221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
1266207
Hầm dìm Thủ Thiêm đang thế nào trước giờ G?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hầm dìm Thủ Thiêm đang thế nào trước giờ G?
,

- Đến chiều 5/3, mọi công tác chuẩn bị cho việc dìm đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên đều đã sẵn sàng. “Đoàn tàu lai dắt của Thái Lan có nhiều kinh nghiệm thực hiện các công trình tương tự. Nhiều khúc sông ở Thái Lan cũng cua gấp và hẹp hơn sông Sài Gòn nhưng chưa hề xảy ra sự cố nào” - đại diện BQL Đại lộ Đông Tây khẳng định.

>Xem kỹ thuật đặc biệt đánh chìm hầm dìm ở TP.HCM

>TP.HCM:Hầm dìm Thủ Thiêm được phép dìm sông

Chiều 5/3, BQL Đại lộ Đông Tây đã có buổi họp báo về tình hình chuẩn bị cho ngày dìm hầm Thủ Thiêm - hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á vào sáng 7/3. Hiện mọi công tác chuẩn bị cho việc dìm đốt hầm đầu tiên ở bể đúc Nhơn Trạch và khu vực dìm hầm đều sẵn sàng.

“Sáng mai chúng tôi sẽ bắt đầu diễn tập thử nghiệm với sự tham gia của toàn bộ các đơn vị liên quan để phục vụ công tác kiểm tra máy móc, kỹ thuật sẵn sàng cho ngày 7/3 chính thức lai dắt. Hiện các tàu kéo của Thái Lan đã về đến Vũng Tàu và sẽ tới bể đúc trong tối nay” - ông Vương Hoàng Thanh, PGĐ BQL Đại lộ Đông Tây cho biết.

Một trường hợp lai dắt đốt hầm với 2 tàu kéo chính và các tàu sau đi hỗ trợ. Ảnh: BQL dự án cung cấp

Liên quan đến việc các tàu thuê từ Thái Lan không đủ mã lực lai dắt đốt hầm như lo ngại của lãnh đạo TP.HCM trong buổi họp chiều 2/3, BQL DA Đại lộ Đông Tây cho biết nhà thầu Obayshi cam kết sẽ đảm bảo việc các tàu kéo lai dắt an toàn, tuân thủ theo các yêu cầu của hoa tiêu…

Toàn bộ quá trình lai dắt, dìm hầm Thủ Thiêm xuống lòng sông Sài Gòn sẽ được quay phim trên không, dưới nước và đường bộ với sự tham gia của Sư đoàn Không quân 370, Đài Truyền hình và Công ty Cầu phà TPHCM.

“Họ có kinh nghiệm lai dắt trong các công trình tương tự như thế này. Nhiều khúc sông ở Thái Lan còn hẹp và cua nguy hiểm hơn đoạn đường lai dắt hầm Thủ Thiêm nhưng công tác lai dắt đều không gặp sự cố gì” - lãnh đạo BQL Đại lộ Đông Tây khẳng định.

Đúng 7h sáng ngày 7/3, đoàn lai dắt sẽ bắt đầu xuất phát từ bể đúc Nhơn Trạch trong hành trình 22km. Mỗi đốt hầm nặng 27.000 tấn được kéo bởi 4 tàu kéo chính, 1 tàu kéo dự bị, 2 tàu đẩy cảnh giới và 5 cano cao tốc đi cùng hành trình.

Theo ông Thanh, đoạn đường 22km từ bể đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai về khu vực đánh dìm hầm có 4 khúc sông nguy hiểm như khu vực cầu Phú Mỹ dòng chảy mạnh đổ về phía quận 7; khu vực ngã ba sông hẹp hay nơi có dòng nước rối… Trước tình hình này lộ trình lai dắt được chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 từ vị trí bể đúc về ngã ba sông Sài Gòn (ngã ba đèn đỏ) có tuyến giao thông rộng nên đoàn lai dắt sẽ di chuyển với vận tốc 5.5km/h. Khu vực từ ngã ba đèn đỏ đến vị trí đánh dìm khu vực Thủ Thiêm, quận 1 có nhiều đoạn bờ sông uốn cong, nguy hiểm nên vận tốc lúc này chỉ vào khoảng 3.7km/h.

Trên đường lai dắt hầm dìm dài 22km có 4 khúc cua nguy hiểm (được đánh vòng tròn). Ảnh: Thái Phương

“Đây là công trình quy mô lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc điểm quá trình lai dắt là toàn bộ giao thông thủy trên sông Nhà Bè đều phải cô lập, theo hình thức cuốn chiếu với 11 chốt cảnh giới. Sau đó, trong lúc dìm hầm Thủ Thiêm khoảng 12h ngày 7/3 sẽ cô lập toàn bộ khu vực hầm dìm Thủ Thiêm suốt 36 tiếng cho đến khi dìm thành công đốt hầm đầu tiên trong ngày 8/3” - ông Lương Minh Phúc, Giám đốc BQL Đại lộ Đông Tây nói.

Theo kế hoạch đến ngày 9/3 sẽ hoàn thành các công việc cơ bản dìm đốt hầm đầu tiên. Đến sáng ngày 10/3 thực hiện nghi thức kết nối đốt số 1 và hầm dìm Thủ Thiêm. Từ tháng 3 đến tháng 6 các đốt hầm tiếp theo sẽ được dìm theo lộ trình tương tự. BQL Đại lộ Đông Tây cho biết đến tháng 9/2010 sẽ cơ bản hoàn thành xong việc dìm hầm.

Các tình huống sự cố có thể xảy ra và phương án xử lý:

1. Đốt hầm có thể va phải vật thể chìm dưới đáy sông: Kiểm tra hải đồ và tiến hành quan trắc đáy sông.

2. Đứt dây kéo đốt hầm: Tàu kéo dự phòng đi sau sẽ hỗ trợ ngoài dây cáp dự trữ để thay thế.

3. Các tàu nhỏ mất điều khiển và trôi gần đến đốt hầm: Tập trung tàu đẩy và cảnh giới làm nhiệm vụ cảnh báo các tàu xung quanh, còn tàu kéo đẩy các tàu nhỏ ra khỏi đường đi của đoàn lai dắt.

4. Tàu kéo bị tắt máy: Thay thế bằng tàu dự phòng

5. Vách ngăn đầu hầm bị thủng hoặc sự cố buộc phải đánh dìm hầm tại chỗ: Nếu nước rò rỉ vào trong thì vẫn tiếp tục lai dắt đến vị trí đánh chìm. Nếu hư hỏng mà không thể kéo đi được nữa, bắt buộc phải đánh dìm tại chỗ rồi nhờ các đơn vị thả phao điều chỉnh lưu thông hàng hải… đến khi khắc phục xong.

6. Ngoài ra, BQL cũng đánh giá các nguy cơ rủi ro có khả năng xảy ra trong quá trình lai dắt các đốt hầm và lên phương án bố trí điểm neo đậu tạm thời…

  • Thái Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,