(VietNamNet) - Lời khai của những liên can đã cho thấy một số quan chức trong Bộ TM không thể là vô can đối với nguồn lợi bất chính khổng lồ từ việc "bán" quota.
Nguyễn Việt Phú cũng... gặt tới bến!
(VietNamNet) - Sau 2 tiếng khám nhà Mai Thanh Hải (con Thứ trưởng Mai Văn Dâu), xe chuyên dụng của Cục An ninh Kinh tế rời hiện trường, chở theo Hải.
Sau khi Nguyễn Việt Phú, chuyên viên Tổ điều hành dệt may Vụ XNK bị bắt chiều 4/10 - Phó GĐ Cty May và Thương mại Á châu Trần Thu Lan (đã bị bắt trước đó) khai 5 lần đưa cho Phú số tiền 7.000 USD để Phú "chạy" hạn ngạch dệt may. Lan bay ra Hà Nội như cơm bữa và "gặp Phú không dễ vì anh ta rất bận khách". Nhưng họ đã gặp nhau. Khi thì tiền trao trong quán cà phê, lúc thì ngay tại phòng làm việc của Phú. Kèm theo tiền là hồ sơ xin cấp quota.
Con trai Thứ trưởng Mai Văn Dâu bị bắt
Phú chỉ là chuyên viên "mèng" nhưng việc dùng mọi thủ đoạn làm sai quy trình tiếp nhận hồ sơ xin cấp quota vẫn trót lọt dễ dàng. Đáng ra, hồ sơ phải được nộp qua văn thư của Bộ sau đó được chuyển đến các nấc tiếp theo giải quyết. Nhưng Phú đã "đi lọt" tất cả và Phó GĐ Lan đã "ẵm" được quota (hạn ngạch mà Cty TNHH May và Thương mại Á châu được BTM cấp có thời gian trùng với những lần Lan ra Hà Nội để đưa hối lộ).
Trường hợp đối với Cty Á châu trên đây chỉ là số ít! Phú đã "ăn" của bao nhiêu DN? Và, ai cũng có một câu hỏi xoáy vào chuyện tham nhũng ở Bộ TM: Hạng "nhỏ" như Nguyễn Việt Phú mà cũng "gặt thoải mái" như vậy thì liệu cấp trên có trách nhiệm không? Là người phụ trách trực tiếp việc cấp hạn ngạch, Lê Văn Thắng đã bị bắt vì đã "trực tiếp ăn tiền" quota.
Ông Mai Văn Dâu ký bút phê để rồi... mặc Lê Văn Thắng?
Giám đốc DN Minh Hải, bà Lưu thị Minh Hiền khai đã "lót" 50.000 USD cho Trần Kim Dung (thường trú tại C5 Giảng Võ, Hà Nội) để chạy quota 20.000 tá hàng dệt may vào Mỹ cho Cty TNHH QMI Industrial VN. Vậy Trần Kim Dung là ai? Theo lời khai của Vụ phó Lê Văn Thắng, Dung là bạn học cũ hồi ở Liên Xô cách đây gần 20 năm. Mấy năm nay họ càng trở nên thân thiết. Dung nói đang làm việc cho QMI nên đã nhờ vả Thắng về chuyện quota. Dĩ nhiên quan hệ giữa họ về khoản "quota" không bao giờ là quan hệ suông. Số "đô" Thắng nhận từ Dung cứ rải rác nhiều lần đến nỗi...không nhớ là bao nhiêu!
Thắng khai rằng đã "bất ngờ" khi thấy hồ sơ xin cấp quota mà phía QMI đưa có bút phê của Thứ trưởng thưởng trực Bộ TM Mai Văn Dâu. Hồ sơ ghi rõ: "chuyển Vụ XNK xem xét"!
Việc cấp quota cho QMI, chuyên viên Phú cho biết: bà Dung đã nộp hồ sơ xin cấp hạn ngạch ưu tiên sử dụng vải trong nước của Cty QMI. Hồ sơ xin cấp hạn ngạch ưu tiên sử dụng vải trong nước nhưng QMI chỉ nộp kèm hoá đơn mua chỉ của Cty Phong Phú chứ không phải là hoá đơn mua vải. Tuy nhiên, trong hồ sơ đã có bút phê của ông Mai Văn Dâu và ông Lê Văn Thắng đề nghị xem xét. Phát hiện sai phạm, Phú báo cáo với Vụ phó Lê Văn Thắng. Nhưng ông Thắng không hề xử lý việc phạm qui của QMI, mà còn chỉ đạo gọi điện thoại cho bà Dung để bổ xung lại hoá đơn. Căn cứ hồ sơ của QMI và so với các tiêu chuẩn của quy chế phân bổ hạn ngạch, Phú đề xuất cấp cho QMI 1.632 tá cat các loại. Nhưng ngay sau đó, tự tay ông Lê văn Thắng chỉnh sửa nâng số lượng lên 20.000 tá. Thậm chí, Phú không hề đề xuất cấp loại cat 338/339 cho QMI nhưng ông Thắng vẫn duyệt cấp cho Cty này 12.000 tá). Lê Văn Thắng Thắng chuyển cho Phú một bản fax liệt kê tên các Cty bán vải cho QMI để lưu hồ sơ. Nguyễn Việt Phú khẳng định, bản fax liệt kê nêu trên không có giá trị để cấp hạn ngạch cho QMI, bởi đó không phải là hoá đơn chứng từ mua vải kèm trong hồ sơ mà bản quy chế phân bổ hạn ngạch hàng dệt may XK đi thị trường Mỹ đã quy định. |
-
Tùng Duy