221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
782116
Hành trình phạm tội của ông Nguyễn Việt Tiến
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hành trình phạm tội của ông Nguyễn Việt Tiến
,

(VietNamNet) - Bị CQĐT ra lệnh khởi tố, bắt giam về 2 tội danh, vậy Nguyễn Việt Tiến đã "Cố ý làm trái..." và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như thế nào?

Soạn: AM 742905 gửi đến 996 để nhận ảnh nàyCuối cùng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến đã bị CQĐT ra quyết định khởi tố cùng lúc 2 tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (điều 144 và 165 BLHS). Vậy bị can Nguyễn Việt Tiến đã cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả ra sao?

Thiếu trách nhiệm khi quản lý tài sản nhà nước

CQĐT xác định: Ông Nguyễn Việt Tiến phải chịu trách nhiệm liên quan trong việc PMU18 cho mượn 34 xe ô tô "vô tội vạ", là xe mua từ nguồn vốn các dự án ODA được giao cho PMU18 quản lý, gây thiệt hại lớn cho tài sản Nhà nước.

Hiện nay, công tác giám định chất lượng 34 xe sau khi thu hồi về đang được tiến hành khẩn trương. Ước tính ban đầu, số tiền thiệt hại từ việc xuống cấp của 34 xe bị đem "cho mượn" vô nguyên tắc này cũng vài tỷ đồng.

Trong số đó, có 5 chiếc ô tô được ký điều động, cho mượn từ thời ông Nguyễn Việt Tiến còn làm Tổng GĐ PMU18.

Năm 1995, nhằm phục vụ dự án xây dựng cầu Quốc lộ 1 (giai đoạn I), PMU18 được mua 7 chiếc ô tô theo phương thức "tạm nhập, tái xuất". 7 chiếc ô tô này sau khi dự án hoàn thành đã được điều động, cho mượn với nhiều mục đích khác nhau mà không nộp thuế nhập khẩu.

Được biết, Cục hải quan Hà Nội cũng đã có "trát" đòi nợ thuế nhập khẩu 7 chiếc ô tô này từ năm... 1997, nhưng "kết quả" đến nay được CQĐT kết luận là gây thất thoát cho Nhà nước hơn 4,8 tỷ đồng.

Được biết, đây là căn cứ vững chắc để CQĐT ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Việt Tiến về tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước" (điều 144 BLHS).

Bên cạnh đó, ông Tiến cũng bị kết luận "thiếu trách nhiệm" khi để mặc PMU18 "ép" nhà thầu CIENCO1 phải mua 3 chiếc ô tô đắt tiền trị giá hơn 3,7 tỷ đồng trong giai đoạn đang thi công dự án cầu Phả Lại. Trong khi đó, theo hợp đồng (gói thầu BC1) thì nhà thầu chỉ cung cấp 4 chiếc ô tô nhằm phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng khi công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Một trong 3 chiếc xe đó là chiếc Mercedes E240 BKS 31C - 6868, được biết Bùi Tiến Dũng đã đem "biếu" nhưng ông Tiến không nhận, nên Dũng đem về sử dụng (vượt quy định tiêu chuởng dụng xe công). Một chiếc khác còn thừa Dũng "hào phóng" đem cho một cán bộ Cục đường sắt "mượn". Hành vi này gây thất thoát hơn 3,7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Việt Tiến được bổ nhiệm làm Tổng GĐ PMU18 năm 1993. Đến tháng 4/1998, ông Tiến rời PMU18, về Bộ GTVT giữ chức Thứ trưởng, được giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông (bằng vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác). Đồng thời, theo phân công nhiệm vụ, ông Nguyễn Việt Tiến trực tiếp chỉ đạo trong quá trình xây dựng các công trình từ nguồn vốn ODA do PMU18 làm chủ đầu tư, chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn công trình và an toàn giao thông đối với các dự án được phân công.

Tuy nhiên, tại các dự án cải tạo nâng cấp QL2 (đoạn Đoan Hùng - Thanh Thuỷ); QL18 (đoạn Nội Bài - Bắc Ninh); QL10... ông Tiến đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để nhà thầu rút ruột nhiều công trình, nên chất lượng các công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng, tiếp tục phải khắc phục, sửa chữa gây thất thoát hàng chục tỷ đồng.

Giải thích với báo chí, ông Tiến cho rằng 49 tỷ đồng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu xuất toán trong dự án nâng cấp, cải tạo QL 18 (chỉ tính riêng đoạn Nội Bài - Bắc Ninh) hiện nay đã được chấp nhận thanh toán 44 tỷ, số tiền còn lại đang tiếp tục yêu cầu Cục Giám định làm rõ. Tuy nhiên, CQĐT khẳng định việc để nhiều đoạn đường có cọc tiêu thiếu lõi sắt so với thiết kế, thậm chí cọc tiêu được làm bằng lõi... tre nhưng vẫn được cho thanh toán, gây thiệt hại, ông Tiến phải chịu trách nhiệm liên quan.

Cố ý làm trái để... tư lợi

Theo dòng thời sự

- Đình chỉ sinh hoạt chức vụ Đảng đối với Nguyễn Việt Tiến
- Ông Nguyễn Việt Tiến đối mặt việc bị xử lý hình sự
- Ông Nguyễn Việt Tiến có tài sản hàng chục tỷ đồng?
- Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến tiếp tục bị C14 triệu tập
- Thủ tướng đình chỉ công tác ông Nguyễn Việt Tiến
- Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đòi đối chất với Bộ trưởng
- Ông Nguyễn Việt Tiến giải trình quan hệ với "xã hội đen"
- Điều chỉnh lĩnh vực phụ trách của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến
- Ông Nguyễn Việt Tiến chỉ thừa nhận một chút trách nhiệm
- Vì sao ông Nguyễn Việt Tiến bị CQĐT triệu tập?
- CQĐT quyết định triệu tập Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến
- Triệu tập con rể thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến

Trong quá trình thực hiện dự án đường 18, PMU18 đã "gợi ý cho" địa phương 7,5km đường vào xã Văn An (huyện Chí Linh, Hải Dương), đồng thời ký với chính quyền địa phương chăm sóc 17 ha rừng. Tuy nhiên, 17 ha rừng này được đem "chia" thành 3 phần: Nguyên Phó TGĐ PMU18 Đỗ Kim Quý nhận 5 ha xây 1 biệt thự nhiều tỷ đồng; bị can Phạm Tiến Dũng (Dũng "con", đã bị bắt) 5 ha xây nhà vườn. Riêng 7ha còn lại đứng tên Nguyễn Nhật Anh (con rể ông Tiến), nhưng CQĐT xác định là của ông Nguyễn Việt Tiến.

Liên tục những ngày qua, CQĐT tiếp tục triệu tập "cò đất" Lê Tiến Thông (GĐ công ty Thái Bình, ở Hải Dương) để xác minh làm rõ nguồn tiền mua 7ha đất nói trên của ông Tiến.

Được biết, ngoài đoạn đường 7,5 km nói trên, ông Tiến còn trực tiếp duyệt chi hơn 257 triệu đồng san lấp nền chợ Trại Sen thuộc khu vực xã Văn An (văn bản 6402 ký ngày 15/1/2004). Trong khi đó, hạng mục san lấp nền chợ này không thuộc diện đền bù và hỗ trợ kinh phí theo Nghị định 22 của Chính phủ.

Hành vi này của ông Tiến có dấu hiệu phạm tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Ngoài ra, tại dự án cầu Bãi Cháy, trực tiếp ông Nguyễn Việt Tiến có bút phê (văn bản số 338 ngày 19/1/2001) với nội dung "ép" các nhà thầu phải rút ngắn thời gian thi công, đồng thời duyệt chi thêm 6 tỷ đồng để thay đổi biện pháp thi công. Hậu quả, tại các biên nhịp cầu ở cả 2 phía xuất hiện 52 vết nứt mới.

Ước tính ban đầu, số tiền để khắc phục các vết nứt nói trên, tại thời điểm năm 2006, mất từ 550-600 triệu đồng. Tuy nhiên, theo Trung tâm nghiên cứu tư vấn và thực nghiệm công trình (Trường ĐH GTVT), số tiền đó chỉ được tính toán tại thời điểm kiểm tra là tháng 8/2003, với điều kiện các vết nứt ổn định. Bằng không, nếu các vết nứt tiếp tục phát triển, thì kinh phí sửa chữa sẽ tăng lên rất nhiều.

Chỉ tính riêng kinh phí cho hạng mục thử tải và đánh giá trạng thái "0" tại công trình cầu Phả Lại, PMU18 đã phải trả cho Trung tâm này 274.988.000 đồng.

Việc đội giá công trình và phải chi thêm hàng trăm triệu đồng để khắc phục hậu quả do "bệnh thành tích", chưa kể đến việc ép tiến độ thi công hoàn toàn có thể ảnh hưởng chất lượng công trình về lâu dài, cho thấy, ông Nguyễn Việt Tiến không thể phủ nhận trách nhiệm. Hành vi nói trên của ông Tiến được CQĐT xác định có dấu hiệu phạm tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Ngoài ra, trong thời gian còn làm Tổng GĐPMU18, ông Nguyễn Việt Tiến đã để cho Bùi Tiến Dũng "chi sai nguyên tắc" cho Uỷ ban và công an phường Mai Dịch số tiền hơn 255 triệu đồng. Mục đích chi số tiền trên đang tiếp tục được CQĐT xác minh, làm rõ.

Trong nhiều ngày làm việc với CQĐT, ông Nguyễn Việt Tiến bị C14 nhận xét là "thiếu trung thực, có biểu hiện né tránh" các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm và hành vi phạm tội, đổ lỗi cho người khác. Chính vì vậy, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đã bị CQĐT ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc... để phục vụ công tác điều tra vụ án.

Hiện nay, chuyên án 420B đang tiếp tục được mở rộng. VietNamNet sẽ tiếp tục chuyển tải những thông tin mới nhất về chuyên án này trong thời gian tới.

  • Hà Trường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,