221
6722
Chống tham nhũng
chongthamnhung
/chinhtri/chongthamnhung/
854062
Thế lực ngầm nhũng nhiễu DN ở Cảng vụ Hà Tĩnh?
1
Article
null
Thế lực ngầm nhũng nhiễu DN ở Cảng vụ Hà Tĩnh?
,

(VietNamNet) - Một cảng biển đang là "niềm hy vọng" để Hà Tĩnh "mở mang" kinh tế lại đang bị mấy ông cảng vụ "hành" doanh nghiệp lên bờ xuống ruộng.

>>>Chính phủ sẽ quyết liệt chống tham ô, nhũng nhiễu

Soạn: HA 928509 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Với gần như toàn dân Hà Tĩnh, Vũng Áng là đầu tàu kinh tế. Nhận định này là không phải bàn cãi và gần như tất cả những vị lãnh đạo ở tỉnh đều tìm cách ưu đãi cơ chế cho cảng. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp đang bắt đầu ngấp nghé muốn làm ăn ở đây, thì ông 'hành là chính' ở khu vực này bắt đầu "ra tay".

Xử phạt theo kiểu "tôi ghét ông!"

Cảng vụ Hà Tĩnh là cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải tại khu vực Vũng Áng. Thay vì phải tạo những cơ chế thông thoáng cho chủ hàng, chủ tàu, liên tiếp trong thời gian gần đây, cơ quan này có những động thái vô lý, tạo rào cản đối với doanh nghiệp làm ăn trong địa bàn này.

Công ty Vận tải biển III, Chi nhánh TP.HCM là nạn nhân thường xuyên của Cảng vụ Hà Tĩnh. Ông Cao Minh Tuấn, phó Tổng giám đốc công ty này bức xúc nói: "Tôi không hiểu vì sao một cảng mới, một cảng quốc tế như Vũng Áng lại có kiểu hành xử với doanh nghiệp theo kiểu yêu ghét vô lối như thế. Tàu của chúng tôi mới bắt đầu vào ăn hàng ở đây được vài ba năm. Tuy nhiên, có lẽ chúng tôi phải tính đến phương án khác, bởi Vũng Áng, suy cho cùng không có nhiều lợi thế".

Bức xúc này là có cơ sở. Tàu Hà Đông của công ty này thực hiện hợp đồng vận chuyển Clinker từ Vũng Áng đi TP.HCM đã bị phạt một cách hết sức vô lý tại cảng.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thuyền trưởng cho hay: "Ngày 3/9/2006, chúng tôi đang làm hàng bình thường tại cầu cảng thì nhận được lệnh rời cầu của Cảng vụ Hà Tĩnh để nhường cầu cảng cho một con tàu khác. Xét về nguyên tắc, chức năng và thông lệ quốc tế là không hợp lý. Việc điều động tàu rời cầu cảng khi nó đang làm hàng theo hợp đồng, nếu không có ly do an ninh quốc phòng hoặc thiên tai địch họa, phải thuộc về chức năng của đơn vị sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, tại thời điểm Cảng vụ yêu cầu tàu rời cầu, chúng tôi mới chỉ xếp được hơn 5000/6500 tấn tải trọng".

Chính vì sự không "nghe lời" này, tàu Hà Đông sau đó "dính" một quyết định xử phạt: nếu không rời cầu, tôi phạt ông 10.000.000 đồng! Lý do: tàu Hà Đông không chịu nhường cầu cảng cho tàu đến... sau! Chưa hết, sau khi tàu này xếp đủ hàng, làm đầy đủ thủ tục lại không được Cảng vụ cấp giấy phép cho tàu rời cảng. Mấy ông "quan cảng vụ" chỉ tuyên bố một câu xanh rờn: "Ông không tuân thủ tôi, có giỏi ông cứ chạy không giấy đi! Ông muốn đi sớm, thì gặp giám đốc mà xin".

Anh Tuấn vừa nói vừa lắc đầu: "Giám đốc của họ, ông Nguyễn Đức Phương, thời điểm đó đang ở... Hà Nội!".

Vì sự "thù dai" này của Cảng vụ Hà Tĩnh, tàu Hà Đông thiệt hại 1 ngày tàu, tương đương 5.000 USD. Thuyền trưởng thì nói rằng, từ nay về sau, anh sẽ không vào Vũng Áng làm hàng nữa. "Trong hơn chục năm đi biển, chưa thấy ai vô lý như mấy tay cảng vụ ở Hà Tĩnh. Thích làm mưa làm gió gì thì làm".

Soạn: HA 928529 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tàu vào "ăn hàng" ở cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Đáng chú ý, ngay sau đó, hai tàu khác của Công ty Vận tải biển III, tàu Hưng Yên và tàu Bình Phước lại trở thành nạn nhân của thói "thù dai" tại Cảng vụ Hà Tĩnh. Tàu Hưng Yên xếp xong hơn 11 nghìn tấn Clinker ngày 18/9/2006. Trên tàu thời điểm đó đã có đủ mọi điều kiện để rời bến, tuy nhiên Cảng vụ lại cố tình không cấp giấy phép cho rời cảng. Hơn nửa ngày sau, khi "hành" đã "chán", "quan cảng vụ" Nguyễn Đức Phương mới cho phép Hưng Yên rời cầu, xuất cảng.

Việc này làm cho Công ty Vận tải biển III thiệt đơn thiệt kép, vì nối đuôi Hưng Yên là tàu Bình Phước. Hưng Yên chậm nửa ngày, làm tàu Bình Phước cũng chậm nửa ngày tàu. Thiệt hại về thời gian đối với một con tàu biển trọng tải lớn như thế được tính bằng hàng ngàn USD.

"Mới chở được mấy chuyến cinker nội địa, thực ra lời lãi chẳng nhiều nhặn gì đâu. Chúng tôi tính toán cho tương lai thôi, khi những đối tác thực sự tại Lào khai thác Vũng Áng. Vấn đều chính không chỉ nằm trong gần 10.000 USD mà chúng tôi thiệt hại, vấn đề là uy tín của cảng nước sâu Vũng Áng. Vũng Áng mang trên mình trọng trách của một cảng quốc tế đấy!" - ông Cao Minh Tuấn nói.

Không chỉ "ra tay" với Công ty Vận tải biển III, những đơn vị trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp này đều "dính chưởng" hành là chính của Cảng vụ Hà Tĩnh.

Ông Đoàn Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải đa phương thức 2, có trụ sở tại Đồng Hới (Quảng Bình), gửi cho các ngành chức năng ở Hà Tĩnh và Cục Hàng hải Việt Nam một công văn nêu rõ: "Công ty chúng tôi chuyên chờ Clinker từ Quảng Bình ra Vũng Áng. Thời điểm ngày 16/9 đã tập kết được 2500 tấn tại chân cầu cảng.

Tuy nhiên, Cảng vụ Hà Tĩnh không hiểu vì lý do gì, không cho tàu vào làm hàng trong khi cầu cảng đang bỏ trống. Mặt hàng Clinker dễ ướt, nếu thời tiết xấu (mưa hoặc sương mù nhiều) sẽ gây thiệt hại không thể lường trước.

Việc Cảng vụ Hà Tĩnh không cho tàu vào làm hàng đã vi phạm nghiêm trọng chủ trương chống lãng phí; vi phạm các thông lệ của một cảng quốc tế; làm thiệt hại lớn đến vật chất của các chủ hàng, chủ tàu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Vũng Áng".

Có một thế lực ngầm ở cảng vụ Hà Tĩnh?

Soạn: HA 928515 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Clinker ứ đọng nằm phơi mưa phơi nắng tại nhà máy xi măng Sông Gianh.

Theo phản ánh của rất đông thuyền trưởng, thuyền viên các tàu thường vào làm hàng tại Vũng Áng và Xuân Hải, thì người thường đứng tên sau các quyết định xử phạt là Nguyễn Đáo Thịnh (con trai ông Nguyễn Đức Phương), phó phòng pháp chế của Cảng vụ Hà Tĩnh.

Đáng chú ý, Nguyễn Đáo Thịnh vào làm việc ở Cảng vụ Hà Tĩnh chưa dầy 6 tháng thì được cất nhắc chức phó phòng pháp chế (không có trưởng phòng). 

Trên thực tế, phòng pháp chế chính là xương sống của mọi cơ quan cảng vụ. Công tác kiểm tra, kiểm soát đều do phòng này thực hiện. Thích phạt ai, ưu ái cho ai, gần như đều có chỉ đạo từ ông Phương và người thực hiện là Nguyễn Đáo Thịnh.

Việc ông Nguyễn Đức Phương nhũng nhiễu, gây khó dễ cho doanh nghiệp đã diễn ra khá lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa cơ quan nào có ý kiến.

Một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay: "Nói thẳng, tỉnh này chẳng ai ưa ông Phương. Lý do rất đơn giản: ông Phương nhũng nhiễu doanh nghiệp hoạt động ở Vũng Áng sẽ làm thiệt hại lớn đến nguồn thu của tỉnh. Nhưng muốn xử lý, phải là cơ quan cấp trên của Cảng vụ Hà Tĩnh, tức là Cục Hàng hải Việt Nam".

Vietranstimex 2 : Gần một tháng mất hơn 4 tỷ đồng

Sau những hành xử kiểu xã hội đen của ông quan cảng vụ Vũng Áng, có hai doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Bình chịu thiệt hại nặng. Ông Đoàn Ngọc Thanh – Giám đốc công ty vận tải đa phương tiện 2 (Vietranstimex 2) cho biết: Từ ngày 24/9 đến nay , tất cả các chủ tàu đều từ chối chuyên chở hàng  cho công ty , chủ yếu là Clinker sông Gianh.

Ông Thanh ước tính phí vận chuyển mỗi ngày của đơn vị ông cho mặt hàng Clinker  khoảng 230 triệu đồng. Như vậy, sau gần một tháng bị ngừng trệ do Cảng vụ Vũng Áng gây khó khăn, công ty này mất trắng hơn 4 tỷ đồng.

Cũng khốn khổ như Vietranstimex 2, Nhà máy sản xuất Clinker sông Gianh phải phủ bạt cho clinker nằm chờ giữa mưa gió, thiệt hại không thể tính được. Chưa tính đến việc nhà máy phải ngưng đốt lò, và mỗi khi đốt lại, tốn hàng tỷ đồng mỗi lần.

Than thở với phóng viên VietNamNet , ông Đoàn Ngọc Thanh nói: “Các anh cảng vụ ăn lương nhà nước đâu phải lo. Chúng tôi doanh nghiệp nghỉ ngày nào đói ngày đó".

Không hiểu khi hành xử kiểu "thế lực đen", mấy ông quan cảng vụ có nghĩ đến những thiệt hại mà các doanh nghiệp phải chịu hay không? 

  • Chi MaiKì Nhân

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,