của đất nước bám sát các yêu cầu của dân tộc và thời đại.

 

Trong bài viết, TS. Vũ Minh Khương có nói về khâu đột phá, về triết lý phát triển, về vai trò tiên phong của hệ thống. Tôi xin được góp thêm trong một dịp khác.

 

  • GS. Nguyễn Quang Thái

 

[1] Giữa GDP và GNI của Việt Nam hiện nay chỉ khác biệt khoảng 2%, cho nên tạm thời coi như không có khác biệt lớn và đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau trong phân tích.

 

[2] Theo Trần Văn Thọ và các tác giả. Kinh tế Việt Nam 1955-2000, Nhà xuất bản Thống kê, trang 137.

 

[3] Chúng ta khâm phục người Hàn Quốc, nhưng lúc này chưa phải là “đối thủ” trực tiếp. Còn sự vươn lên của Campuchia rất đáng mừng cho nước láng giềng, nhưng theo tôi tạm thời chỉ cần so sánh với Thái Lan là tạm đủ.

 

[4] Ngoài ra, còn nhiều vấn đề yếu kém khác về môi trường, phát triển nguồn nhân lực, quản lý kinh tế xã hội cần được nhanh chóng khắc phục, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

 

[5] Có người cho rằng yếu tố ổn định không quan trọng, nhưng tôi cho rằng rất quan trọng. Nếu bất ổn như một số nước trong vùng thì sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.

 

[6] Xem Birol Yesilada và các tác giả khác trong Hội thảo tháng 11/2005 tại Hoa Kỳ đã nêu lên các dự báo bằng các mô hình và phân tích về mối quan hệ giữa các  nước , tổ chức “khổng lồ” Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU và một số nước lớn khác trong thời kỳ 2010-2050. Báo cáo này đã cho thấy sự vươn lên “số một” của Trung Quốc trong thời kỳ 2040-2050.

 

[7] Chẳng hạn, GDP bình quân đầu người tăng trưởng bình quân 7%/năm liên tục 20 năm thì GDP bình quân đầu người năm 2025 đã đạt trên 12.000 USD/người (theo PPP), vượt mức bình quân của các nước thu nhập trên trung bình năm 2005 là 10.924 USD/người. Khi đó, tổng GDP cần đạt mức tăng trưởng bình quân 8-9%/năm là đạt.

 

 Ý kiến của bạn?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,