221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
1295747
Kiểm điểm trách nhiệm vụ sập 11 căn nhà ở Thanh Đa
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Kiểm điểm trách nhiệm vụ sập 11 căn nhà ở Thanh Đa
,

- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu lãnh đạo quận Bình Thạnh kiểm điểm trách nhiệm trong việc chậm triển khai các dự án chống sạt lở.

Nguy cơ sập tiếp 15 căn nhà

Đến sáng 26/7, ngoài 11 căn nhà bị sạt lở, chìm xuống kênh Thanh Đa, 15 căn kế cận cũng có nguy cơ bị hà bá nuốt chửng.

Theo quan sát của PV VietNamNet, 15 căn nhà liền kề đang có dấu hiệu nứt tường, nền nhà. Tính đến buổi chiều cùng ngày, các vết nứt toác xuất hiện ngày càng nhiều.

Ông Nguyễn Song, chủ hộ 17/149 đường số 3, cư xác Thanh Đa cho biết: “Hôm qua tôi còn thấy nứt nhỏ, nay thì nhiều vết nứt toác đã xuất hiện trên tường, dưới nền nhà…”. Theo yêu cầu của UBND P.27, ông Song đã di dời ra ngoài, đề phòng nhà có thể sập bất cứ lúc nào.

Đến khoảng 12h cùng ngày, lực lượng cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP bắt đầu tiến hành lặn, trục vớt tài sản của người dân bị chìm sông.

1.jpg

Người dân nấu nước pha mì từ bếp than còn sót lại sau đêm bị "hà bá" nuốt nhà. Ảnh: Thái Phương

Phê bình

Ngày 26/7, trong buổi họp khẩn với lãnh đạo quận Bình Thạnh, các sở ngành liên quan về phương án hỗ trợ, di dời khẩn cấp người dân trong vùng sạt lở, ông Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch UBND TP phê bình lãnh đạo phường và quận.

“Lãnh đạo phường và quận nên kiểm điểm lại trách nhiệm của mình trong việc triển khai các dự án cấp bách đã được cảnh báo mấy năm qua. Sạt lở là thiên tai nhưng có thể phòng tránh được nếu các dự án sớm thực hiện”- ông Tín nói. “Khu vực huyện Nhà Bè tuy sạt lở thường xuyên nhưng phần lớn là đất ruộng, đồng trống. Còn Bình Thạnh là quận nội thị, sạt lở sẽ ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống người dân nên cần phải quan tâm hàng đầu”.

Sở Cảnh sát PCCC được huy động đến trục vớt tài sản cho người dân. Ảnh: Thái Phương

Ông Tín yêu cầu các dự án xây bờ kè chống sạt lở dọc kênh Thanh Đa tiến hành nhanh. Nếu đã bồi thường, di dời người dân thì kiên quyết không để dân tái lấn chiếm, quay lại sống trên kênh rạch có nguy cơ sạt lở.

Nhiều người dân vẫn không tin căn nhà, tài sản của mình đã bị "bà thuỷ" nuốt chửng. Ảnh: Thái Phương

Ông Tín cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan tìm nơi tạm cư, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người dân, cứu trợ đột xuất cho các hộ dân có nhà bị chìm sông. Khu đường sông tiếp tục khảo sát hàm ếch, theo dõi tình trạng sạt lở nhất là trong mùa mưa bão đang đến…

Từ lâu khu vực kênh Thanh Đa đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Chính quyền địa phương thường xuyên yêu cầu người dân nêu cao cảnh giác, đề phòng sạt lở vào giữa đêm khuya. Trong khi đó, tiến độ thực hiện những dự án chống sạt lở tại đây rất chậm.

Cụ thể: dự án chống sạt lở bờ kênh Thanh Đa được chia thành 4 đoạn. Riêng hai đoạn 1.2 và 1.4 (P27,28) mới ở bước khảo sát, đo vẽ hiện trạng và chưa được TP ghi vốn triển khai trong năm 2010 thì xảy ra sự cố làm sập 11 căn nhà.

TP.HCM còn 42 điểm có nguy cơ bị "hà bá" nuốt

Theo ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nào tình trạng sạt lở đất cũng xảy ra trên địa bàn TP. Hàng loạt các văn bản chỉ đạo, nhắc nhở người dân cảnh giác, không sống gần các khu vực có nguy cơ sạt lở được ban hành tuy nhiên, vì điều kiện sinh sống người dân buộc phải sống bên miệng “hà bá”.

Hiện TP còn 42 điểm có nguy cơ sạt lở cao nằm ở các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, quận 12, Thủ Đức… Riêng quận Bình Thạnh vẫn còn 8 điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Trong khi đó, các dự án chống sạt lở trên địa bàn TP đang triển khai chậm khiến nhiều khu vực người dân phải trông chờ vào may rủi từ “bà thuỷ”.

  • Thái Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,