221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
932714
Có cần thiết một nền dân chủ kiểu phương Tây ở VN?
1
Article
null
Có cần thiết một nền dân chủ kiểu phương Tây ở VN?
,

(VietNamNet) – “Trong bài viết trước, tác giả Phạm Hoàng Hải cho rằng "tránh sai lầm" là triết lý cho phát triển của Việt Nam. Trong bài viết này, tôi cho rằng không thể coi “tránh sai lầm” là một triết lý phát triển. Tôi cũng đề cập đến hai vấn đề khác liên quan đến phát triển: “Có cần thiết một nền dân chủ kiểu phương Tây hay không?” và “Chống tham nhũng: nói đi đôi với làm””. Bạn đọc Hà Anh Tuấn, ĐH Quốc gia Úc tiếp tục gửi bài viết tranh luận "Đi tìm triết lý phát triển cho Việt Nam".

>>>Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống

>>> Yêu cầu khẩn thiết của đột phá

>>> Đi tìm triết lý phát triển cho Việt Nam

>>> Triết lý phát triển cho VN trên khía cạnh xã hội

>>> Góp thêm tiếng nói "Đi tìm triết lý phát triển cho VN"

a.jpg
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

“Tránh sai lầm” không thể được coi là triết lý phát triển của một dân tộc, chỉ đơn giản vì điều đó không cấu thành một đường lối, một chiến lược, hay thậm chí một chính sách quốc gia. Có chăng, đó chỉ là kinh nghiệm xương máu của những nước đi trước để những nước phát triển sau rút ra bài học trong quá trình xây dựng chính sách phát triển của mình.

Một chiến lược phát triển bản thân nó phải có tinh thần “đi lên”, nghĩa là từ thực tế xã hội và bối cảnh lịch sử cụ thể, chúng ta phải xây dựng những mục tiêu và phương án hành động. Trong quá trình hoạch định đó, chúng ta tham khảo kinh nghiệm các nước đi trước để có được chiến lược phát triển tốt hơn.

Trong bài trước, tôi đã đề cập đến ba vấn đề lớn cần làm trong thời gian tới, đó là nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp, và thúc đẩy cải cách hành chính.

Bạn Phạm Hoàng Hải cho rằng những câu chuyện đó không có gì mới, và chúng ta cũng đang từng bước thực hiện. Trước hết, tôi cho rằng đó là các vấn đề rất rộng, đòi hỏi thêm những nghiên cứu lý luận và thực tế cụ thể, với sự đóng góp của các chuyên gia trên từng lĩnh vực đó. Trong khuôn khổ một bài viết, chúng ta không thể mổ xẻ hết các vấn đề. Bản thân tôi cũng không đủ năng lực để đi sâu vào từng lĩnh vực như vậy.

Mặt khác, điều dễ nhận thấy là với chiến lược phát triển của một quốc gia, tính ổn định là một trong những yếu tố cơ bản. Những nghiên cứu hay ý kiến thường nhằm phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng vấn đề và những việc cần ưu tiên trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn. Thật khó để mỗi đóng góp phải là một sáng kiến, và quả thật nếu vẫn còn quá nhiều sáng kiến bổ ích cho một chiến lược phát triển thì chiến lược đó cần phải xem xét lại.

Trong bài viết trước, tôi trình bày yêu cầu của quá trình phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội là nhiệm vụ hàng đầu. Trong bài viết này, tôi xin trình bày hai vấn đề cụ thể hơn, đó là:

1, Có cần thiết một mô hình dân chủ kiểu phương Tây?

2, Chống tham nhũng: Nói đi đôi với làm.

Có cần thiết một mô hình dân chủ kiểu phương Tây ở Việt Nam?

Trong thời gian qua, liên tiếp có những nhóm đối tượng trong và ngoài nước đấu tranh nhằm thiết lập một nền dân chủ kiểu phương Tây ở Việt Nam, cho rằng đó là mô hình tối ưu cho việc thực hành các quyền cơ bản của người dân. Vậy sự thực có phải như vậy không?

Để tìm câu trả lời, bài viết này xem xét mô hình chính trị ở ba nước là Philippines; Singapore, và Việt Nam; những nước cùng ở khu vực Đông Nam Á và ít nhiều chia sẻ các giá trị văn hóa xã hội chung. Đặc biệt, Việt Nam và Philppines còn có trình độ phát triển kinh tế ở mức tương đồng, cùng là những xã hội mà đa số người dân sống ở khu vực nông thôn.

Trong bài viết “Political Expectations and Democracy in the Philippines and Vietnam” (Kỳ vọng chính trị và dân chủ ở Philippines và Việt Nam) đăng trên tạp chí Nghiên cứu Khoa học Chính trị Philippines, số 26 (49) năm 2005, Giáo sư Benedict J. Kerkvliet, một trong những chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về các vấn đề chính trị xã hội ở Philippines và Việt Nam, cho rằng, Chính phủ Việt Nam “có trách nhiệm” với người dân hơn so với các chính quyền của Philippines. Cụ thể, tỉ lệ giảm đói nghèo và tăng chỉ số phát triển con người ở Việt Nam đều ấn tượng hơn ở Philippines.

 

Năm

Philippines

Việt Nam

Chỉ số phát triển con người

 

 

1990

0.719

0.610

2002

0.753

0.691

%thay đổi/năm

0.39%

1.11%

Tỉ lệ đói nghèo

 

 

1988

34

 

1993

 

58

1997

25

 

1998

 

37

% giảm trung bình hàng năm

0.9%

4.2%

(Chỉ số phát triển con người biến đổi từ 0.0 (thấp nhất) đến 1.0 (cao nhất)).

Chúng ta cần biết rằng, so với Việt Nam, nền chính trị ở Philippines được coi là "dân chủ" hơn dưới con mắt người phương Tây với những tổ chức chính trị xã hội, các đảng phái chính trị được thiết lập và vận hành; bầu cử được tiến hành định kỳ có sự cạnh tranh giữa các chính đảng để đảm bảo người dân có thể thay thế chính quyền họ không tín nhiệm.

Giáo sư Kerkvliet nhận định, một trong những lý do chính khiến chính quyền Việt Nam làm tốt công việc của mình hơn ở Philippines, nói cách khác, quan tâm đến người dân hơn, là Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động dựa vào dân, gần gũi với người dân nên dễ nghe được ý nguyện của dân cũng như việc thực hiện chính sách thuận lợi hơn. Như vậy, nhận thức và hoạt động thực tế của Đảng mới là thước đo quan trọng, chứ không phải một mô hình dân chủ kiểu phương Tây hay không.

So sánh này phần nào cho thấy, ở những nước châu Á đang phát triển như Việt Nam và Philippines, một mô hình dân chủ phương Tây không nhất thiết là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả và trách nhiệm của Chính phủ. Khi Đảng tiếp tục biết dựa vào dân, lắng nghe nguyện vọng của dân, và xây dựng một nhà nước pháp quyền vì dân, khi đó vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng luôn được giữ vững.

Vậy liệu một nước không có mô hình chính trị dân chủ kiểu phương Tây có thể phát triển vững mạnh không? Singapore chính là câu trả lời thích hợp.

Trong suốt lịch sử 40 năm từ khi thành lập năm 1965, Singapore luôn nằm dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Hành động nhân dân (PAP). Singapore áp dụng những biện pháp kiểm soát truyền thông, hạn chế tự do ngôn luận và tụ tập.

Một cách vắn tắt, quốc đảo này chưa bao giờ được xếp vào diện “dân chủ” theo kiểu phương Tây. Tuy nhiên, với chiến lược kinh tế xã hội khôn khéo, PAP đã đưa Singapore trở thành một trong những nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người và các dịch vụ xã hội chất lượng bậc nhất trên thế giới. Chính quyền có trách nhiệm với dân, tỉ lệ tham nhũng đặc biệt thấp.

Cho dù mỗi dân tộc có một hoàn cảnh lịch sử cụ thể riêng và việc so sánh giữa các nước, đặc biệt ở những trình độ phát triển chênh lệch như giữa Việt Nam với Singapore, là khập khiễng; những phân tích về mô hình và hiệu quả của nền chính trị ba nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, và Singapore cho thấy không nhất thiết chúng ta phải xây dựng một nền dân chủ kiểu phương Tây ở Việt Nam như là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của đất nước và thỏa mãn nhu cầu của người dân.

Chống tham nhũng: Nói đi đôi với làm

Từ những ngày đầu tiến hành công cuộc đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhấn mạnh đến “những việc cần làm ngay”. Cần lưu ý là những việc cần “làm” ngay chứ không phải cần “nói” ngay. Có nghĩa là, việc hoạch định chính sách đúng đắn chỉ là một phần dẫn đến thành công của chiến lược phát triển quốc gia. Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng khác là tổ chức thực hiện có hiệu quả những đường lối và chính sách đó.

Nhấn mạnh nhiệm vụ thực hiện thành công các chiến lược đã có nghĩa là đề cao tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn và cương quyết giải quyết dứt điểm các thể chế làm nền tảng cho sự trì trệ phát triển. Đảng đã vạch ra đường lối đổi mới, cải tiến bộ máy hành chính nhà nước, duy trì tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công bằng xã hội, và nâng cao đời sống người dân thì Đảng cũng cần kiên quyết thực hiện cho bằng được những mục tiêu đã đặt ra.

Thách thức lớn nhất đối với những mục tiêu đó, đáng buồn, không đến từ bên ngoài, mà từ trong chính nội bộ đất nước, đó là tham nhũng.

Hiểu một cách đơn giản thì tham nhũng là hình thức lạm dụng vị trí công việc để đạt được những mục tiêu cá nhân. Mục tiêu đó có thể là lợi ích kinh tế, đưa những người thân trong gia đình, bạn bè vào những vị trí mà bản thân họ không tương xứng, hoặc cấu kết với nhau để cùng nhau trục lợi. Những thách thức đối với đất nước có thể nhìn thấy từ nạn tham nhũng là:

Thứ nhất, làm chậm quá trình cải cách hành chính theo hướng thông thoáng và thuận lợi hơn cho người dân. Khi hệ thống hành chính trở thành “hành là chính”, để công việc thuận lợi, người dân và doanh nghiệp phải biết lót tay cho các quan chức trực tiếp làm việc với mình. Vì “văn hóa phong bì” đem lại những lợi ích kinh tế rõ ràng, việc một bộ phận công chức nhà nước không muốn thay đổi theo hướng thông thoáng và minh bạch hơn là điều hoàn toàn có thật.

Thứ hai, tham nhũng ngăn cản hiệu quả kinh tế, đặc biệt ở các công ty nhà nước. Vì lãnh đạo các công ty thường không bị ảnh hưởng nhiều với việc kinh doanh của công ty, họ có thể tuyển cán bộ, nhân viên dựa vào các mối quan hệ cá nhân hoặc những hình thức hối lộ khác nhau. Ngoài khả năng các nhân viên mới không đáp ứng được yêu cầu công việc, một thực tế là tại rất nhiều công ty nhà nước, số lượng nhân viên lớn hơn rất nhiều so với yêu cầu công việc khiến hiệu suất làm việc không cao, dẫn đến cạnh tranh kém.

Thứ ba, việc lạm dụng vị trí chức vụ vì mục đích riêng dẫn đến việc đề bạt, tuyển chọn cán bộ không có năng lực, không phù hợp cho công việc, làm trì trệ bộ máy nhà nước. Tình trạng này vừa có tính cộng hưởng, vừa có tính lan truyền. Những người không có tài được tuyển vào các cơ quan nhà nước lại tiếp tục tuyển chọn các thế hệ tiếp theo dựa trên lợi ích cá nhân. Người có tài hoặc thất vọng vì môi trường làm việc nhà nước, hoặc không thể tiếp cận tới, dẫn đến chảy máu chất xám trong nội bộ đất nước.

Chống tham nhũng, do vậy trở thành yếu tố then chốt cần được ưu tiên, giúp Việt Nam hiện thực hóa các chính sách của mình một cách thành công. Tuy nhiên, chống tham nhũng ra sao cho hiệu quả lại là vấn đề lớn vẫn đang tiếp tục được bàn luận.

  • Hà Anh Tuấn, ĐH Quốc gia Úc

Mời bạn tiếp tục tranh luận “Đi tìm triết lý phát triển cho Việt Nam”:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,