- Trong phần lương, thưởng của các công ty CP có vốn nhà nước vừa qua cũng có một số “trục trặc” như: lương thưởng lao động quản lý cao, mức chênh lệch giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp khá lớn.
Xung quanh về vấn đề này, Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng vụ Tiền lương–Tiền công (Bộ LĐTB&XH) trao đổi cùng báo giới...
Bà Tống Thị Minh (Ảnh: LĐ). |
- Đối với tiền lương, tiền thưởng trong các công ty CP hóa nhà nước chúng tôi quản lý thông qua người đại diện phần vốn đóng góp đối với chủ sở hữu. Trong phần lương thưởng của các công ty CP có vốn nhà nước vừa qua cũng có một số “trục trặc” như: lương thưởng lao động quản lý cao, mức chênh lệch giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp khá lớn.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chúng tôi đang phối hợp với nhiều bộ ngành xem xét để sớm hoàn thành văn bản nghị đình để tăng cường vai trò của nhà nước với tư cách là người đại diện của chủ sở hữu phần vốn đóng. Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu sẽ có những can thiệp với khối doanh nghiệp này về nhiều nội dung như: cử người sang đại diện, quản lý vốn, định hướng… chứ không riêng gì về tiền lương, tiền thưởng.
Xin trở lại vấn đề, với mức lương, thưởng bình quân như Bộ đã thông báo, vậy có phải năm 2009 doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốt hơn doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân không?
- Theo quy định quản lý tiền lương đối với người lao động theo doanh nghiệp nhà nước, với mức suy giảm của nền kinh tế năm 2009 thì nhiều doanh nghiệp nhà nước sẽ rơi vào tình trạng giảm lương người lao động hoặc phải sa thải lao động. Nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng bởi suy giảm lợi nhuận, năm sau không thể cao hơn năm trước được nên buộc phải giảm lương cho người lao động (Cứ giảm 1% lời nhuận thì giảm 0,5% tiền lương). Nếu theo đúng quy định luật pháp hiện hành thì thu nhập và tiền lương của người lao động không còn hoặc doanh nghiệp phải cho người lao động thôi việc.
Xuất phát từ quy định đó, trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế, để đảm bảo đời sống việc làm và thu nhập cho người lao động và đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, Bộ LĐTB&XH đã yêu cầu các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước báo cáo tình hình. Trên cơ sở báo cáo cũng như các ý kiến của các doanh nghiệp và ý kiến thống nhất của các bộ ngành, thì liên bộ Bộ LĐTB &XH và Bộ Tài chính có trình Thủ tướng Chính phủ xử lý đơn giá tiền lương năm 2009.
Tuy nhiên, xử lý đơn giá tiền lương năm 2009 nếu theo quy định thì tiền lương bình quân của người lao động sẽ giảm đáng kể và ảnh hưởng rất ghê gớm đến đời sống người lao động. Trên tinh thần như thế chúng tôi có trình Thủ tưởng Chính phủ trong đó có ban hành nhiều trường hợp. Cụ thể:
Đối với những doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận giảm, thì theo quy định tiền lương của người lao động phải giảm. Nhưng có yếu tố khách quan do giá cả không giảm nên để đảm bảo đời sống cho người lao động Bộ LĐTB& XH đã xin ý kiến Thủ tướng là đối với những doanh nghiệp không đảm bảo được lợi nhuận tăng theo quy định thì xác định đơn giá tiền lương tối đa bị giảm trừ không quá 15%.
Đối với những doanh nghiệp lỗ thì tiền lương của người lao động sẽ bị giảm nhưng mức giảm không quá 20%.Có nghĩa là vẫn đảm bảo đời sống của người lao động với mức lương bằng 80% năm 2008.
Tôi cho rằng, chính nhờ xử lý tiền lương năm 2009 cho nên các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có mức tăng thấp nhất so với các khu vực kinh tế khác chỉ hơn 7% nhưng đời sống của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước vẫn ổn định.
Xin cám ơn bà!
Theo báo cáo cuối năm của Bộ LĐTBXH:
Tiền lương bình quân năm 2009 của người lao động trong các doanh nghiệp ước tính đạt 2,84 triệu đồng/ người/ tháng, tăng 10,08% so với năm 2008. Doanh nghiệp nhà nước đạt 3,50 triệu đồng người/ tháng tăng 7,37% so với năm 2008.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 2,65 triệu đồng/ người/ tháng, tăng 9,96% so với năm 2008. Doanh nghiệp dân doanh ướn tính đạt 2,05 triệu đồng/ người/ tháng tăng 10,81% so với năm 2008. Mức thưởng Tết bình quân năm 2009 đối với người lao động chung cả ngước khoảng 1,85 triệu đồng/ người cao hơn so với năm 2008 khoảng 300 ngàn đồng/ người. Trong đó doanh nghiệp nhà nước khoảng 2,2 triệu đồng/ người, doanh nghiệp dân doanh khoảng 1,4 triệu đồng/ người và doanh nghiệp FDI khoảng 1,9 triệu đồng/ người. |
-
Vũ Điệp (ghi)