221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
717312
Vụ Vietsovpetro: Ban Quản lý KCN cấp phép thành lập công ty!?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Vụ Vietsovpetro: Ban Quản lý KCN cấp phép thành lập công ty!?
,

(VietNamNet) - Tại phiên tòa hôm nay (11/10), 1 tình tiết ly kì đã xuất hiện khi các bị cáo khai Công ty InterPet Corall Việt Nam do Ban quản lý KCN Vũng Tàu cấp giấy phép thành lập và công ty này đã tham gia trong gói thầu sửa chữa dàn Ballast mỏ Đại Hùng 1.

 

Hôm nay, phiên tòa xét xử vụ tham nhũng trong ngành dầu khí chuyển qua phần thẩm vấn gói thầu sửa chữa dàn Ballast mỏ Đại Hùng 1.Trước tòa, bị cáo Trần Ngọc Giao kêu oan vì mọi việc bị cáo làm là theo chỉ đạo của Trần Quang.

Giao cho biết việc cung cấp vật tư là do PTSC làm, nhưng Trần Quang lại đại diện InterPet thanh toán. Bị cáo Giao không biết việc ký hợp đồng, chỉ biết mua vật tư, thiết bị. Giao kêu oan việc VKS truy tố bị cáo về hành vi làm giả hóa đơn chứng từ, giúp quan lừa đảo. Bị cáo không tham ô, chỉ đạo nhân viên Interpet làm giả giấy tờ thì không đúng!

 

InterPet Corall Việt Nam lộ diện

 

Tòa cho gọi nhân chứng Trần Thành Nam (nhân viên Công ty Chiêu Ích TP.HCM, cựu cán bộ chuyên trách quản lý các dự án của liên doanh Vietsovpetro) lên thẩm  vấn. Ông Nam cho biết, ông được Trần Quang thuê làm hợp đồng ngoài ra không hợp tác, câu kết hay liên kết gì. Theo ông Nam trình bày, do quan điểm của ông ngược hoàn toàn với thiết kế ban đầu của Colrall nên ông đã không dùng bất cứ phần mềm nào của corall hay của Quang cả mà tự thiết kế.

 

Ông Nam nói: Khi Ballast Đại Hùng 1 được thiết kế phương án thi công, tôi làm với một nhóm kỹ sư của Sài Gòn do tôi thuê, từ tháng 7-9/2001. Đây là hợp đồng PTSC/corall ký với VSP và thuê lại tôi làm. Trần Quang ký hợp đồng với tôi dưới tư cách lãnh đạo của Công ty Interpet Corall Việt Nam (I.C.V), có chức năng thiết kế như Corall (trong hồ sơ vụ án từ trước đến nay không hề có Interpet Corall Việt Nam). Trong quá trình triển khai thi công, PTSC chỉ tham gia 3 phần việc: phụ tùng, vật tư thiết bị; hậu cần (đăng ký thủ tục); cung cấp một phần người thực hiện dự án, thuê đội của Lilama, thuê giám định độc lập.

 

Phần tôi làm toàn bộ phần việc còn lại với tư cách của nhà thầu phụ: Khảo sát, phục hồi trạng tháng bình thường, xác nhận của Lloyd. Trong hợp đồng này, tôi nhận khoản 20.000 USD, sau khi thi công nhận thêm khoản 140 ngàn USD và tổng tất cả các chi phí được thanh toán tổng cộng là 160.000 USD.

Soạn: AM 581394 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bị cáo Trần Ngọc Giao.

Đến đây, Tòa quay sang hỏi Trần Ngọc Giao: “Bị cáo không biết gì về hợp đồng này”? Giao trả lời không biết. Tòa công bố các bản cung tại hồ sơ, thể hiện lời khai của Giao rằng I.C.V mua thiết bị vật tư nhưng trên giấy tờ vẫn lấy danh nghĩa của Corall. Anh Nam khai bị cáo là người ký hợp đồng. Do anh Quang hay ai kêu bị cáo ký. Giải thích về I.C.V, giữa Interpet Nga và Corall thỏa thuận thế nào không biết, nhưng được chính quyền Việt Nam cho phép nên thành lập I.C.V. Công ty này có con dấu, người làm thủ tục tham gia đấu thầu là anh Lai Phong? Giao trả lời bị cáo không biết gì về công ty này.

 

Tòa hỏi vặn: "Không phải là người Công ty tại sao lại ký với tư cách là lãnh đạo I.C.V? Ban Quản lý công trình cho thành lập công ty này? Làm sao tổ chức này được phép thành lập, bị cáo nói thế ai tin? Nếu công ty này có thật, bị cáo còn có hành vi làm giả tại liệu giấy tờ cơ quan nhà nước. Tòa sẽ kiến nghị vấn đề này. Từ trước đến giờ vụ án này không có tên công ty nào là I.C.V, lại có con dấu nữa". Tòa nhấn thêm: “Đây là vấn đề có thể kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ.

 

Tòa quay trở lại thẩm vấn Trần Ngọc Giao về Công ty I.C.V. Bị cáo Giao vẫn khẳng định đây là công ty có thật. Giao làm Trưởng đại diện, có văn phòng tại Vũng Tàu, giám đốc là Removich (người Nga), nhưng ít khi có mặt tại VN, còn anh Nguyễn Lai Phong là phó giám đốc.

 

Trả lời câu hỏi của VKS việc "Ai cấp phép cho công ty InterPet Corall Viet Nam hoạt động", Trần Quang tái khẳng định là do Ban quản lý KCN Vũng Tàu cấp phép. VKS: "Làm sao mà cấp phép được? Nếu giả sử việc này là có thật thì vụ án này sẽ có một vài cán bộ liên quan cần phải làm rõ".

 

Soạn: AM 581396 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại diện cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) tại phiên tòa.

Luật không cấm bán thầu!?

 

Tòa cho gọi đại diện PTSC là luật sư Nguyễn Văn Chiến (Đoàn luật sư Hà Nội) thẩm vấn về hợp đồng dự thầu ballast và PTSC nhận được 273.000 USD; Hợp đồng với Corall trong dự án này cũng là hợp đồng giả; PTSC ký với VSP nhưng lại giao cho người khác thực hiện có vi phạm hợp đồng kinh tế không?

 

Đại diện PTSC trả lời: “Chúng tôi nghĩ xác định có vi phạm hay không thì HĐXX xem xét. Việc giao thầu lại hay bán thầu, chưa có qui định cụ thể, đến 2001 mới có văn bản qui định cụ thể, đây là  vấn đề nhận thức của các bị cáo tại thời điểm đó, đề nghị tòa xem xét”.

Tòa chất vấn: "Có vi phạm nghị định 52 của Chính phủ không?". Đại diện PTSC ấp úng: “Do không tham gia dự án này nên không thể trả lời PTSC có vi phạm hay không”. Tòa tiếp tục chất vấn: “Anh đại diện cho PTSC mà không có quan điểm là thế nào; vậy đại diện cái gì?". Tòa dẫn nghị định 52/CP: Nghiêm cấm các đơn vị trúng thầu bán thầu lại cho các đơn vị khác dưới bất kỳ hình thức nào. Bán thầu hay không bán thầu không có nghĩa trong thực tế và cả trong pháp lý.

 

Tòa tiếp tục hỏi về số tiền  273.00 USD mà PTSC được hưởng, Ông Chiến trả lời, bằng cách nào đó PTSC đã hoàn thành nghĩa vụ, VSP sử dụng ổn định thì chủ đầu tư phải có nghĩa vụ thanh toán và PTSC phải được hưởng một cách hợp pháp. Nếu tòa cho rằng hợp đồng giả, làm thất thoát trên 900.000 USD, đề nghị tuyên trả cho PTSC !?

 

Ông Phạm Thanh Sơn, đại diện PTSC (PTSC cử 4 đại diện ra tòa) cho biết số tiền PTSC được hưởng chỉ có 220 ngàn USD chứ không phải 273.000 USD mà cáo trạng quy kết. Tòa hỏi: Theo cáo trạng của VKS, bán thầu mà có tiền là vi phạm pháp luật? Ông Sơn cãi chưa có khái niệm bán thầu, thông lệ VN là sau Nghị định còn các văn bản hướng dẫn nữa, chưa thấy có văn bản hướng dẫn nên không biết có vi phạm. Tòa giải thích, trách nhiệm của anh phải biết chứ không thể nói không đọc nên không biết. Ông Sơn chống chế: ý tôi không phải vậy!

 

Tòa cho gọi ông Trần Văn Bình, đại diện cho VSP thẩm vấn về việc có qui định cho phép thuê nhà thầu phụ? Ông Bình cho biết theo pháp luật VN thì không được bán thầu cho nhà thầu khác. Trong khi thực hiện dự án, nếu cần có nhà thầu phụ, bên B phải thông báo cho VSP biết và phải được chấp nhận thì mới thi công. Việc PTSC cắt lại 5% giá trị thầu có được hưởng không?

Tòa hỏi: "Thực tế PTSC bán thầu nhưng có chi một số chi phí, vậy chi phí đó theo ông có hợp pháp không?". Ông Bình đáp: "Phải xem lại nguồn thu tài chính xuất phát từ đâu". Về số tiền 273.000 USD, phía VSP, ông Bình cho rằng Hợp đồng giữa PTSC với VSP đã ký, trong quá trình điều tra, không thấy vi phạm pháp luật, do đó quyền nghĩa vụ 2 bên có giá trị pháp lý. Nếu PTSC làm gì ra khoản tiền đó là trách nhiệm của PTSC và theo quan điểm của VSP thì PTSC được hưởng, còn nếu tòa cho rằng của VSP thì chúng tôi cám ơn.

 

Đấu thầu theo giá chủ quan!

 

Liên quan đến gói thầu sửa chữa dàn Ballast mỏ Đại Hùng 1 từ giá dự toán bỏ thầu ban đầu là 500.000 USD nhưng giá trúng thầu lại là 2,9 triệu USD, đại diện VKS đã thẩm vấn Dương Quốc Hà. Theo VKS những ngày qua các bị cáo chưa trung thực, trả lời tránh né không xoáy vào câu hỏi của HĐXX. "Căn cứ vào cơ sở nào để tính giá 2,9 triệu USD là giá bóc thầu để đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ phê duyệt?" - VKS hỏi Dương Quốc Hà.

Giá dự tính là 500.000 USD nhưng khi bóc thầu là 2,9 triệu USD do vậy phải xử lý vấn đề cho đấu thầu lại nhưng do thời gian quá gấp không thể đấu thầu lại, hơn nữa việc sửa chữa này không tính toán được hạng mục thi công nên lấy giá mà Viện Corall đưa ra. Đây là giá chủ quan không có tính toán cụ thể. Vậy tại sao có dự tính sửa chữa Ballast 34 tank nhưng chỉ sửa chữa 24 tank thì cho thanh toán hơn 1,55 triệu USD" - VKS truy. "Đó là theo tư vấn của Lloyd như vậy vì tiến độ sửa chữa như vậy là đảm bảo" - Hà đáp.

 

Đến lượt Nguyễn Quang Thường trả lời về việc tại sao Trần Quang chỉ là Trưởng xưởng lại được giao thực hiện toàn bộ dự án Ballast, Thường cho rằng quy chế của PTSC là vậy. Cụ thể là quy định các đơn vị của PTSC phải có trách nhiệm tìm kiếm công việc tăng doanh thu. Do vậy, khi Trần Quang xin tham gia dự án Ballast để tính doanh thu bị cáo đã đồng ý để Quang làm. "Vậy tại sao có việc giữ lại 5% giá trị hợp đồng?" - VKS đặt vấn đề. "Bị cáo không chỉ đạo vậy, còn sau này người khác thay bị cáo thì bị cáo không biết" - Thường thanh minh. Tòa hỏi: "Bị cáo nói thế nghe sao được! Bị cáo là người ký hợp đồng với đối tác, chịu trách nhiệm theo dõi hợp đồng mà bị cáo không biết đối tác thế nào, dự án ấy có vấn đề gì sao?".

 

Cuối ngày làm việc hôm nay, phiên tòa chuyển sang phần các luật sư tham gia thẩm vấn. Ngày mai(12/10), phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.

 

  • Gia Khang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,