221
454
Hình sự
phapluat
/xahoi/phapluat/
1271359
TP.HCM: Phá tổ hợp sản xuất bằng giả quy mô cực lớn
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
TP.HCM: Phá tổ hợp sản xuất bằng giả quy mô cực lớn
,

– Theo xác định ban đầu, tổ hợp này chuyên sản xuất các loại bằng giả của tất cả các trường đại học tại địa bàn TP.HCM, GPLX của xe 2 và 4 bánh.

TIN LIÊN QUAN

Sa lưới

Ngày 3/4 nguồn tin từ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC14) Công an TP.HCM cho hay, cơ quan này vừa triệt phá một tổ hợp chuyên sản xuất và phân phối bằng giả quy mô cực lớn. Bước đầu cơ quan công an đã bắt giữ 5 đối tượng có liên quan để điều tra làm rõ về hành vi “làm giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước” nhằm thu lợi bất chính.

bang gia 1
5 đối tượng liên quan đến đường dây chuyên sản xuất bằng tốt nghiệp giả của các trường đại học lớn và GPLX các loại bị bắt giữ. Ảnh: cơ quan công an cung cấp

5 nghi can bị bắt giữ gồm: Nguyễn Văn Thủy (tự Thủy Trứ, SN 1984, ngụ huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng), Trần Mạnh Dũng (SN 1983), Lê Văn Dân (SN 1979, đều ngụ tỉnh Thanh Hóa), Dương Kim Thịnh (SN 1985, ngụ tỉnh Hà Tĩnh) và Vũ Thanh Khoa (SN 1980, ngụ tỉnh Bình Dương). Tất cả các đối tượng trên đều cư ngụ tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trong đó đối tượng Nguyễn Văn Thủy được xác định là đối tượng cầm đầu đường dây phạm tội này.

Qua nhiều thời gian theo dõi, chiều ngày 1/4, các trinh sát của đội 4, PC14 Công an TP.HCM đã ập vào bắt quả tang đối tượng Vũ Thanh Khoa đang giao dịch, mua bán GPLX ô tô giả cho một khách hàng tại quán cà phê Sài Gòn Đỏ thuộc P. Tam Bình, Q. Thủ Đức. Bước đầu Khoa khai nhận đang bán 2 GPLX ô tô giả cho khách với giá 13 triệu đồng/bằng.

Cùng ngày, PC14 Công an TP.HCM đã phối hợp với công an tỉnh Bình Dương giăng lưới, bắt khẩn cấp 4 đối tượng có liên quan còn lại. Đặc biệt, khám xét nơi cư ngụ của “ông trùm” Nguyễn Văn Thủy tại địa chỉ 12/10 ấp Tân Hiệp, xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, công an đã thu giữ một lượng lớn tang vật gồm: 29 GPLX giả của Sở GTVT TP.HCM; 9 mẫu GPLX đã có chữ ký; 06 con dấu giả các loại của Sở GTVT TP.HCM, của hội đồng giám định y khoa, của một số y bác sĩ thuộc các bệnh viện lớn tại TP.HCM; 1 dấu đóng nổi của Tổng Cục dạy nghề - Bộ LĐTBXH, 1 cuộn giấy để in tem chống giả… cùng nhiều bằng cấp của nhiều trường đại học lớn tại TP.HCM như: đại học Y dược, kinh tế, sư phạm… các chứng chỉ, bằng tốt nghiệp của các trường nghề, phôi bằng thuyền trưởng…


Được biết, khi khám xét các nơi ở của các nghi can, cơ quan công an đã thu giữ nhiều phương tiện, máy móc phục vụ cho công nghệ sản xuất bằng cấp giả. Theo Trung tá Trịnh Kim Sơn – Đội trưởng đội 4, PC14 – hiện liên quan đến đường dây này, PC14 và công an tỉnh Bình Dương đang ráo riết mở rộng điều tra, triệt phá tận gốc.

Công nghệ sản xuất bằng giả

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, tổ hợp sản xuất bằng giả, các loại giấy tờ giả nói trên hoạt động từ năm 2009 đến nay. Đặc biệt các đối tượng tham gia đuôc phân cấp khá rõ rệt. Cụ thể Khoa tiếp nhận nhiệm vụ săn tìm khách hàng có nhu cầu, sau đó chuyển giao cho Dân. Dân giao lại cho Dũng. Sau đó Dũng làm việc với Thịnh và khâu cuối cùng là do trực tiếp ông trùm Thủy đảm nhận để gia công sản xuất theo đơn đặt hàng.

bang cap gia 2
Nhiều con dấu, tài liệu của các cơ quan nhà nước, các trường đại học được tìm thấy khi khám xét nơi trú ngụ của "ông trùm" Nguyễn Văn Thủy. Ảnh: Cơ quan công an cung cấp

Với mỗi công đoạn bàn giao, các đối tượng chủ yếu làm việc qua điện thoại, tại các quán cà phê hoặc thông qua mạng internet. Với mỗi mảnh bằng giả được bán cho khách, mỗi đối tượng bỏ túi từ 500.000 đồng đến 6 triệu đồng. Các đối tượng giao dịch với khách đã “nổ” rằng, đây đều là các bằng cấp thật, có đường dây “tuồn” từ nội bộ các trường hoặc các trung tâm ra, nhưng các khách hàng không ngờ mình bị… lừa.

Theo cơ quan công an, sở dĩ đường dây này hoạt động trong một thời gian dài, là do các đối tượng tinh vi khi lựa chọn địa bàn để làm đại bản doanh là khu vực giáp ranh giữa Thủ Đức, TP.HCM và huyện Dĩ An, Thuận An của tỉnh Bình Dương. Trong đó, cơ sở “sản xuất” được Nguyễn Văn Thủy thường xuyên thay đổi.

Với công nghệ máy móc, in ấn… đường dây này đã sản xuất nhiều loại bằng cấp, GPLX, trong đó chủ yếu là bằng tốt nghiệp của các trường đại học lớn tại TP.HCM. Hầu hết các con dấu, giấy tờ, phôi bằng… đều được Thủy tự chế tác ra. Các trinh sát cho biết, các bằng cấp do Thủy sản xuất nếu nhìn bằng mắt thường, rất khó phân biệt thật – giả.

Hồ sơ vụ án còn thể hiện, vào đầu tháng 3/2010, đối tượng Nguyễn Văn Thủy đã bị công an huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương phát lệnh bắt khẩn cấp về hành vi “Cố ý gây thương tích”, tuy nhiên ông trùm này đã kịp thời bỏ trốn.

Đến ngày 10/3, trong lúc Thủy điều khiển xe gắn máy hiệu Air Blade BKS: 63F3 – 5957 lưu thông tại địa bàn huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì bị công an địa phương này phát hiện, chặn bắt. Nhưng với bản tính ranh ma, Thủy một lần nữa quăng xe tẩu thoát và khi kiểm tra cốp xe, cơ quan công an đã thu giữ 6 bằng cấp gồm 3 bằng của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2 bằng của trường Đại học Kinh tế TP.HCM và 1 bằng của trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

Hiện vụ án đang tiếp tục được công an TP.HCM phối hợp cùng công an tỉnh Bình Dương mở rộng điều tra làm rõ.

  • Đàm Đệ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,