221
1405
Lao động
laodong
/xahoi/laodong/
897980
Bắt đầu được phép xuất khẩu lao động sang Mỹ
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bắt đầu được phép xuất khẩu lao động sang Mỹ
,

(VietNamNet) -  Chiều 9/2, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Thanh Hoà cho biết, Chính phủ vừa đồng ý cho phép đưa lao động sang Mỹ làm việc. Năm nay, có thể xuất khẩu nhiều lao động sang nước này, dù quy trình còn gặp nhiều khó khăn.

>> Cánh cửa hẹp xuất khẩu lao động sang Mỹ
>> Sắp xuất khẩu lao động sang Mỹ

Lao động của Công ty AIC chuẩn bị sang nước ngoài làm việc.

Ông Hoà cho biết, trong năm 2006, Bộ LĐTB&XH đã có 2 đoàn sang Mỹ khảo sát thị trường. Hiện nay, cũng đã có 2 DN được phép đưa thí điểm lao động sang làm việc tại Mỹ là Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC và Trung tâm XKLĐ Viracimex.

Quy trình đưa lao động vào thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn nhưng ông Nguyễn Thanh Hoà khẳng định, Bộ LĐTB&XH cùng các DN sẽ nỗ lực vượt qua. Chính vì sự khó khăn này, cung cách làm việc của lao động, DN sẽ được cải thiện để thích hợp.

Được biết, thị trường lao động này rất chặt chẽ về luật pháp và bất cứ nước nào muốn đưa lao động sang Mỹ đều phải nghiêm chỉnh chấp hành. Một trong những nhu cầu lao động thị trường Mỹ đang rất cần là y tá. Tuy nhiên, Cục Quản lý lao động ngoài nước chia sẻ, Việt Nam chưa đào tạo được y tá giỏi, đáp ứng đúng yêu cầu của đối tác ở các nước phát triển. Ngoài ra, người làm nghề này phải cực kỳ thông thạo ngoại ngữ. ''Tuy nhiên, nếu được lựa chọn làm y tá ở thị trường này, lương sẽ rất cao...'' - Ông Hoà nói.

2007: XKLĐ sang nhiều nước mới

Ngoài thị trường Mỹ, năm 2007, các DN sẽ tập trung vào các thị trường mới khác như Canada, Úc, Trung Đông, Ma Cao... Thị trường Canada hiện đang được xúc tiến và bộc lộ nhiều tiềm năng nhưng cũng không dễ để đưa lao động vào vì sự chặt chẽ của luật pháp nước sở tại.

Thị trường Úc là thị trường cao cấp, lương tối thiếu của lao động khoảng 3.000 USD và chủ yếu tiếp nhận lao động có kỹ thuật, ngoại ngữ cao để dễ hoà nhập. Chuẩn bị lâu dài cho thị trường này, Bộ LĐTB&XH đã yêu cầu các DN phải có các cơ sở đào tạo tốt và đặc biệt phải liên kết với phía bạn để có đào tạo được lao động thích hợp. Theo ông Hoà, nếu có cơ sở đào tạo thật sự tốt, chúng ta sẽ đủ sức cạnh tranh được với các thị trường khác.

Năm 2006, thị trường Úc đã có bước khởi động khả thi và trong năm 2007 sẽ tiếp tục chuyển biến do sự tích cực của Cục Quản lý lao động ngoài nước cùng các DN.

Một thị trường mới nữa là Ma Cao. Đây là thị trường đang thí điểm, hiện có rất nhiều lao động nước ngoài khác đang làm việc tại đây. Hiện, Việt Nam mới chỉ có 2 công ty đưa lao động đi làm thí điểm ở thị trường này.

Năm 2007, thị trường nhiều tiềm năng Trung Đông cũng sẽ tiếp tục được khai thác. Đích thân Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hằng đã đi nhiều nước trong khu vực Trung Đông để khảo sát thị trường như Quatar, Ảrập Xêút, Dubai... Tuy nhiên, các thị trường Trung đông đã bắt đầu bộc lộ một nỗi lo giống như thị trường Đài Loan trước đây. Đó là nhiều DN đưa lao động sang, không có đại diện tại thị trường, lao động chất lượng chưa cao, ngoại ngữ kém dẫn đến những "sự cố" không đáng có trong quá trình làm việc...

Cục trưởng Hoà khẳng định, năm 2007, Cục sẽ quản lý kiên quyết các vấn đề nổi cộm có thể phát sinh ở thị trường này. Cụ thể, sẽ rà soát lại các DN đưa lao động sang thị trường Quatar, quy định về đại diện của DN tại thị trường, xử lý nghiêm khắc khi DN thông tin sai cho lao động về lương, thành lập Ban quản lý lao động tại Quatar. ''Không thể vì số lượng mà để ảnh hưởng tới thị trường Trung Đông được...!'' - ông Hoà nói.

  • Thế Lê Vinh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,