,
221
4542
Việt Mỹ những góc nhìn
gocnhin
/10namvietmy/gocnhin/
665270
Nhân quyền: nên đối thoại thay vì áp đặt
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

Nhân quyền: nên đối thoại thay vì áp đặt

Cập nhật lúc 09:49, Thứ Sáu, 17/06/2005 (GMT+7)
,
 

(VietNamNet) - Nhân quyền thường là vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Dự luật Nhân quyền HR1587, việc Mỹ đưa VN vào danh sách CPC thường gây ra diễn biến phức tạp trong mối quan hệ đặc biệt này.

Tuy nhiên, những người Mỹ đã từng một lần đến VN hoặc ở VN một thời gian đã bày tỏ ấn tượng của mình về "những tiến bộ quan trọng của VN trong lĩnh vực này". Theo họ, hai bên nên có sự đối thoại thẳng thắn thay vì cách tiếp cận theo kiểu áp đặt và định kiến như hiện nay.

Cựu Đại sứ Mỹ tại VN, Pete Peterson:

"Làm gì có một xã hội hoàn hảo để đo các xã hội khác"

 
Soạn: AM 445245 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cựu Đại sứ Mỹ Pete Peterson: nhân quyền luôn là vấn đề nhạy cảm nếu phía Mỹ cứ đặt ra những chỉ tiêu theo kiểu “chuẩn mựcđể áp đặt cho nước khác

Dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo cùng với chất độc da cam luôn là các vấn đề nổi cộm trong quan hệ Việt - Mỹ.

Thế nhưng, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo lại là vấn đề mà nước Mỹ đặt ra với bất cứ nước nào mà Mỹ có quan hệ chứ không riêng gì Việt Nam. Đây là một thực tế.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, nếu phía Mỹ cứ đặt ra những chỉ tiêu theo kiểu “chuẩn mực”, dùng thước đo là một “hình mẫu hoàn hảo” để áp đặt cho nước khác thì chúng luôn là những vấn đề nhạy cảm.

Nếu dùng thước đo là sự tiến bộ, có sự so sánh với 10 năm trước đây chẳng hạn, rõ ràng là Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng qua từng năm. Chẳng hạn các tôn giáo đều được công nhận ở Việt Nam, những người theo đạo đều được tự do đến nhà thờ, hay chùa chiền, được tự do hành lễ. Hay việc Việt Nam nối lại quan hệ với Toà Thánh Vatican...

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng cho biết, trong chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải, phía VN sẽ chủ động đề cập đến vấn đề nhân quyền. "VN sẵn sàng đối thoại và lắng nghe các ý kiến từ phía Mỹ, kể cả vấn đề tự do tôn giáo".

Cần phải nói thêm rằng làm gì có một xã hội “hoàn hảo” để làm thước đo cho các xã hội khác. Mỹ cũng vậy, Nhật Bản cũng vậy, không hề hoàn hảo. Như vậy một biểu đồ về sự tiến bộ qua từng năm rõ ràng là một thước đo hợp lý và dễ tiếp cận hơn nhiều.

Tuy nhiên, như tôi đã từng nói tại Diễn đàn Quan hệ Việt Mỹ, những vấn đề này nên được Việt Nam coi là của mình, vì quyền lợi của mình, có hành động của riêng mình để cải thiện, chứ không phải coi chúng như sức ép từ bên ngoài.

Ông có đề đạt chuyện này với Chính quyền Mỹ hồi còn làm đại sứ ở Việt Nam hay không?

Có chứ. Nhưng họ không chịu thay đổi cách nghĩ của họ, mà vẫn cứ bám vào một “mô hình hoàn hảo”.

John McAucliff, Giám đốc điều hành Quỹ Hoà giải và Phát triển

"Chỉ người dân VN mới có quyền phán xét về dân chủ đất nước mình"

Soạn: AM 445233 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông John McAuliff :Tôi có thể cảm nhận ở Việt Nam một bầu không khí thực sự cởi mở.

Trước tiên, tôi cho rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau giữa hai nước về việc một quốc gia nên được tổ chức như thế nào, dân chủ có nghĩa là gì, thế nào là nhân quyền. Vì thế, theo tôi nên có các cuộc đối thoại giữa hai bên.

Tuy nhiên, những dự luật nhân quyền Việt Nam thường được Hạ viện Mỹ thông qua thì khác hẳn. Nó là sản phẩm của những kẻ không ưa mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Tác giả của chúng là những người bảo thủ nhất trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, cũng như nhóm nghị sỹ bảo thủ trong Quốc hội Mỹ. Với những quan điểm hết sức cực đoan, Dự luật nhân quyền Việt Nam được tạo ra nhằm phá hoại quan hệ hai nước.

Người Mỹ không có lý do cũng như quyền gì để bảo VN phải làm điều này điều kia. Thực ra, đây cũng là vấn đề tồn tại trong quan hệ của Mỹ với rất nhiều nước khác... Năm nào Mỹ cũng ra tuyên bố về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở nước này hay nước kia. Và tôi cho rằng đây là một khía cạnh rất tiêu cực của nước Mỹ. Có thể có các cuộc tranh luận về vấn đề này, nhưng phải do LHQ thực hiện. Thật không hợp lý chút nào khi một quốc gia lên giọng dạy bảo nước khác.

Là một người đã từng đến Việt Nam nhiều lần, tôi có thể nói rằng Việt Nam đang có những đổi thay vô cùng to lớn. Tôi có thể cảm nhận ở Việt Nam một bầu không khí thực sự cởi mở.

Mặt khác, tôi nghĩ rằng mỗi chính phủ có nhiều cách khác nhau để xây dựng nền dân chủ. Vấn đề quan trọng của dân chủ là liệu nó có đáp ứng được nhu cầu của người dân hay không. Vì thế, không ai khác ngoài nhân dân Việt Nam mới có quyền phán xét về dân chủ của đất nước mình.

Chuck Searcy, Trưởng đại diện Quỹ Tưởng niệm cựu binh VN (VVMF) tại VN

Người Mỹ ở VN đánh giá cao tiến bộ của VN về tự do tôn giáo

Soạn: AM 445239 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Chuck Searcy: Hầu hết người Mỹ và người nước ngoài ở VN đều đánh giá cao những tiến bộ rõ rệt về tự do tôn giáo, nhân quyền

Được trực tiếp chứng kiến và bằng kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng Việt Nam không chỉ có tự do về tôn giáo mà các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển, số lượng nhà thờ và đền chùa không ngừng tăng lên...

Tôi có nghe nói về một số sự việc xảy ra ở một số nơi, chẳng hạn như ở Tây Nguyên, nơi một số người chỉ trích Việt Nam đàn áp tôn giáo. Nhưng khi trực tiếp tới Tây Nguyên, tôi đã được chứng kiến rất nhiều hoạt động tôn giáo ở đây. Ở Tây Nguyên có rất nhiều nhà thờ, cả nhà thờ Tin lành. Theo nhận xét của tôi thì tình hình Tây Nguyên là hoàn toàn bình thường và có thể nói là rất tích cực.

Nói chung hầu hết người Mỹ và người nước ngoài ở VN đều đánh giá cao những tiến bộ rõ rệt về tự do tôn giáo, nhân quyền và đóng góp của người dân vào tiến trình dân chủ ở mọi cấp, đặc biệt là những bước phát triển kinh tế và ổn định chính trị trong một thập niên qua.

Tôi tin rằng sự phát triển này sẽ càng được đẩy mạnh hơn khi chúng ta - những người nước ngoài - duy trì được đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng đối với người VN, ghi nhận thích đáng những thành quả của họ trong đổi mới và chỉ ra những điều họ vẫn có thể cải thiện thêm bằng một cách nào đó không mang tính dọa nạt và định kiến.

Michael A. LeMay, cựu binh Mỹ

VN đã tiến một bước dài trong việc bảo đảm quyền tự do con người

Gần khách sạn tôi ở tại phố Bảo Khánh là Nhà thờ lớn, có thể là lớn gấp hai lần Nhà thờ Đức Bà của họ. Hằng ngày mỗi khi có dịp đi qua đó, tôi thấy rõ các buổi lễ tôn giáo được cử hành với sự tham dự của rất nhiều học sinh trong bộ đồng phục, nét mặt các em đầy vẻ hân hoan. Vào sáng 1-1, tôi chứng kiến nhà thờ không còn một chỗ trống với hàng trăm thành viên giáo đoàn đang cử hành nghi lễ.

 
Soạn: AM 445257 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Michael LeMay: Tôi không thấy có một cản trở nào đối với việc cấu khấn và thực hành nghi lễ.

Tại Thánh lễ đầu năm này, ít nhất có tới 60 giáo sĩ, trong đó có hai đức ông và giám mục của họ tham dự. Đó thật sự là một cảnh ấn tượng và tôi có những tấm hình chụp cảnh này nếu như ông yêu cầu được xem. Tất cả họ hiển nhiên đều tự do cử hành các nghi thức lễ. Điều phàn nàn duy nhất của tôi về nhà thờ này là ngày nào họ cũng rung chuông lúc 3h45 sáng làm gia cầm của các hộ dân gần đó thức giấc cả và gây ra những âm thanh hỗn độn. Hà Nội quả là một thành phố dậy sớm.

Hiện giờ tôi đang theo đạo Phật, do vậy tôi cũng rất quan tâm tới việc khám phá liệu có tìm thấy các ngôi đền hoặc chùa hay không. Thật là hạnh phúc bởi có rất nhiều cơ hội để đi tới các đền chùa dù là địa điểm dễ tìm hay heo hút, đôi khi các ngôi chùa chỉ cách nhau có vài bước chân đi. Tôi chẳng thấy có sự cản trở nào đối với việc cầu khấn và thực hành nghi lễ của mình.

Để dừng lời, tôi muốn lưu ý thêm rằng tôi là một nhà hoạt động về nhân quyền được đào tạo của Tổ chức Ân xá quốc tế. Hiển nhiên là tôi không được trao quyền để phát ngôn cho họ nhưng tôi muốn lưu ý rằng quan sát hằng ngày của tôi rất nhạy cảm đối với tất cả những gì liên quan tới quyền tự do cá nhân. VN không phải là một đất nước hoàn hảo, nhưng họ đã tiến một bước dài quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do con người, thứ quyền mà chỉ có thể thúc đẩy thông qua đối thoại và hiểu biết chung.

(trích lá thư gửi Chủ tịch Tiểu ban Quan hệ đối ngoại Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện, Thượng nghị sỹ Sam Brownback ngày 13/2/2004 - Tuổi Trẻ)

  • Hoàng Ngọc - Việt Lâm

,

Tin khác

Tin khác của 'Việt Mỹ những góc nhìn'

,
,