221
454
Hình sự
phapluat
/xahoi/phapluat/
1297621
Chủ tịch huyện Hóc Môn "bảo kê" cho hàng loạt sai phạm
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
TP.HCM:
Chủ tịch huyện Hóc Môn 'bảo kê' cho hàng loạt sai phạm
,

- Trong phần thẩm vấn, bị cáo Trần Thị Hà - nguyên Giám đốc Công ty Thành Phát thừa nhận đã chi rất nhiều tiền cho vị cựu Chủ tịch UBND huyện và thuộc cấp.

TIN LIÊN QUAN

Chiều nay (3/8), phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cùng thuộc cấp đã bước vào phần thẩm vấn.

Hội đồng xét xử (HĐXX) đã hỏi bị cáo Trần Thị Hà (43 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thành Phát) để làm rõ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp (DN) này và quá trình lập hồ sơ dự án xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp sạch trên địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

Doanh nghiệp ba “không” làm dự án hàng trăm tỷ đồng

Năm 2002, vợ chồng Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa (tức Nguyễn Thiên Hòa) đã đứng lên khai khống vốn điều lệ để lập Công ty TNHH Thành Phát.

Bị cáo Hà thừa nhận, từ nguồn vốn 1 tỷ đồng, công ty đã nâng "khống" lên 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty này không hoạt động kinh doanh, không tuyển dụng nhân viên, không có bộ máy phòng, ban nghiệp vụ để phục vụ kinh doanh như trong giấy phép.

Hoạt động được một thời gian ngắn, Công ty TNHH Thành Phát được vợ chồng Hà nâng vốn khống lên gấp 10 lần, làm cơ sở để xin lập các "đại" dự án.

Tiếp đó, Hà và Hòa sử dụng pháp nhân công ty tiến hành làm thủ tục lập dự án khu dân cư và khu công nghiệp tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn với qui mô 6,9 ha, sau đó tăng lên hơn 18,1 ha với kinh phí đầu tư 181 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn, bị cáo Trần Thị Hà thừa nhận hầu hết các hành vi mà cáo trạng quy kết là đúng, nhưng nữ Giám đốc này không quên nêu "lý do khách quan" là: “bị cáo không hiểu nhiều, chồng bị cáo nói bị cáo ký gì thì bị cáo ký cái đó, thậm chí nhiều khi bị cáo không kịp đọc”.

Bị cáo Trần Thị Hà (áo kẻ) cùng các bị cáo khác trước vành móng ngựa.

Hà thừa nhận vào cuối năm 2002, chồng bị cáo là Hà Văn Hòa đã đứng tên ký công văn gửi một số cơ quan chức năng, trong đó có UBND xã Đông Thạnh và UBND huyện Hóc Môn về việc xin lập dự án. Từ đó, Hòa đã liên hệ với Trần Văn Tè - nguyên Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh để nhờ Tè ký xác nhận với nội dung “chuyển UBND huyện Hóc Môn xem xét giải quyết”.

Sau khi “qua cửa” Chủ tịch xã, biết rõ hồ sơ dự án phải được sự chấp thuận của cấp huyện, trong đó Chủ tịch huyện giữ vai trò quyết định nên Hòa tiếp tục nhờ Tè giới thiệu gặp Phạm Công Danh (Giám đốc Công ty TNHH Danh Khoa) là người có quan hệ thân thiết với Nguyễn Văn Khỏe và Dương Minh Trung (Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch và Đầu tư huyện Hóc Môn) để được giúp đỡ và Nguyễn Văn Khỏe đã đồng ý.

Mặc dù, biết rõ khu đất này đã có văn bản thỏa thuận giữa UBND huyện Hóc Môn cho Công ty TNHH Thiên Long Vân làm dự án, thậm chí do chính tay Nguyễn Văn Khỏe ký duyệt trước đây nhưng Khỏe vẫn tiếp tục phê duyệt “Khu vực này chưa có doanh nghiệp xin lập dự án” để gửi lên Sở quy hoạch kiến trúc TP.HCM đề nghị xem xét, giải quyết.

Để có được sự “thuận buồm, xuôi gió” trên, Hà khai đã cùng chồng đi đến nhà Trần Văn Tè, Nguyễn Văn Khỏe, Dương Minh Trung chơi nhiều lần. Khi chủ tọa vặn tại sao không đến nhà người khác chơi mà lại đến nhà Chủ tịch xã, Chủ tịch huyện và cán bộ huyện; Hà thừa nhận có đến chơi và biếu quà những người này, bị cáo nhớ có lần đã biếu Nguyễn Văn Khỏe 100 triệu đồng.

Chủ tọa hỏi về các khoản tiền cụ thể để “bôi trơn” cho dự án, Hà nói “mỗi khi chồng bị cáo nói đưa tiền làm dự án thì bị cáo đưa, bị cáo không nhớ rõ nhưng bị cáo chỉ biết rằng để làm dự án này, bị cáo đã mất rất nhiều tiền”.

“Quan” huyện “bảo kê” cho hàng loạt sai phạm

Lý giải tại sao Công ty TNHH Thành Phát lúc đầu chỉ xin làm dự án có qui mô 6,9 ha nhưng sau đó lại tăng lên thành 18,1 ha, Trần Thị Hà khai do Sở quy hoạch kiến trúc TP.HCM có văn bản trả lời đề nghị Công ty Thành Phát liên hệ với UBND huyện Hóc Môn xem xét lại vị trí ranh giới, quy mô, diện tích dự án để tránh sự trùng lắp với dự án của Công ty TNHH Thiên Long Vân đã được phê duyệt đầu tư trước đây.

Tuy nhiên, với “ghế” Chủ tịch huyện, Nguyễn Văn Khỏe đã không chỉ đạo xử lý điều chỉnh mà còn hướng dẫn cho Hà Văn Hòa làm hồ sơ mới để mở rộng quy mô, diện tích dự án lên hơn 18,1 ha, đồng thời chỉ đạo Trần Văn Tè, Dương Minh Trung tiến hành làm các thủ tục loại Công ty Thiên Long Vân, không cho tiếp tục thực hiện dự án.

Kế hoạch này nhanh chóng được thực hiện. Đặng Công Danh đã nhận hồ sơ xin thuận địa điểm lập dự án của Công ty Thành Phát và mang đến nhà riêng đưa cho Nguyễn Văn Khỏe xem. Khỏe tiếp tục ký công văn gửi các cấp thẩm quyền và UBND TP.HCM đề nghị xem xét, thuận địa điểm cho Công ty Thành Phát được lập dự án.

Nguyên Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn ngồi bệ vệ trên băng ghế dành cho bị cáo.

Chưa dừng lại ở đó, Hà khai để được UBND TP.HCM cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành khu dân cư, khu công nghiệp, Công ty TNHH Thành Phát phải hoàn tất đền bù cho các hộ dân có đất trong khu dự án.

Thực tế, Công ty Thành Phát mới chỉ đặt cọc với một số hộ dân nhưng Hà Văn Hòa đã đứng tên ký “Đơn xin xác nhận đã bồi hoàn” gửi UBND xã Đông Thạnh để bổ túc hồ sơ trình duyệt. Trần Văn Tè biết điều này nhưng vẫn tiếp nhận hồ sơ rồi chỉ đạo Nguyễn Văn Dò (cán bộ địa chính xã Đông Thạnh) ký xác nhận, chuyển cho Tè ký tên, đóng dấu.

Tiếp đó, Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa tiếp tục làm giả tổng cộng 69 hợp đồng chuyển nhượng đất rồi tự ký vào cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sau đó đưa cho Trần Văn Tè xác nhận chữ ký là của hai bên để hợp thức hóa hồ sơ.

Chưa dừng lại, chủ tịch Nguyễn Văn Khỏe còn ký công văn gửi Sở Tài nguyên & Môi trường xác nhận Công ty Thành Phát đã hoàn tất đền bù và đề nghị xem xét giao đất trước cho công ty này.

Liên quan đến việc mua 4.855 m2 đất nông nghiệp tại xã Đông Thạnh sau đó tiến hành san lấp, phân lô, bán nền trái phép vào cuối năm 2004, Hà khai Nguyễn Văn Khỏe có biết hành vi này và chỉ đạo UBND xã Đông Thạnh không cho san lấp nhưng sau khi “thỏa thuận” thì Khỏe đã bỏ qua chuyện này.

Ngày mai, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.

  • Mai Phượng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,