,
221
2021
Chia sẻ
chiase
/bandocviet/chiase/
1232124
Chung tay với chương trình "Tiếp sức đến trường cùng VietNamNet"
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
,

Chung tay với chương trình 'Tiếp sức đến trường cùng VietNamNet'

Cập nhật lúc 16:46, Thứ Tư, 26/08/2009 (GMT+7)
,

 - Hàng trăm ý kiến bạn đọc đã gửi về tòa soạn ngay sau bài đầu tiên trong loạt bài "Gập ghềnh đường đến trường" được khởi đăng. Rất nhiều ý kiến gửi về đều mong muốn được chia sẻ cả về tinh thần và vật chất với những hoàn cảnh khó khăn được đề cập đến các bài viết.  

 

Mô tả ảnh.

Mỗi ngày Nhung khâu nón thuê được trả công 4.000 đồng/chiếc. Buổi trưa ở lại trường, cô sinh viên chỉ dám ăn một chiếc bánh mỳ, số tiền còn lại dành mua thức ăn và thuốc men cho mẹ. Ảnh: SK

 

Cảm phục nghị lực của em Nhung

 

Bạn có tin một người con trai như tôi sau khi đọc những dòng chữ này đã rơi nước mắt? Đó là chia sẻ của bạn Cao Văn Phúc (Thanh Hóa, vanphuccd3@...) sau khi đọc bài viết về hoàn cảnh của Nhung: "Một người con gái hiếu thảo, một cô sinh viên chịu khó. Tôi cũng là một sinh viên mới ra trường, tuổi thơ của tôi không khó khăn như bạn nhưng tôi cảm nhận được nỗi vất vả của bố mẹ tôi. Thời sinh viên, tôi cũng đã từng đi rửa bát thuê... Thực sự những việc bạn làm tôi tin rằng có rất nhiều người phải nể phục. Mong rằng bạn sẽ vượt qua những khó khăn của cuộc sống để tiếp tục việc học hành, mong rằng mẹ bạn sẽ khỏe mạnh. Chúc bạn thành công trong cuộc sống. Cố lên bạn".

 

Đồng cảm với bạn Phúc, bạn Phương Anh (TP.HCM, phuonganh6@...) chia sẻ: "Đọc xong bài viết, tôi rất cảm phục Nhung. Với hoàn cảnh đầy khó khăn như vậy mà em vẫn vượt qua không một lời oán thán. Trong khi có những người có tiền bạc, có trình độ học vấn lại có thể nhẫn tâm, thậm chí bỏ rơi cha mẹ mình. Tôi nghĩ người mẹ tuy mù loà, nhưng đó cũng là điểm tựa ấm áp cho Nhung. Cảm ơn Nhung vì đã làm ấm lòng người khi mùa Vu Lan đang tới rất gần".

 

Nhiều bạn đọc qua VietNamNet cũng gửi lời động viên, mong em cố gắng vượt qua lúc khó khăn này. "Khi đọc bài viết này tôi không sao cầm được nước mắt về hoàn cảnh và nghị lực của cô học trò tên Nhung. Chúc em cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để bước tiếp trên con đường em đã chọn", tâm sự của bạn Trương Thanh Hiền (Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội, hiendaiphuc@...).

 

Bạn Đức Hảo (Đại học Xây dựng, a12k39duchao@...) gửi lời: "Tôi rất cảm phục sự nỗ lực của em. Chúc em và mẹ luôn mạnh khoẻ, đủ sức mạnh để vượt qua tất cả. Tôi sẽ tìm gặp em trong một ngày không xa. Cố gắng lên em nhé, có rất nhiều người đang cỗ vũ cho em đó".

 

Không kìm được nước mắt khi đọc bài viết này là tâm sự của bạn Minh (Melboure, studentit28@...): "Nhung có nghị lực quá phi thường. Chợt nhìn lại, tôi thấy mình quá nhỏ bé và may mắn vì không phải lo nhiều đến chuyện cơm áo gạo tiền trong lúc đi học. Mong sao gia đình Nhung sẽ sớm nhận được sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm để cuộc sống gia đình bớt cơ cực hơn và Nhung lại được tiếp tục theo đuổi giấc mơ giảng đường".

 

Nhung ơi, anh hy vọng rằng với nghị lực của mình, em sẽ vượt qua tất cả, chia sẻ của bạn Mạch Thọ Long (Nguyễn Kiệm, P.3, Gò vấp, TP.HCM, longlangtu0380@...): "Đọc bài viết này xong, anh thấy mình nhỏ bé quá so với em, anh tin rằng em sẽ gặt hái được thành công. Mình mong vọng rằng thông qua VietNamNet, sẽ có nhiều bạn đọc chia sẻ cùng em những lo toan này. Mọi người hãy giúp đỡ Nhung vượt qua nỗi đau này, hãy cho em được tiếp tục đến trường, đừng để con đường tới trường của em mịt mù tăm tối. Tôi mong VietNamNet hãy cho bạn đọc biết địa chỉ liên lạc của Nhung để có thể giúp đỡ em và tôi cũng xin góp một phần nhỏ bé của mình. Hãy cố gắng lên Nhung".

 

Mong cùng san sẻ gánh nặng


Rất nhiều thư bạn đọc gửi về tòa soạn đều có chung mong muốn được san sẻ bớt gánh nặng với em Nhung cũng như mong các tổ chức xã hội tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể tiếp tục quá trình học tập.

 

"Quá bất ngờ và cảm thương cho một trường hợp khó khăn như thế này. Mình không đủ khả năng giúp đỡ em Nhung được nhưng thật tâm mong muốn các cấp chính quyền sẽ quan tâm giúp đỡ để em ấy không phải nghỉ học. Một người cần cù chịu khó như vậy sẽ rất tốt cho xã hội sau này", mong muốn của bạn Nguyễn Lương Vương (Đà Nẵng, nguyenluongvuong@...).

Bạn Huy Tuấn (Hà Nội, huytuan@...) bày tỏ: "Thật xúc động khi đọc bài viết của VietNamNet và cảm phục nghị lực của cô sinh viên này. Tôi tin rằng em sẽ vượt qua được khó khăn trước mắt. VietNamNet nên đăng tải địa chỉ cụ thể hơn của em (số điện thoại của người thân em thì càng tốt) để có thêm nhiều người cùng chia sẻ với em cả về tinh thần và vật chất để giúp em vượt qua những ngày tháng khó khăn này".

 

"Nhung quả là một người con tuyệt vời và là người có bản lĩnh. Mong tất cả mọi người hãy ủng hộ cho Nhung để em có thể tiếp tục học đại học. Tôi rất cảm động trước hoàn cảnh của Nhung và khâm phục sự kiên cường, chịu khó học hành của Nhung", bạn Trần Bình (TP Vinh, Nghệ An, nhatbinh203@...).
 

Bạn Phạm Lê Minh Phúc (Hải Châu, Đà Nẵng, phamleminhphuc_@...) kêu gọi: "Hỡi các nhà hảo tâm, còn chần chừ gì nữa trước câu chuyện đầy nước mắt và cũng đầy tính giáo dục. Hãy thể hiện "Thương người như thể thương thân". Hãy tạo điều kiện cho em Nhung đi hết con đường đại học của mình".


Nhiều bạn đọc sau khi đọc bài viết đã gửi thư về tòa soạn mong được biết địa chỉ của em Nhung. "Tôi rất cảm động khi đọc bài viết về hoàn cảnh và nỗ lực, ý chí phấn đấu của em Nhung. Tôi xin toà soạn địa chỉ của em để có thể đến thăm mẹ con em và chia sẻ tấm lòng của gia đình tôi với mẹ con em. Trân trọng cảm ơn", bạn Đoàn Thái Ly (Hà Nội, doan_thaily@...).


"Khó có thể tin được có một cháu gái giàu nghị lực, có hiếu và vượt lên tất cả là lòng đam mê học tập đến như vậy. "Quỳ lạy mẹ cho con đi học" và "nhìn bạn bè có điều kiện học tập tốt, không phải lo lắng đến cơm, áo, gạo, tiền, mình thấy vừa tự ti, vừa thèm khát vô cùng...". Tôi đọc và thấy rất thương cháu. Xin cho biết địa chỉ cụ thể của gia đình cháu", thư của bạn Nguyễn Trung Kiên (Hà Nội, ntkien55@...).
 

Bạn Lê Thị Hải Yến (TP Thanh Hoá, yenltp01@...) viết: "Cô bé quả là người con có hiếu và giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Cầu mong cho cô đạt được những mơ ước chính đáng của mình. Tôi muốn giúp cô bé một ít tiền để đóng tiền học năm nay. Mong toà soạn cho tôi địa chỉ để có thể gửi tiền cho cô bé".


"Anh thật xúc động khi đọc những dòng tâm sự của em! Anh cũng từng trải qua những lúc cực kỳ khó khăn khi còn trên giảng đường nên hơn lúc nào hết, anh rất hiểu. Hãy cố gắng vượt qua những khó khăn, con đường phía trước còn rất dài đang chờ đón em, cô bé giàu nghị lực. Anh ước gì có thể liên hệ được với em để có thể giúp đỡ được một phần nào... Thông qua báo VietNamNet, tôi rất mong biết được thông tin của Nhung để giúp đỡ một phần trong những lúc khó khăn nhất", bạn Đặng Thanh Sâm (Lưu Hữu Phước, F.15, Q.8, manager@...) đồng cảm.

 

Muốn tặng em Kiên một chiếc xe đạp


Mô tả ảnh.

Đi học về, Kiên thường đi chăn trâu, cắt cỏ. Những lúc như thế em không bao giờ quên cầm theo cuốn sách để tranh thủ học bài. Ảnh: Q. Huy 

Ước muốn có một chiếc xe vẫn-đạp-được để đi học của em Nguyễn Trung Kiên ở Nam Đàn, Nghệ An khiến không ít bạn đọc bùi ngùi xúc động.

 

Có bạn đọc sau khi biết hoàn cảnh của Kiên đã gửi lời động viên: "Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cũng khó khăn, bởi lẽ nhà có ba chị em đều đi học cả. Tôi là sinh viên năm thứ 4 trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên, em tôi học ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên năm 3, còn em út vừa tốt nghiệp cấp 3. Bố mẹ đều làm nông nên tôi cũng thấu hiểu được nỗi buồn về thương cha mẹ của em và hiểu được sự hy sinh mà bố mẹ dành cho mình.

 

Thương bố mẹ thì chỉ còn cách cố gắng học tập thật tốt thôi em à. Học tập là con đường ngắn nhất để em thực hiện được ước mơ làm bác sĩ của mình, để sau này giúp cha mẹ. Chị mong em cần kiên cường hơn nữa, tiếp tục học tập chăm chỉ nhé. Chị hy vọng 1 ngày nào đó chị lên trang này đọc được tin enm là một bác sĩ giỏi và hết lòng vì bệnh nhân, chúc em luôn học tốt", bạn Bùi Thị Lan (Tự Cường, Tiên Lãng, Hải Phòng, builan.hp@...).
 

Bạn Cao Van Thanh (Quỳ Hợp, Nghệ An, dattoiuocmo_dt@...) chia sẻ: "Em rất cảm động khi đọc bài báo này. Em muốn chia sẻ với bạn Kiên rằng đừng bao giờ bỏ quên những ước mơ của mình. Hãy cố gắng lên vì có rất nhiều người muốn giúp đỡ bạn. Hy vọng bạn sẽ đạt được ước mơ của mình. Cố gắng vượt qua khó khăn bạn nhé".


"Hoàn cảnh của em thật đáng thương nhưng em thật đáng nể phục em vì em là một đứa con có hiếu và một học sinh ham học. Em hãy cố gắng lên. Mọi người luôn ủng hộ em. Em sẽ thực hiện được ước mơ trở thành bác sĩ của mình", bạn Hồ Muôn (Bến Cầu, Tây Ninh, homuon.bc@...) viết.
 

Đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của em Kiên cũng như mong muốn được giúp đỡ em giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, nhiều bạn đọc đã gửi thư đề nghị được giúp đỡ.

 

"Đề nghị báo cho biết cách liên hệ với em Kiên, hoặc địa chỉ cụ thể. Chúng tôi muốn được giúp đỡ em", bạn Thu Hà (Hà Nội, haphamthu2004@...).

"Xin cám ơn báo VietNamNet. Ai cũng nói tôi "mở hàng đắt lắm", vậy tôi xin mở hàng tặng cháu Kiên một triệu đồng (gửi đến địa chỉ nhà cháu Kiên)", bạn Trần Văn Hai (ấp Bình Thuận 2, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, Bình Dương, tranvanhai1958@...).
 

Bạn Hoang Van Duong (Bắc Giang, hoangduong@...) tâm sự: "Tôi thật thương cho số phận của em Kiên, nếu mà tôi là người có điều kiện, tôi sẽ giúp đỡ em hết mình. Nhưng giờ tôi cũng là một sinh viên, chưa có điều kiện giúp em về vật chất nhưng tôi mong sao những người khác có điều kiện hơn tôi sẽ chung tay giúp đỡ em để sau này em sẽ trở thành một nhan tài cho đất nước".
 

"Chúc cháu học giỏi và thực hiện thành công ước mơ của mình. Chú sẽ ủng hộ cháu mỗi tháng 100 ngàn và trước mắt gửi tặng cháu 02 bộ quần áo đồng phục để kịp khai giảng năm học mới", bạn Đoàn Ngọc Nam (ĐH VHNT Quân đội, ngocnam20022003@...).
 

Bạn Nguyen Ngoc Chi (Tuệ Tĩnh, Nha Trang, chifinace@...) cảm động viết: "Cô có một em trai cũng vào lớp 7 như con, cô rất cảm động về hoàn cảnh và nghị lực của con. Cô sẽ gửi tặng học phí cho con năm học này. Chúc con học giỏi".

 

"Em là sinh viên năm cuối trường ĐH Thủy Lợi. Em thấy em Kiên là người rất có hiếu và có nghị lực. Mặc dù là sinh viên nhưng em rất muốn giúp em Kiên chút gì đó. Em mong có được số điện thoại liên lạc với em Kiên để được nói chuyện tâm sự với em", đề nghị của bạn Nguyễn Hữu Linh (ĐH Thủy Lợi, HuuLinh47N1@...).
 

"Tôi muốn tặng em Kiên 1 chiếc xe đạp (đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt), tôi phải liên lạc thế nào?", bạn Tran Kim Duc (Đồng Nai, riverkim66@...).

 

Bạn Nguyên Hương (TP.HCM, tinhhoavn@...) mong được liên lạc với anh chị của Kiên để giúp đỡ: "Thương cháu Trung Kiên lắm, nếu có thể, Kiên hãy nói với chị đang làm ăn ở trong Nam liên hệ với cô, cô sẽ tìm cách giúp anh chị của Kiên về công ăn việc làm để có điều kiện giúp gia đình. Trước mắt, cô muốn gửi cặp và sách cùng đồ dùng học tập và quần áo cho Kiên. Chúc con kiên cường như cái tên của mình để đạt được ước mơ của mình".

 

"VietNamNet hãy là cầu nối đưa những tấm lòng hảo tâm đến với các em nhỏ thiệt thòi"

 

Hoàn cảnh khó khăn của các em nhỏ trong bài "Con đến trường, ai đi bóc tôm chữa bệnh cho cha?" cũng gây nhiều xúc động trong lòng bạn đọc. Bạn Trần Thị Diễm Hương (Q. Bình Thạnh, TP.HCM, lucky_angel_1690@...) xúc động viết: "Đọc xong, em cảm thấy tim mình nhói đau quá. Bản thân em là một sinh viên, em rất muốn làm cái gì đó giúp ích cho xã hội nhưng khả năng kinh tế không cho phép. Thật sự em rất muốn làm hàng xóm của họ để được giúp đỡ họ, để được dạy học cho các em nhỏ, để phần nào làm vơi đi nỗi đau của các em, giảm bớt gánh nặng cho họ".

Mô tả ảnh.
Nguyễn Văn Chung và em Bé trước căn nhà của cả gia đình 3 thế hệ với 11 nhân khẩu.
Bạn Le An Chau (Q.3, TP.HCM, catanchau@...) không kìm được nước mắt: "Thật không sao kìm nổi nước mắt, cuộc đời này còn quá nhiều trẻ em bất hạnh. Chúng ta hãy cùng chung tay vun đắp hơn nữa để xây dựng thế hệ tương lai của đất nước". 

"Tôi thấy Báo VietNamNet đã mở ra 1 chuyên mục rất thiết thực. Gia đình nào hiện nay cũng đang quan tâm đến chuyện con cái đến trường. Nếu không có những trang báo này tôi khó có thể hình dung được có những em nhỏ bất hạnh đang phải chịu những khó khăn cùng cực đến vậy. Mỗi người chúng ta hãy chung tay giúp sức cho các em và XH nên có 1 quỹ gì đó giúp đỡ các em để các em có quần áo, sách vở đến trường", chia sẻ của bạn Yến Trang (Lạc Long Quân, Hà Nội, t_yen54@...).

Bạn Trần (Thanh Xuân, Hà Nội, huy.napcef@...) gửi lời cảm ơn: "Tôi rất xúc động khi đọc bài báo này! Cảm ơn nhà báo Thái Phương và Tòa soạn về các bài viết trong chuyên mục "Gập ghềnh đường đến trường". Chúng ta cần phải ủng hộ các em cả về vật chất lẫn tinh thần".

Đọc bài báo mà tôi đã nghẹn vì xúc động, tâm sự của bạn Dương Thiện Phước (Bình Dương, thienbao911@...): "Thật tình cũng không biết nói gì hơn trước hoàn cảnh của những sinh linh nhỏ bé. Chỉ cầu chúc cho các em và gia đình được nhiều và thật nhiều sức khỏe. Mong mọi người hãy hành động để giảm bớt đi 1 phần nào đó sự khó khăn của những con người này".

"“Con đến trường, ai đi bóc tôm chữa bệnh cho cha?” Nghe sao mà nó xót xa quá, tôi không cầm được nước mắt khi đọc bài này. Hỡi các mạnh thường quân, hãy dang rộng vòng tay cứu lấy tuổi thơ của cháu. Hỡi các đấng nam nhi, hãy bớt đi 1, 2 cốc bia để cho các cháu được đến trường", bạn Huu Binh (huubinh_dlbn@...) kêu gọi.

Bạn Nguyen Kun (Cầu Giấy, Hà Nội, unkkun@...) gửi lời: "Tôi rất xúc động khi đọc xong bài báo này. Cảm ơn VietNamNet! Mong rằng VietNamNet sẽ luôn là cầu nối đưa những tấm lòng hảo tâm đến với các em nhỏ thiệt thòi, góp phần cùng toàn xã hội, chung tay góp sức để tất cả các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được cắp sách đến trường như tất cả các học sinh khác".

 

"Nhìn nước mắt giàn giụa trên má các em, tôi không cầm được nước mắt"

 

Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên má hai em Tú và Linh cùng những lời tâm sự mong muốn được tiếp tục đi học của những em nhỏ trong bài viết "Mồ côi cha, con thơ "đứt chữ" giữa đường", nhiều độc giả đã gửi thư về VietNamNet để chia sẻ cảm xúc của mình cũng như gửi lời khuyến khích, động viên các em.

 

Mô tả ảnh.
Tú và Linh òa khóc khi nghe bà nói về quyết định buộc phải cho 2 cháu nghỉ học. Ảnh: Vũ Điệp

Bạn đọc ở địa chỉ hoangdieula@... cảm động viết: "Tôi thật sự cảm động trước những người có hoàn cảnh không được may mắn như vậy. Tôi rất muốn chia sẻ cùng mọi người nhưng chỉ là tình cảm thôi còn vật chất thì hiện tại tôi chưa có khả năng. Tôi chỉ ước mong rằng những người có điều kiện hãy giúp họ. Mong các cấp, các ngành hãy để ý tới những con người hiếu học".


"Nhìn nước mắt giàn giụa trên má các em, tôi cũng không cầm được nước mắt. Tôi cũng chưa thể có đủ khả năng để giúp gì cho các em. Mong các bạn đọc có lòng hảo tâm giúp đỡ để các em có lại cơ hội đến lớp cùng bạn bè, lấy lại tiếng cười trẻ thơ, nụ cười trong sáng, điều mà lẽ ra các em phải được hưởng", tâm sự của bạn Trần Tuyết Trinh (Hà Nội, chinhlt85@...).
 

Tôi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp đáng thương như thế trên báo đài, bạn Hoàng Văn Hưng (TP.HCM, hungtron90@...) viết: "Tôi còn nhớ mãi tôi đã khóc rất nhiều trước những nạn nhân chất độc da cam, tôi cũng rất xúc động trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều em nhỏ. Tôi cũng mới đặt những bước chân đầu tiên trên đường đời, tôi hiểu, tôi và mọi người đều phải nỗ lực để tự mình có thể lo cho bản thân và cho cả cộng đồng.

 

Tôi cũng chẳng có tiền, nhưng tôi vẫn bớt những khoản tiền sinh viên của tôi để cho những người ăn xin, để mua vé số cho những bà cụ già nua, tay cầm xấp vé số đi dưới nắng, gió, bụi bặm của Sài Gòn. Bản thân tôi biết tôi phải tạo nên sự đoàn kết, giữa mọi người, nếu mọi người chung sức, tôi tin rằng chúng ta sẽ giúp được những trẻ em có hoàn cảnh như thế này".

"Có thể nói, ai trong chúng ta đều cũng phải khóc trước những mảnh đời kém may mắn. Trẻ em như búp trên cành, tuổi của các em là tuổi của những nụ cười hồn nhiên, trong trẻo, tuổi cắp sách đến trường trong sự ngây thơ. Nhưng chúng ta đã và đang thấy những hình ảnh đáng thương quá đỗi.

Đọc bài viết, tôi nhớ đến những bài viết về những thiếu niên hư hỏng, những thiếu gia có quá đầy đủ điều kiện đến trường, vậy mà họ lại đem thời gian, tuổi xanh của mình và tiền bạc của cha mẹ vào những vũ trường, những quán bar, karaoke để thể hiện đẳng cấp ăn chơi.

Tôi không hiểu có bao giờ họ đọc những bài viết này không, có bao giờ họ bật khóc trước những hoàn cảnh như thế không, có bao giờ họ cảm thấy xấu hổ trước đấng sinh thành vì bao giọt mồ hôi của cha mẹ bị họ sử dụng 1 cách bất hiếu và có bao giờ họ nhịn 1 phần nhỏ của mình thôi để dành cho các em nhỏ đến trường. Nếu được như vậy, có lẽ cuộc đời này sẽ là những nụ cười hạnh phúc, tự tin và vị tha nhiều lắm", bạn đọc Lê Thị Mỹ Hạnh, hanhlevnair@... 

"Thật sự không thể tin nổi. Tôi hiểu thế nào là sự nghèo khó nhưng không ngờ lại có những hoàn cảnh như vậy. Là một sinh viên nghèo nhưng có lẽ tôi đã may mắn hơn các em vì có một gia đình hạnh phúc, cha tôi, mẹ tôi và các anh đều là những người tuyệt vời.

 

Tôi mong mình sẽ kiếm được nhiều tiền khi ra trường để có thể giúp đỡ các em hoàn thành giấc mơ học hành của mình. Hãy cố gắng lên các em nhé, anh luôn cầu chúc các em gặp nhiều may mắn. Anh luôn ở bên các em", lời động viên của bạn Hà Văn Thơm (Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, vanthom_cn48a@...).

Cùng chung suy nghĩ như bạn Thơm, bạn Dang Hong Son (Nghệ An, hongson_nd1985@...) bày tỏ: "Đọc những bài viết, tôi không cầm được nước mắt. Tôi giờ chỉ mới là người đang bước vào đời nên tôi cũng chưa thể giúp được điều gì.

 

Tôi chỉ mong nhà nước cũng như những nhà hảo tâm hãy quan tâm đến các em để các em có cơ hội đến trường cũng như thực hiện ước mơ của mình. Một ngày nào đó không xa, mong sao tôi sẽ có cơ hội giúp đỡ các em. Tôi mong và chúc mọi điều tốt lành luôn đến với các em. Hãy cố gắng lên các em nhé".

 

Bạn đọc ở địa chỉ lovespringbear@... tâm sự: "Đọc những câu chuyện về các em, tôi thực sự thấy xúc động. Trong khi có bao nhiêu các em nhỏ cùng trang lứa như các em Tú và Linh được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, được học hành và được nuôi dưỡng hết sức chu đáo thì các em đang sống một cuộc sống thiếu thốn trăm bề, tuổi nhỏ mà đã phải kiếm tiền phụ ông bà mà chỉ được 4.000đ/ngày.

 

Hiện tại, tôi cũng chưa thể làm gì được giúp các em. Nhưng tôi mong rằng tôi sớm có thể làm được một điều gì đó cho các em. Nhưng trước hết, tôi mong nhà nước và các nhà hảo tâm quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn để các em bớt khổ hơn".

 

"Đọc bài thấy hai anh em Tú và Linh khóc khi thấy bà nói nghỉ học mới biết được các em ham học đến nhường nào. Dù khó khăn nhưng các em vẫn cố làm để có tiền đi học. Tôi chợt so sánh với các con các cháu của mình, được no đủ nhiều phần nhưng lại không biết tận dụng học giỏi để vươn lên. Chúng ta cần lắm nhưng bàn tay nhân ái giúp sức để các em được đến trường", ý kiến của bạn Nguyễn Văn Cường (TP.Vinh, Nghệ An, vancuong@...).
 

Không ít bạn đọc đã gửi lời cảm ơn các phóng viên của VietNamNet khi đã có những bài viết phản ánh cuộc sống của những em học sinh nghèo hiếu học cũng như bày tỏ mong muốn được giúp đỡ các em.

 
Bạn Nguyễn Tri Dũng (Kim Ngưu, Hà Nội, dungn@...) viết: "Làm cách nào để có thể gửi tiền trực tiếp (qua bưu điện), sách vở quần áo cho các em Nguyễn Xuân Tú, Hứa A Linh? Xin cho tôi địa chỉ đảm bảo để gửi tiền và quà đến tận tay các em qua đường bưu điện".

Bạn Phạm Văn Sáu (Ngư Hải, P.Lê Mao, TP.Vinh, Nghệ An, phamsaubql@...) tâm sự: "Việc làm của VietNamNet thật có ý nghĩa, cần đưa thêm nhiều địa chỉ cần được giúp đỡ để bạn đọc được biết. Sau khi đọc xong bài viết này, tôi sẽ ra bưu điện gửi tặng trực tiếp cho 3 gia đình trên mỗi gia đình 300.000đ".

 

"Tôi ở Canada, đọc bài này thấy thương hai em Tú và Linh, tôi muốn giúp đỡ để hai em có thể tiếp tục học và mua sách vở. Tôi muốn gửi tiền trực tiếp cho 2 em thì gửi về địa chỉ nào, phải gửi bao nhiêu cho hai em trong năm học mới?", đề nghị của bạn Emily Pham (Canada,  angelflying202@...).

 

Bạn Mai Van Tam (maivantamhd@...) mong mỏi: "Xin cảm ơn báo VietNamNet đã đăng những bài báo này. Thực tế trên đất nước ta còn nhiều hoàn cảnh khó khăn rất cần sự chung tay giúp đỡ của xã hội. Mong báo có nhiều bài viết như thế này".
 

Cảm ơn các phóng viên và VietNamNet đã có loạt bài phóng sự này, bạn Hoàng Ngọc Hùng (Giảng Võ, Hà Nội, hung52@...) có lời: "Dẫu không được bao nhiêu cho trẻ em nghèo hiếu học nhưng cũng là chút ân tình với một số em nào đó có may mắn nhận được sự quan tâm từ một số trái tim nhân hậu.

 

Việc làm của Báo cũng góp phần khơi dậy tấm lòng nhân ái đã và đang bị mai một trong xã hội hiện tại. Số phận cay đắng như các em được đề cập trong các bài viết còn rất nhiều. Tôi chỉ là một cá nhân và trong hoàn cảnh của mình tôi chỉ có thể giúp được một em nào đó (tôi đang liên hệ trực tiếp để giúp một em). Rất mong có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để các em không phải bỏ dở học hành".   

 

Dưới đây là danh sách các tấm lòng hảo tâm:
 

1. Vũ Tuyết Nhung (Trưởng ban VHXH - Đài TH Hà Nội): 1.400.000đ
2. Đặng Thái Nguyên (MDIS Camupus 51 stirling - Road - Singapore): 1.000.000đ
3. Một bạn đọc giấu tên: 2.000.000đ

4. Anh Phong (Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 1.000.000đ

5. Cty CP CK FPT-TG Môi giới TN: 500.000đ

6. Nguyễn Thị Hải Anh: 200.000đ
7. Lê Văn Ninh (Hàng Bạc): 500.000đ
8. Trần: 2.000.000đ 

9. Bùi Thị Loan (257/42 Nguyễn Thị Thập, P Tân Phú, quận 7, TP.HCM): 200.000đ

10. Đào Quang Duy (Q.4, TP.HCM): 1.600.000đ

11. Nguyễn Thị Thu Giang: 200.000đ

12. Công ty CP Chứng khoán Việt Quốc: 100.000đ

13. Lưu Thị Bảo Châu: 2.000.000đ

14. Nguyễn Thị Mai Hương: 1.000.000đ

15. Trần Ngọc Tôn (Cty PAP): 1.000.000đ

16. Một bạn đọc giấu tên: 600.000đ

17. Một bạn đọc giấu tên: 900.000đ

18. Nguyễn Trọng Trường: 200.000đ

19. Nguyễn Thị Phương Lan: 500.000đ

20. Cty XNK trang thiết bị y tế BMS: 2.000.000đ

21. Trịnh Thị Phương Hoa: 200.000đ

22. Xuân Nghĩa: 500.000đ

23. Ngô Thị Hoài Nam: 400.000đ

24. Nguyễn Thị Minh: 200.000đ

25. Lê Thị Phương Dung: 1.000.000đ

26. Sun Wen Jun: 500.000đ

27. Phạm Đức Hinh: 1.000.000đ

28. Đỗ Quốc Hưng: 100.000đ
29. Đoàn Thuận Tuấn (Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q3, TP.HCM): 500.000đ
30. Một bạn đọc giấu tên (TP.HCM): 200.000đ

31. Nguyễn Thành Lập (TP.HCM): 2.000.000đ

32. Nguyễn Văn Vân: 700.000đ

33. Cao Nguyên Hưng: 3.000.000đ

34. Chị Linh (Đức): 400.000đ

35. Lâm Hoàng Ngọc (Ngõ Chợ Khâm Thiên): 500.000đ

36. Một bạn đọc giấu tên (HN): 100.000đ

37. Một bạn đọc giấu tên (Bộ NN&PTNT): 100.000đ và 2 thẻ mua hàng của Hapro

38. Hương Anh (Hà Nội): 2.000.000đ

39. Nguyễn Thị Phương: 300.000đ

 

Còn rất nhiều những em học sinh nghèo đang cần sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái xa gần. Một cuốn sách, một chút tiền của bạn đọc lúc này sẽ góp phần nâng bước các em đến trường.

Các cá nhân, đơn vị, tổ chức có tấm lòng giúp những trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường có thể liên hệ với Ban Bạn đọc, Báo VietNamNet, email: bandoc@vietnamnet.vn


1 - Chuyển khoản:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội

2 - Bạn đọc giúp đỡ theo địa chỉ trực tiếp toà soạn xin liên hệ:
Phía Bắc
: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: (04)3 7722729
Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 65 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.

3. Hoặc liên hệ trực tiếp:
 
1. Em Nguyễn Thị Nhung, Lớp Tiếng Anh Thương mại, K49B, Khoa Ngoại ngữ Kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân hoặc mẹ Nhung là bà Nguyễn Thị Hải, xóm Ải, thôn Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
 
2. Em Nguyễn Trung Kiên, Xóm 7A, xã Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An hoặc địa chỉ tại trường Nguyễn Trung Kiên, HS lớp 7, Trường THCS Đặng Chánh Kỷ, Nam Đàn, Nghệ An.
 
3. Em Huỳnh Thị Nhớ - Gửi ông Nguyễn Văn Chung, ấp Trung Thành, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 
 
4. Em Nguyễn Ngọc Diễm - Gửi ông Huỳnh Văn Trạch, ấp Bầu Bèo, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
 
5. Em Bé, em Hương: xóm 9, xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

6. Em Tùng, em Tiến - Gửi anh Nguyễn Văn Khuyên (phụ huynh của các em: Tùng, Tiến). xóm Thổ Nam, đội 6, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống (Thanh Hóa).
 
7. Em Vũ Thị Hương - Gửi anh Vũ Văn Liên (phụ huynh em Hương): xóm Thổ Nam, đội 6, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống (Thanh Hóa).

8. Bé Hoàng Anh và bé Lam - Gửi cụ Nguyễn Thị Tâm, 78 tuổi ở thôn Kim Sơn, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa)
 
9. Em Huỳnh Ngọc Hảo, xã Hòa Định (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên).
 
10. Em Nguyễn Xuân Tú, thôn Nham Kênh, Thanh Liêm, Hà Nam.

11. Em Hứa A Linh, Trường tiểu học số 1 An Dân, xã An Dân, Tuy An, Phú Yên.

12. Em Trần Thị Giảng, thôn Quyết Thắng, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
 
13. Em Nguyễn Thị Tình, học sinh lớp 5C, Trường tiểu học xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

14. Em Hà Văn Dũng, xóm 8 Bắc Sơn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

15. Em Nguyễn Thị Thu Phương, học sinh lớp 7A4, Trường THCS Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP.HCM.
 
(Thư chuyển tiền ủng hộ, vui lòng ghi "Gửi ủng hộ trẻ em nghèo không có điều kiện tới trường") 

 

  • Ban Bạn đọc Báo VietNamNet
     
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
ent.getElementById("stat_img").setAttribute("src", stats_src.replace("_referrer_", r));