221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1203310
Cần cải cách hành chính để diệt "cò"
1
Article
null
Cần cải cách hành chính để diệt 'cò'
,

 - “Mấy chục năm qua, dân số tăng gấp 2-3 lần, trong khi số bệnh viện lại không tăng. “Cầu” quá lớn so với “cung” chính là nguyên nhân sinh ra “cò” bệnh viện”. Ý kiến bạn đọc VietNamNet sau loạt bài viết về “cò” bệnh viện.

 

Bệnh viện quá tải là nguyên nhân sinh ra "cò". (Ảnh VNN)

 

Bức xúc với “cò” bệnh viện

 

Tôi đăng ký bảo hiểm y tế ở Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Ngày 8/5/2009, tôi đi khám bệnh đến lúc 4h30, lấy số thứ tự là 139. 7h, bệnh viện bắt đầu làm việc, đến 9h thì đến số thứ tự của tôi. Bác sĩ khám cho tôi xong và cho đơn thuốc.

 

Tôi đem ra bộ phận xử lý đóng dấu, nhân viên không thu tiền và giữ đơn thuốc lại đến gần 12h mới đưa ra và nói: “Hết giờ, không giải quyết”. Trong khi đó, một bộ phận “cò” đứng mời gọi đưa danh sách vào lấy sớm với giá 100ngàn/lượt. Chúng tôi đến khám rất bực bội vì phải chờ đợi, nhất là với người già và phụ nữ mang thai. Nguyễn Văn Hiếu, TP.HCM, nvhieu207@...

Bản thân tôi cũng là một người đang công tác trong ngành y tế nên tôi cũng phần nào hiểu được nỗi khổ của người bệnh, nhất là những người ở các tỉnh xa về các thành phố lớn khám chữa bệnh. Họ đã khổ sở vì bệnh tật lại phải khổ thêm vì “cò” – những kẻ vô lương tâm kiếm tiền trên sự đau khổ của người bệnh.

 

Tôi cũng mong rằng các nhân viên y tế hãy nói không với “cò”, những người bệnh hãy đi khám đúng tuyến và chấp hành các qui định của bệnh viện thì “cò” sẽ không còn chỗ để hành người bệnh nữa. Bùi Bắc Ninh, Yên Bái, dsbacninh@...

Cứ để “cò” lộng hành chỉ tội cho người dân. Họ đã mang bệnh rồi lại bị những con người này dã tâm cắt bớt đi số tiền mà họ vay mượn để trị bệnh. Nếu các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế không nuôi nấng “cò” thì làm sao có “cò” hoành hành người bệnh? Tôi đề nghị các ngành chức năng phải nhanh chóng triệt để xử, dẹp “cò” này để người dân an tâm khi đến bệnh viện điều trị. Châu Hoàng, TP.HCM, caohoanh.vn@...

 

Cải cách hành chính để triệt tiêu “cò”

Tình trạng "cò" ở các cơ quan Nhà nước không phải là chuyện mới. “Cò” xuất hiện khắp mọi nơi, ở các điểm đóng phạt vi phạm giao thông, làm giấy tờ xe, xin giấy phép kinh doanh, sang nhượng nhà đất, mua vé tàu xe ở nhà ga... và bây giờ là bệnh viện.

 

Lý do mà “cò” lộng hành thì ai cũng biết là có sự tiếp tay của nhân viên các cơ quan này thì “cò” mới có đất sống. Nếu chúng ta kiên quyết cải cách thủ tục hành chính thì “cò” sẽ không tồn tại. Như việc cấp hộ chiếu, hiện nay “cò” đã hết đất sống do phòng quản lý xuất nhập cảnh kiên quyết thực hiện cải cách.

 

Nguyên nhân chủ yếu để nhân viên các cơ quan nói trên tiếp tay cho “cò” chỉ vì đồng lương quá thấp, không đủ sống. Do đó, Nhà nước cần tính toán lương bổng cho đi ngũ cán bộ công chức để làm sao nghề công chức phải là một nghề có thu nhập cao trong xã hội. Đó mới là biện pháp căn cơ để chống lại "cò" ở các cơ quan công quyền. Vũ Đình Thắng, Quận 3, TP.HCM, vdthang2004@...

Ở Mỹ không có chuyện xếp hàng đông đúc để lấy phiếu thứ tự như vậy. Khi bệnh nhân đến thì phải lấy số thứ tự, ghi tên, thời gian đến, hẹn gặp bác sĩ nào rồi ngồi đợi.

 

Khi làm việc, y tá chỉ gọi số thứ tự. Người có số thứ tự và tên trùng khớp với nhau thì được mời vào khám. Có thể gọi 2 hoặc 3 lần vì đôi lúc đông và ồn ào có thể bệnh nhân không nghe kịp. Sau 2 hoặc 3 lần gọi mà không có ai lên tiếng thì y tá gọi người kế tiếp. Cho dù “cò” có lấy bao nhiêu số đi nữa thì phải có tên bệnh nhân trùng với số phiếu thứ tự. Nếu “cò” lấy phiếu mà không có tên bệnh nhân thì bán phiếu cho ai? Làm như vậy, “cò” sẽ hết đất sống. Quan Vo, USA, qvowork01@...

Để bác sĩ ngồi đợi bệnh nhân thì lấy đâu ra “cò”?

 

Dù cho các ngành các cấp có bất cứ biện pháp nào đi chăng nữa để xử lý thì vấn nạn này vẫn không hề thay đổi. Rất nhiều vấn nạn “cò” mà xã hội đã từng lên tiếng từ trước đến nay như lắp đặt điện thoại cố định, lắp điện kế, mua xe gắn máy và ô tô, thuốc tây...

 

Tuy là hình thức biến tướng khác nhau nhưng cuối cùng người tiêu dùng đã bị móc túi trắng trợn mà các ngành quản lý chỉ có câu trả lời là “bó tay”.

 

Khi nào bài toán giải quyết được nhu cầu xã hội thì “cò” tự nhiên sẽ chết. Nếu bác sĩ ngồi chờ bệnh nhân hay ít nhất là cung – cầu cân bằng nhau thì làm gì “cò” sống được? Yen Nhi, Bến Tre, thanhphuck20@...

 

Tôi rất bức xúc về việc thiếu cơ sở chữa bệnh cho dân. Mấy chục năm nay, dân số tăng gấp đôi, gấp 3, số bệnh nhân còn tăng nhiều lần hơn. Nay bác sĩ không thiếu, vậy mà số lượng bệnh viện không tăng. Đây chính là nguyên nhân sinh ra “cò”. Cần thiết phải xây thêm bệnh viện phục vụ dân. Quốc Thắng, Hà Nội, quocthang@...

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;