221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
862488
Bỏ HĐND cấp phường, quận?
1
Article
null
Bỏ HĐND cấp phường, quận?
,

(VietNamNet) - Tại buổi hội thảo về đổi mới tổ chức HĐND do Câu lạc bộ truyền thống - kháng chiến TP.HCM (bao gồm các thành viên là lão thành cách mạng) tổ chức, ngày 9/11, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ HĐND cấp phường, quận để tránh tốn kém và đại biểu HĐND không được kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy chính quyền.

Soạn: HA 950531 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vẫn còn quá hiếm những đại biểu HĐND thẳng thắn trình mô hình cống hộp kém chất lượng ngay giữa hội trường để tố cáo tham nhũng như đại biểu Đặng Văn Khoa của TP.HCM. (ảnh: Phạm Cường)

Theo ông Mai Đốc, thành viên Câu lạc bộ, tổng số đại biểu cả 3 cấp ở mỗi tỉnh, thành là quá đông với số tiền lương lớn mà hiệu quả không được bao nhiêu. Thực tế, sau khi trúng cử các đại biểu chỉ là người ghi nhận báo cáo, chứ không chịu trách nhiệm trước dân theo luật định.

Hơn nữa, hiện nay, khi bầu đại biểu, người dân thường không được biết rõ về đại biểu, "chỉ biết qua bản tóm tắt lý lịch hoặc chỉ nhìn qua mặt khi tiếp xúc tranh cử". Thậm chí, đại biểu được cử ra không trực tiếp sống trên địa bàn, nên không hiểu địa bàn.

Vậy nên, chỉ tổ chức HĐND cấp tỉnh, thành và để người dân đề cử, bầu ra đại biểu tại địa bàn mình với số lượng theo luật định.

Ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở tư pháp TP.HCM, cho rằng, trong HĐND cần có nhiều cán bộ hưu trí đủ phẩm chất và sức khỏe. Tiền lương của thành viên HĐND cũng phải được trả tương xứng với trách nhiệm và công sức, thậm chí ngang bằng với chức vụ cao trong UBND TP, để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

Thẳng thắn nhìn nhận vai trò của đa số đại biểu HĐND hiện nay, ông Nguyễn Hữu Danh nói: "Danh hiệu đại biểu HĐND đối với nhiều người chỉ là để củng cố địa vị, và bản thân nhiều người vốn thuộc bộ máy chính quyền chẳng bao giờ làm được chức năng giám sát chính quyền".

Hầu hết các ý tại hội thảo đều khẳng định: Việc vừa là đại biểu HĐND vừa là người của bộ máy chính quyền là hết sức vô lý. Đã là người thuộc bộ máy chính quyền thì không thể thực hiện vai trò đại biểu giám sát bộ máy một cách khách quan. Cho nên, đại biểu HĐND chỉ có thể là người đã nghỉ hưu hoặc không nằm trong bộ máy chính quyền.

  • Phạm Cường

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,