221
1405
Lao động
laodong
/xahoi/laodong/
796186
Để tránh bị lừa tiền "chạy" xuất khẩu lao động...
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Để tránh bị lừa tiền 'chạy' xuất khẩu lao động...
,

(VietNamNet) - Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng triệt phá nhiều vụ lừa đảo đi XKLĐ, đặc biệt là lừa lao động sang Hàn Quốc. Trao đổi của ông Vũ Minh Xuyên - Phó giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH) về vấn đề này.

Cty cổ phần Đầu tư phát triển ADB từng lừa đảo người lao động- Ảnh: GiangVT

- Thưa ông, vì sao thời gian gần đây người lao động lại dễ bị lừa đi XKLĐ?

- Nhược điểm lớn nhất của nhiều lao động hiện nay tin tưởng vào ''cò'' hơn cả các cán bộ, chuyên viên trong lĩnh vực XKLĐ. Họ đã được tư vấn về quy trình, chính sách, làm cách nào để phòng tránh… nhưng sau đó nghe ''cò'' rủ rỉ thì lại tin ngay và trao tiền, đưa hồ sơ.

Qua một số năm vừa rồi, tôi nhận thấy nhiều địa phương làm rất tốt việc phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng đi XKLĐ Hàn Quốc nhưng cũng có địa phương làm không tốt đã để xảy ra tiêu cực, lừa đảo.

Hơn nữa, từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, nhiều DN xin được giấy phép có chức năng giới thiệu việc làm cũng lập lờ hoạt động trong lĩnh vực này. Về nguyên tắc, những doanh nghiệp này không được phép đưa, giới thiệu lao động ra nước ngoài làm việc. Thế nhưng một số nơi họ vẫn làm. Đặc biệt, có trung tâm giới thiệu việc làm còn quảng cáo: ''Giới thiệu việc làm trong và ngoài nước''!

Xin ông "bày cách" tránh bị lừa cho người lao động muốn đi XKLĐ Hàn Quốc...?

- Hiện nay, lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc chủ yếu bằng 2 chương trình là tu nghiệp sinh và theo Luật cấp phép mới của Hàn Quốc. Với chương trình tu nghiệp sinh đến hết năm nay sẽ bị loại bỏ. Chương trình này hiện nay tại một số lĩnh vực gần đã đủ chỉ tiêu nên không tiếp nhận lao động nữa. Hiện người lao động sang Hàn Quốc chủ yếu thông qua Luật cấp phép mới và từ năm sau chỉ tồn tại một chương trình này.

Theo Luật cấp phép mới, sẽ công bằng hơn đối với lao động và rõ ràng hơn, tránh được tiêu cực bởi không có doanh nghiệp nào được phép tham gia ngoài Cục Quản lý lao động và phía Hàn Quốc thực hiện. Đây là hoạt động phi lợi nhuận, Cục Quản lý lao động ngoài nước không thu bất cứ một khoản phí nào của người lao động mà chỉ bán hồ sơ và Cục có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ để chuyển tới phía Hàn Quốc để họ lựa chọn. Chọn lao động như thế nào phụ thuộc vào chủ sử dụng và các cơ quan chức năng Hàn Quốc thực hiện. Thông thường tỷ lệ được phép đi là 2 chọn 1… Vì vậy chúng ta không thể can thiệp.

Người lao động lưu ý, theo quy định thì chứng chỉ tiếng Hàn chỉ là điều kiện để được vào diện xét đi Hàn Quốc mà thôi. Việc thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn vừa qua của Hàn Quốc tại một số địa phương chỉ đơn thuần kiểm tra để cấp chứng chỉ cho người nào có nhu cầu đi sang Hàn Quốc lao động. Chứng chỉ này là điều kiện đầu tiên để đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt là chứng chỉ tiếng Hàn phải được cơ quan Hàn Quốc kiểm tra cấp chứng chỉ EPS - KLT, và người dự thi nào cũng được cấp chứng chỉ này nhưng trong đó có phần nhận xét đạt hay không .

Một lưu ý nữa là, đối với chương trình Luật cấp phép mới này, khi nộp hồ sơ người lao động không phải đóng, nộp bất cứ một khoản phí nào. Và không có một cá nhân nào ở Việt Nam có thể ''chạy'' được cho người lao động trúng tuyển cả. Người lao động chỉ phải đóng phí sau khi người lao động nhận được thông báo trúng tuyển. Vì lý do nào đó, khi nộp tiền người lao động muốn rút lại thì người lao động sẽ phải chịu phí tổn.

- Chi phí để người lao động được chọn sang Hàn Quốc lao động khoảng bao nhiêu, thưa ông?

- Theo Luật cấp phép mới của Hàn Quốc, mọi chế độ, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động ngoài nước và trong nước như nhau. Một trong những quy định là, mức lương tối thiểu của người lao động tại Hàn Quốc áp dụng cho một tháng làm việc 226 giờ là khoảng 760 USD/tháng chưa kể làm thêm… Bên cạnh đó, số tiền chi phí mà người lao động phải bỏ ra để được đi lao động tại Hàn Quốc chỉ khoảng 1.150 USD, trong đó 699 USD chi phí cộng với 450 USD phí bảo hiểm.

Luật cấp phép mới này đã tạo ra được sự công bằng, đặc biệt là lao động dân tộc tại các vùng miền. Đặc biệt tránh được rủi ro, qua nhiều trung gian là việc tuyển chọn lao động không thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà giao cơ quan nhà nước hai bên thực hiện. Với thời gian làm việc là 2 năm, nếu làm tốt sẽ được gia hạn thêm một năm.

- Xin cảm ơn ông!

  • Thụy Du (thực hiện) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,