221
7682
Pháp đình
phapdinh
/xahoi/phapdinh/
1305661
Hoạt động "ngầm" của "người giàu nhất Quảng Ninh"
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hoạt động 'ngầm' của 'người giàu nhất Quảng Ninh'
,

Thuộc diện phải quản lý đặc biệt nhưng "ông trùm" Phương "Ninh Hột" rất khó bị kiểm soát bởi hoạt động tinh vi.

TIN LIÊN QUAN

Phương có tiềm lực kinh tế lớn và có quan hệ rộng. Không chỉ ở trong nước, Phương thân thiết với rất nhiều thành phần phức tạp bên ngoài để phục vụ cho hoạt động đầu tư "ngầm", đặc biệt là sau khi việc làm ăn của công ty do Phương đứng đầu bị thua lỗ.

"Bắt tay" với đối thủ?

Sau thời gian lánh nạn bởi sự cố đường dây buôn bán gỗ lậu bị triệt phá tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như việc thua lỗ trong hàng loạt vụ áp phe lớn, năm 2008, Phương "Ninh Hột" tập trung xây nhà riêng. Đồng thời, Phương đầu tư trang thiết bị, củng cố hoạt động kinh doanh của Công ty Quang Phát. Nhà riêng của Phương "Ninh Hột" là một biệt thự hoành tráng ngay cạnh trụ sở Công ty Quang Phát ở mặt đường Hùng Vương, Thành phố Móng Cái.

Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng những đối tượng hình sự để bảo vệ mình và xử lý một số việc xã hội như đe dọa, thanh toán lẫn nhau trong quan hệ làm ăn kinh tế, "ông trùm" Phương “Ninh Hột" có những động thái lạ. Phương vẻ như "bắt tay" với nhiều doanh nghiệp khác ở địa bàn vùng biên, kể cả những doanh nghiệp mà Phương coi là đối thủ. Nhưng thực chất là Phương lợi dụng họ để tạo nên sức mạnh "chính thống" (chứ không phải do Phương quan hệ, mua chuộc) gây sức ép với chính quyền trong việc mở rộng đường làm ăn.

Mô tả ảnh.
Đại bản doanh của ông trùm



Nhiều người dân và doanh nghiệp ở Móng Cái còn nhớ, do có sự tranh chấp về việc bốc xếp dưới điểm thông quan Lục Lầm, năm 2008 Phương "Ninh Hột" đã có lần điều hành đám đàn em mang xe tải xuống đỗ giữa đường gây ách tắc giao thông, đồng thời vận động các doanh nghiệp tại Móng Cái gây sức ép với chính quyền Móng Cái trong cuộc họp các doanh nghiệp để giành lợi thế trong việc quản lý tại điểm thông quan.

Từ đầu năm 2009, phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tuyến đường biên, tăng cường công tác chống buôn lậu, đặc biệt đối với hàng thực phẩm đông lạnh, hàng ô tô đã qua sử dụng. Cơ chế này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Công ty Quang Phát của Phương "Ninh Hột" có số lượng hàng đông lạnh rất lớn, tiền chi phí lưu thông, tiền sử dụng điện hàng ngày để bảo quản hàng hoá có tháng lên tới vài tỷ đồng. Bên cạnh đó, các dịch vụ tại các Cảng Quang Phát I, Quang Phát II hay bến Lục Lầm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, mấy tháng đầu năm 2009, Công ty Quang Phát xuất khẩu chủ yếu một số mặt hàng không chuyên như vi tính, lốp đã qua sử dụng.

Trong thời gian được gọi là khó khăn này, Phương "Ninh Hột" cùng người vợ ba tên Thơm củng cố lại tổ chức của công ty Quang Phát, điều em trai là Nguyễn Tiến Chung điều hành hoạt động bốc xếp tại bến Lục Lầm, đồng thời sa thải một số tay chân thân tín, trong đó có cả người trong gia đình vợ cả trước đây, vì Phương cho rằng những người này gian lận trong cấp phát xăng dầu, cấu kết với người ngoài bán hàng của công ty thu lợi cá nhân.

Vừa khẩn trương xây biệt thự và mua sắm máy móc lắp đặt tại cảng bốc xếp Thác Hàn, ở phường Ninh Dương, TP.Móng Cái, Phương "Ninh Hột" vừa chỉ đạo tay chân thân tín ra nước ngoài giải quyết dứt điểm hợp đồng buôn bán phân đạm hồi cuối năm 2008 đã khiến Công ty Quang Phát lỗ to. Hoạt động liên doanh, chế biến cao su giữa Phương với chủ hàng Trung Quốc cũng theo "dây chuyền" ngừng hoạt động vì không hiệu quả. Nhưng bù lại, nhờ quan hệ, Phương được nhận đầu tư công trình đường dẫn cầu Bắc Luân II.

"Luật" của "ông trùm"

Trong khi các doanh nghiệp khác hoạt động tại vùng biên lao đao vì những biện pháp mạnh từ phía Trung Quốc thì Phương "Ninh Hột" vẫn có nguồn thu không nhỏ từ những hoạt động đầu tư "ngầm". Đó là hoạt động kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất hàng rác thải (vi phạm Công ước Basel về bảo vệ môi trường) và buôn lậu, bảo kê hàng hoá qua biên giới tại tuyến km4 Hải Sơn, Móng Cái (chủ yếu là động vật hoang dã quý hiếm hoặc một số sản phẩm Nhà nước cấm). Có thông tin cho rằng, trước khi xảy ra vụ trọng án tại ngã 3 Lục Chắn hồi tháng 5/2009, Phương "Ninh Hột" đã có ý định bỏ hoạt động trên tuyến biên giới Hải Sơn, dành cho đàn em khai thác, còn Phương thì tập trung vào các cảng và hoạt động kinh doanh của Công ty Quang Phát.

Trong hoạt động ngầm, "ông trùm" đường biên Phương "Ninh Hột" chủ yếu chỉ đạo đàn em từ xa, sẵn sàng dằn mặt bất kể đối tượng nào dám nhăm nhe xâm chiếm địa bàn. Phương đã tự đề ra một quy định bất thành văn: Những mặt hàng nào mà Phương độc quyền như động vật tươi sống, đặc biệt là tê tê và rắn hổ mang thì không ai được làm. Nếu ai có hàng thì phải bán cho Phương hoặc phải qua tay Phương "bao" qua biên giới. Phương còn "bật đèn xanh" cho đàn em đứng ra tổ chức đưa người Việt Nam xuất cảnh trái phép, người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam qua đường km4.

Khoản nợ kếch xù

Theo nguồn tin riêng của ĐS &PL, tính từ năm 2005 đến khi Phương "Ninh Hột" bị bắt, Công ty Quang Phát đã vay NHNN &PTNT Móng Cái 58 tỷ đồng đẻ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Sau khi "ông trùm" sa lưới, toàn bộ hoạt động làm ăn của Công ty Quang Phát chững lại. Hoạt động ngầm của Phương gặp nhiều khó khăn. Hàng hoá tại cảng Quang Phát I, Quang Phát II liên tục bị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý gắt gao.

Nhiều bạn hàng nghe tin Phương "Ninh Hột" bị bắt đã quay đi, các dịch vụ bốc xếp, cảng xếp dỡ hàng hoá gần như không có khách, nhiều cá nhân làm ăn chung với Phương cũng mau chóng rút vốn ra làm ăn riêng. Vì thế khả năng thanh toán nợ của Công ty Quang Phát không thể xem là chuyện nhỏ. Được biết, Công ty Quang Phát còn nợ NHNN &PTNT Móng Cái hơn 30 tỷ đồng.

Dù chỉ là những thông tin truyền tai, nhưng người dân vùng biên đều hiểu Phương "Ninh Hột" có mối quan hệ rộng rãi với nhiều quan chức và các lực lượng chức năng có liên quan đến công tác chống buôn lậu, kể cả của ta lẫn Trung Quốc. Bằng chứng là khi Chính quyền Trung Quốc siết chặt quản lý đường biên, nhưng hàng hoá của Phương vẫn xuất được, kể cả hàng lậu qua đường biên, trong khi các chủ hàng khác không thể xoay sở được. Hơn nữa, Phương thường được "ưu ái" khi xin cấp phép giấy tờ, các dự án đầu tư.

Ngoài các đối tượng buôn lậu tại Trung Quốc, các ông chủ đứng sau, các đối tượng trực tiếp bao biện, các đối tượng hình sự tại Đông Hưng, Phương còn thân thiết với nhiều người Việt Nam định cư tại Mỹ, Canada, các nước châu âu, những người Việt gốc Hoa nay sống tại các địa bàn Quảng Châu, Đông Hưng để phục vụ cho hoạt động buôn lậu, hàng xuất nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất của cá nhân Phương. Tại Móng Cái, Phương "Ninh Hột" sử dụng những đối tượng đàn em thân tín như Hải Bài, Thu "Miên", Thông "già" và cả em trai, sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của Phương.

Mọi hoạt động của Phương "Ninh Hột" đều nằm trong sự theo dõi của cơ quan công an, nhưng để kiểm soát, bắt quả tang hay xác định diễn biến hoạt động cụ thể của "trùm" không hề dễ dàng. Kể từ khi đi lánh nạn về (năm 2008), Phương rất ít khi đi đâu mà ngồi nhà điều hành việc kinh doanh. Phương hoạt động tinh vi, sử dụng rất nhiều sim và máy điện thoại khác nhau, xong việc là bỏ.

Theo ĐSPL

(còn nữa)

Điều kín kẽ của "ông trùm" vùng biên Đông Bắc là chuyện chơi bời. Chơi và biết chơi cũng là chuyện thường tình của các "ông trùm" khi đã nắm trong tay lợi thế giang hồ và tiềm lực kinh tế. Nhưng với Phương "Ninh Hột" thì khác...

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Pháp đình'

,
,