,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1257051
Những chương trình khuyến mại làm khách "đau" năm 2009
1
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

Những chương trình khuyến mại làm khách 'đau' năm 2009

Cập nhật lúc 07:12, Thứ Tư, 13/01/2010 (GMT+7)
,
- Trong năm 2009, có hàng nghìn chương trình khuyến mại của các DN, cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm. Khuyến mại là một hình thức xúc tiến bán cần thiết của marketing, nó khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ. Nhưng không phải chương trình khuyến mại nào cũng được thực hiện với mục đích này.
Khuyến mại kiểu "mèo đuổi chuột"

Khi nhận được thông tin về Chương trình khuyến mại "giờ Vàng" của Công ty CP Thế giới số Trần Anh diễn ra vào lúc 15h-16h từ 24/12 đến 27/12, nhiều khách hàng đã hy vọng sẽ kiếm được những món đồ giá rẻ. Thông báo của Trần Anh cũng thật là hấp dẫn: "Tưng bừng khai trương giảm giá sốc… đầu tiên tại Việt Nam - khuyến mại giờ Vàng không hạn chế”.

Khách hàng đã ùn ùn đổ về cả hai trung tâm mua sắm của Trần Anh tại địa chỉ 1174 Láng (Cầu Giấy, HN) và 272 Tây Sơn (Đống Đa, HN) gây ra sự ùn tắc. Người ta chỉ thấy đó là sự náo loạn hỗn độn; xô xát giữa các khách hàng với nhau, xô xát giữa khách hàng và nhân viên của Trần Anh đã xảy ra…Nhiều người chẳng mua được hàng giá rẻ, ngược lại còn bị kẻ gian móc túi mất hết cả tiền lẫn điện thoại. Cùng với khuyến mại là... xe cứu thương, công an và các lực lượng giữ gìn trật tự khác với dùi cui lăm lăm trên tay để “giữ gìn trật tự”... Cả 3 ngày khuyến mại chương trình này đều bị "vỡ".
s
Chen chúc trước siêu thị Trần Anh với hy vọng mua được hàng rẻ trong "Giờ vàng khuyến mại"
Người ta chỉ biết là được mua hàng không hạn chế, nhưng lại không hề biết phương thức bán hàng khuyến mại của Trần Anh là “phát phiếu khuyến mại trước, nhận hàng sau”. Nhiều người tiêu dùng sau cả ngày chen lấn, phải về tay không trong nỗi ấm ức, đã tố khuyến mại của Trần Anh không đúng với thực tế và Trần Anh đã không đáp ứng được việc để hầu hết khách hàng đều được mua hàng như đã thông báo. Khách hàng đặt ra câu hỏi: Nếu như Trần Anh không hạn chế số lượng hàng bán ra trong “giờ Vàng” thì phát phiếu để làm gì? Sao không để những người dân trực tiếp vào quầy mua hàng cho đến lúc hết giờ thì thôi?

Một chương trình khuyến mại bị người tiêu dùng đặt nhiều dấu hỏi khác. Để quảng bá cho sự kiện ra đời chiếc điện thoại di động cảm ứng Samsung Star, Công ty Điện tử Samsung Vina tổ chức lại chương trình bán hàng Crazy Sale tại TP. Hồ Chí Minh ngày 6/6/2009 và tại Hà Nội ngày 7/6/2009.

Theo đó, mỗi chương trình sẽ có 200 chiếc điện thoại được bán với giá 178.000 đồng (9,99 USD), 300 chiếc được bán với giá 1.780.000 đồng (99,9 USD). Ngoài ra, còn có chương trình tặng 900 chiếc vali trị giá 600.000 đồng khi mua chiếc điện thoại trên với giá bán lẻ 4,1 triệu đồng. Rất nhiều khách hàng (chủ yếu là học sinh, sinh viên) xếp hàng từ rất sớm nhưng không thể mua được điện thoại.
c
Nhiều người dù đến từ 3h sáng vẫn không thể tham dự chương trình Crazy Sale của Samsung.

Muốn tham dự chương trình “Crazy Sale cùng Samsung Star”, mỗi người phải nhận được email xác nhận của phía Samsung moblie. Email ghi rõ: “Với email này, bạn đã giành được 1 suất tại hàng VIP của chương trình”.

Tại TP. Hồ Chí Minh, hàng trăm người đã đến sớm từ lúc 3h sáng, thậm chí có người đến từ 1h sáng vẫn không được vào tham gia chương trình vì bảng thông báo đã đóng cửa từ rất sớm với nội dung “số lượng khách hàng tham dự đã đủ 700 người” ngoài cổng! Nhiều khách hàng cho biết họ đợi từ lúc 1h sáng nhưng không thấy ai xếp hàng nên đành ngồi chờ. Khoảng 3h sáng nhân viên bảo vệ đi ra và dán thông báo đóng cửa.

“Thông báo 3h mới mở cửa nhưng cửa không hề mở và bảo vệ lại nói chương trình kết thúc từ lúc 12h đêm hôm trước? Nhiều người có phiếu VIP cũng không được vào? ...”. Hàng trăm câu hỏi được đưa ra tại đây nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào thỏa đáng.

Ngày hôm sau tại Hà Nội cũng diễn ra cảnh tương tự dù công ty đã hứa sẽ rút kinh nghiệm. Sáng 7/6 tại Hà Nội, hàng trăm "khách VIP" của Samsung Vina cũng sững sờ ra về. 6h30, cổng Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (nơi tổ chức chương trình Crazy sale) đã đóng chặt; 1 tấm bảng đã được dựng lên, ghi là "không nhận thêm" do đã có 700 khách hàng tham gia.

Khách hàng cho biết, 6h30, đến triển lãm Giảng Võ, rất nhiều cảnh sát và bảo vệ ở cổng trong khi không có 1 người có chức trách nào của Samsung. Nhiều người đứng chôn chân chờ ở hè đường Triển lãm Giảng Võ, rất nhiều khách hàng đã đăng ký và được phát vé VIP qua mạng, nhưng cũng không được vào. Khách hàng cảm thấy mình bị một vố lừa đau. Thông tin từ những người đã lọt được vào phòng rút thăm là họ đã đến đây từ... 2h sáng. Giấy hẹn 7h, nhưng nhiều người đã đến từ rất sớm. Liệu có phải công ty Samsung đã "phím" cho người nhà đến sớm? Một công đôi việc, vừa "đánh bóng" được tên tuổi, vừa làm lợi cho người nhà??? Hàng trăm câu hỏi đặt ra mà không có nổi lấy 1 câu trả lời.

Nhiều khách hàng khi được 1 vố đau đã so sánh rằng kiểu khuyến mại này chẳng khác gì trò chơi "mèo đuổi chuột". Mèo thì đuổi, còn chuột thì chạy chẳng biết có vồ được không. Muốn đến để được mua hàng giá rẻ nhưng cuối cùng phần lớn những khách hàng đến đây đã mất công sức thậm chí mất cắp mà chẳng được gì. Nhận xét về kiểu khuyến mại này, nhiều người cho rằng người ta đã xây dựng chương trình không rõ ràng làm cho khách hàng luôn luôn nghĩ mình sẽ được mua hàng giá rẻ mà không hề biết nó còn rất nhiều điều kiện phải đáp ứng mới có thể mua được. Bên cạnh đó là cách làm rối lung tung, không giữ lời hứa của những người "chơi trò khuyến mại" đã làm cho khách hàng ngã ngửa, chẳng biết đường nào mà lần. Rõ ràng, đây là kiểu khuyến mại thiếu thiện chí chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi, sản phẩm chứ không nhằm bán hàng và làm cho nhiều khách hàng bị những vố lừa đau.

Khuyến mại kiểu "giả chết bắt quạ"

Có rất nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm đưa ra các chương trình khuyến mại nhưng hàng khuyến mại chỉ là hàng tồn kho, lạc mốt và giá khuyến mại vẫn cao hơn mua bên ngoài.

Trước đó, Trần Anh cũng có Chương trình khuyến mại sản phẩm IT và khách hàng cũng đã phản ánh về giá bán sản phẩm khuyến mại chẳng rẻ hơn mua bên ngoài. Chẳng hạn, máy ảnh Sony DSC – H20 giảm giá 600 ngàn đồng, từ mức 7,48 triệu đồng xuống còn 6,89 triệu đồng bán kèm theo bao da và thẻ nhớ 2G. Nhưng tại đại lý Sony chính thức ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, giá bán là 6,9 triệu đồng.
             Ùn ùn kéo đến siêu thị Trần Anh (HN) ngày 24/12/2009 với hy vọng mua được hàng giảm giá.( Ảnh: VTC News)
Mướt mồ hôi trong "Lễ hội mua sắm VIP" của Parson TP.HCM
Siêu thị điện máy Việt Long cũng bị khách hàng phản ánh bán hàng khuyến mại nhưng giá vẫn cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ngày 8/9 - 14/10/2009, Việt Long đưa ra chương trình khuyến mại với nhiều dòng sản phẩm, trong đó tivi Samsung LCD 40B650 giảm 2,5 triệu đồng (còn 21,39 triệu đồng) và được tặng thêm 1 lò vi sóng trị giá 1,5 triệu đồng. Nhưng khách hàng cho biết tại Hai Bà Trưng (Hà Nội), giá bán tivi Samsung LCD 40B650 phổ biến ở mức 19,35 triệu đồng đã có 10% thuế VAT, chế độ bảo hành cũng tương tự.

Nhiều cửa hàng hiện nay cũng đang đưa ra các chương trình bán hàng khuyến mại với mức giảm tới 50% giá trị sản phẩm. Nhiều người thiếu thông tin rất dễ bị "ăn quả lừa" bởi họ đã nâng giá bán lên cao rồi dùng chiêu hạ 50% giá để câu khách. Các shop thời trang rất hay áp dụng chiêu thức này. Có những cửa hàng bán quần bò Levi’s tại Hà Nội lúc nào cũng treo biển giảm giá 50% nhưng giá bán vẫn cực kỳ đắt, chẳng có chiếc quần bò nào giá dưới 1 triệu đồng cả.

Khuyến mại như thế nay được ví như trò "giả chết bắt quạ:" bởi thiệt thòi sẽ thuộc về khách hàng. Nếu khách hàng không có thông tin kéo về đây sẽ mất thời gian (xếp hàng chờ đợi...) mất công sức để rồi mua những sản phẩm tưởng giá rẻ nhưng thực chất chẳng rẻ tý nào.


Mua hàng khuyến mại theo kiểu "bịt mắt bắt dê"


Sau 1 hồi vất vả chờ đợi hoặc phải chen nhau mới mua được món hàng đang hý hửng mua được rẻ, hàng có chất lượng tốt, người tiêu dùng sẽ không khỏi buồn bực nếu phát hiện ra hàng đó chỉ là hàng lỗi mốt, giá nào cũng bán để giải quyết tồn kho hoặc mua theo giá khuyến mại mà vẫn đắt hơn bên ngoài thì chắc hẳn ai cũng buồn bực, ấm ức.

Một bạn đọc phản hồi đến VietNamNet cho biết khi Trần Anh đưa ra chương trình khuyến mại, anh đã đến và đã có được phiếu mua hàng khuyến mại. Nhưng xem đi lại thấy chẳng có nhu cầu thực sự về sản phẩm nào cả, nhưng đã đi mua hàng khuyến mại, lại phải chen chúc xô đẩy mới có phiếu nên cũng không muốn về không, vậy là mua một chiếc tivi CRT 21 inch, giá 990.000đồng. Lấy xong rồi về cũng chẳng biết để làm gì bởi nhà đã dùng ti vi LCD nên mang về quê cho người thân.

Có khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh cho biết một cửa hàng bán kính râm đưa ra chương trình khuyến mại mua 1 chiếc kính tại đây sẽ được tặng 1 phiếu mua hàng (ngay tại cửa hàng này) trị giá 200.000 đồng. Nhưng khi xem, tất cả kính trong cửa hàng chẳng có chiếc nào có giá 200.000 đồng cả, thấp nhất cũng 500.000 đồng nhiều người muốn tiêu thẻ mua hàng này lại phải bỏ thêm 300.000 đồng nữa để mua kính trong khi họ đã mua 1 chiếc trước đó rồi. Mua xong cũng chẳng biết để làm gì.

Vì vậy chạy theo hàng khuyến mại cũng cần phải tỉnh táo. Trước hết phải có thông tin về những chương trình, sản phẩm khuyến mại; phải tìm hiểu kỹ về mặt hàng khuyến mại xem nó là hàng mới ra hay là lỗi mốt, tìm hiểu giá cả trên thị trường để so sánh và quan trọng nhất là mua hàng phải vì nhu cầu của mình, sản phẩm mình đang cần và có giá trị với mình. Nếu mua hàng chỉ vì khuyến mại, giá rẻ nhưng về để không chẳng dùng đến thì cũng gây nên những lãng phí và tốn kém vô ích.

Khuyến mại là một hình thức xúc tiến bán cần thiết của marketing, nó khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ. Nhưng không phải chương trình khuyến mại nào cũng được thực hiện với mục đích này.
  • Công Minh

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,