221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
878354
Chính quyền đô thị bỏ HĐND cấp phường, quận?
1
Article
null
Chính quyền đô thị bỏ HĐND cấp phường, quận?
,

(VietNamNet) - Đó là đề xuất của Bộ trưởng Bộ tư pháp Uông Chu Lưu tại hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND, tại TP.HCM.

Soạn: HA 988845 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (giữa) và Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (bìa phải) trao đổi với các đại biểu tại hội nghị. (ảnh: Phạm Cường)

Theo ông Lưu, tổ chức HĐND cần theo hướng phân biệt rõ HĐND chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã thì không nhất thiết thành lập HĐND ở cấp quận, phường.

Bởi vì chính quyền đô thị phải đảm bảo tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, hạ tầng cơ sở như điện, đường, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Sự chia cắt theo nhiều cấp chính quyền sẽ phá vỡ tính thống nhất và liên thông này.

Ý kiến của ông Lưu tương đồng với quan điểm của một số nhà nghiên cứu khi nhìn nhận về việc xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM trong thời gian gần đây: xây dựng một bộ máy tập trung quyền lực vào cấp thành phố, không phân tán xuống cơ sở, giảm sự cồng kềnh của bộ máy...

Phát biểu tại hội nghị ngày 20/12, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, cũng nhấn mạnh việc hướng tới xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả, phân biệt rõ chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.

Nhiều ý kiến cho rằng cần sáp nhập văn phòng HĐND và văn phòng đoàn ĐB Quốc hội ở các tỉnh, thành để bớt cồng kềnh và hoạt động có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh tỏ ý quan tâm đến mô hình lồng ghép văn phòng HĐND với văn phòng UBND của TP.HCM. Do HĐND có chức năng giám sát, UBND có chức năng thực hiện, nên việc ghép vào cùng một văn phòng dễ sinh đối chọi.

Cũng về hoạt động HĐND, Bộ trưởng Bộ tư pháp Uông Chu Lưu góp ý: Theo luật định, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong khi đó, pháp luật hiện hành lại chưa xác định rõ mối quan hệ giữ chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất với HĐND. Điều này dẫn đến việc thiếu rõ ràng trong phân định thẩm quyền của chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của HĐND.

Chia sẻ với nhận xét của ông Lưu, có ý kiến cho rằng, thậm chí hiện nay khó phân định rõ HĐND là cơ quan hành chính hay lập pháp - mô hình thu nhỏ của Quốc hội.

Về nâng cao tính hiệu quả cho HĐND, có ý kiến góp ý: HĐND cần có chế tài xử lý đối với những trường hợp cơ quan quản lý, cá nhân nhận được ý kiến chỉ đạo của HĐND mà không thực hiện.

  • Phạm Cường

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,