221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
916194
Ven sông Hồng có đô thị, công viên như sông Hàn?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Ven sông Hồng có đô thị, công viên như sông Hàn?
,

(VietNamNet) - Ai từng ấn tượng với vẻ lung linh của thành phố, công viên ven sông Hàn (Seoul, Hàn Quốc) qua du lịch, phim ảnh... giờ đây có thể kỳ vọng sẽ ’’tái ngộ’’ những cảnh này tại khu vực ven sông Hồng (đoạn qua Hà Nội).

Đại diện chính quyền Seoul (Hàn Quốc) nói về dự án hợp tác giữa 2 thành phố Hà Nội - Seoul (Ảnh: H.H).
Đại diện chính quyền Seoul (Hàn Quốc) nói về dự án hợp tác giữa 2 thành phố Hà Nội - Seoul (Ảnh: H.H).

’’Nhân bản’’ sông Hàn để lập "kỳ tích sông Hồng"!

Cùng chảy qua thủ đô, những con sông này thực sự là ’’kim cương’’ giữa đất trời song rõ ràng khu vực ven sông Hàn ví như viên kim cương đã được gọt dũa thành trang sức, còn khu vực sông Hồng vẫn là kim cương tiền chế, dạng thô!

Trong khi khu vực bên bờ sông Hàn (Seoul) đã hoàn chỉnh, ’’sắc nét’’ đến từng mét vuông thì hàng vạn hộ dân định cư dọc 40km bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội vẫn thường xuyên phải đối mặt với ngập lụt, mất ổn định. Bãi sông hư hại, đáy sông thay đổi nghiêm trọng...

Hoặc may mắn, hoặc cơ duyên, từ tháng 9/2005, rồi tiếp đó là những ’’mốc’’ tháng 4, 5/2006 - Thành phố Hà Nội đã ký với Seoul những ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác quy hoạch cải tạo và phát triển hai bên bờ sông Hồng đoạn qua Thủ đô. Liền sau đó, một tổ công tác gồm rất nhiều chuyên gia các ngành thủy lợi, đô thị, giao thông, xây dựng... của Seoul đã đến Hà Nội, bắt đầu nghiên cứu phương án quy hoạch, cải tạo và khai thác hai bên bờ sông Hồng, bao gồm việc trị thuỷ, tái định cư và khai thác sử dụng đất. Chi phí cho việc này dự kiến khoảng 5 triệu USD, trong đó 90% do Seoul đảm nhận.

Có thể ngắm cảnh sông Hàn (Seoul, Hàn Quốc) này để tưởng tượng về một tương lai không xa của đôi bờ sông Hồng (đoạn chảy qua Hà Nội)?!
Có thể ngắm cảnh sông Hàn (Seoul, Hàn Quốc) này để tưởng tượng về một tương lai không xa của đôi bờ sông Hồng (đoạn chảy qua Hà Nội)?!

Theo đó, phía bạn sẽ ’’áp’’ những kinh nghiệm quy hoạch, phát triển sông Hàn vào nghiên cứu cho sông Hồng (Hà Nội) với sự đảm bảo gần như chắc chắn: Thay đổi hoàn toàn diện mạo khu vực này; Chống lũ biên độ 250 năm; Cải tạo toàn bộ từ đê điều, môi trường sông đến lòng dẫn - biến nơi đây tương lai sẽ thành một đô thị tầm cỡ cạnh tranh quốc tế, thêm 9 vạn hộ gia đình đô thị có nhà ở, mở tối đa không gian thư giãn cho nhân dân...

Và cũng thật trùng hợp, cuối tuần qua, khi tại Seoul - chính quyền thành phố này thông qua dự án của Tập đoàn đường sắt Hàn Quốc xây dựng toà nhà chọc trời cao thứ 3 thế giới tại khu vực thương mại quốc tế bên bờ sông Hàn, thì ở Hà Nội - Ban chuyên trách dự án sông Hồng (gồm nhiều chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam) cũng báo cáo giữa kỳ Qui hoạch phát triển cơ bản khu vực sông Hồng đoạn Hà Nội và đã bước đầu được đánh giá khả quan.

Công viên mở - Đô thị hiện đại - Giao thông hoàn chỉnh

Phác họa khu vực công viên ven sông Hồng của Tổ dự án Seoul (Hàn Quốc)
Phác họa khu vực công viên ven sông Hồng của Tổ dự án Seoul (Hàn Quốc)

Theo PGS.TS Trần Xuân Thái - Trung tâm Động lực sông (Viện Khoa học thủy lợi), đây là dự án đầu tiên của Hà Nội mang tính quy hoạch cơ bản, trong đó đã nghiên cứu và giải quyết một cách tổng hợp liên hoàn nhiều vấn đề chính yếu nhất trên đoạn sông này. Đó là: quy hoạch chỉnh trị dòng sông, quy hoạch bãi sông, quy hoạch đường đê và quy hoạch đô thị ven sông Hồng.

Trước đây, nhiều cơ quan, tổ chức cũng đã nghiên cứu quy hoạch khu vực sông này nhưng mỗi nghiên cứu chỉ dừng ở một mức độ nhất định, bị chia tách thành từng vấn đề riêng biệt và nằm rải rác ở nhiều đề án, thuộc nhiều đơn vị khác nhau mà chưa có sự tổng hợp, gắn kết thành một nghiên cứu tổng thể như dự án Tổ công tác Seoul đang lập.

Khu vực hai bên bờ sông Hồng hiện lên trong dự án của các chuyên gia sông Hàn như một thành phố lớn, hiện đại và hoàn chỉnh, với 3.750ha xây dựng công viên ven sông, 2.384ha cải tạo và phát triển đô thị, đường đê kết hợp làm đường giao thông chính, ổn định suốt tả ngạn 80km và hữu ngạn 79km.

Dự án tận dụng không sót một khoảnh đất, bãi nào để ’’biến’’ thành: Khu bảo tồn sinh thái ven sông; Công viên thể thao tổng hợp; Công viên sinh thái lịch sử; Chỗ học tập tham chiếu sinh thái; Công viên mở dành cho nhân dân; Quảng trường; Đài phun nước; Khôi phục làng nghề truyền thống; Gồ đất gió và tháp canh để ngắm cảnh quan; Trung tâm EXPO quốc tế và Olympic; các cao ốc, biệt thự, chung cư, nhiều công trình giải trí, bãi đỗ xe...

KS Hà Đức Trung - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Ảnh: H.H)
KS Hà Đức Trung - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Ảnh: H.H)

Tuy nhiên, điểm ’’mạnh dạn’’ nhất của dự án được nhiều người cho là nằm ở sự đánh giá đúng bản chất của kỹ thuật chỉnh trị sông (bản chất dòng chảy, hành lang thoát lũ kết hợp đa mục tiêu) và đề xuất việc điều chỉnh tuyến đê hiện hữu ở một số khu vực cho hợp lý hơn.

Tổ dự án cho biết, việc đắp đê mới nhằm bảo đảm độ an toàn thoát lũ (mở rộng mặt cắt dẫn nước), bảo đảm cảnh quan ven sông, đồng thời có thêm quỹ đất từ khu vực mới nhập vào trong đê để phát triển đô thị...

Cũng theo PSG.TS Trần Xuân Thái, việc điều chỉnh vị trí đê này trước đây ở Việt Nam từng có những đề xuất tương tự nhưng vấp phải nhiều rào cản của quan niệm cũ: đê là ’’bất khả xâm phạm’’, ’’bất di bất dịch’’... Đó chính là sự lo lắng ’’tối đa’’ của các nhà quản lý đê - một sự lo lắng lẽ ra không nên tiếp tục khi giờ đây nền kinh tế đã phát triển, các vấn đề về kỹ thuật sông đều có thể được giải quyết (không như 30 - 40 năm về trước)!

KS Hà Đức Trung - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhận định, đề xuất đắp một tuyến đê mới nằm ở bãi sông hoàn toàn không trái với quy định của pháp luật hiện nay. Tuy nhiên, để dự án với ý tưởng táo bạo này có thể được duyệt - cần phải chờ một số quy hoạch khác được duyệt trước, làm cơ sở cho việc lập và thực hiện theo Luật Đê điều (sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007 tới).

Về phía Hà Nội, ông Phan Đình Đại - tổ viên Tổ dự án sông Hồng đưa ý kiến: ’’Dự án khả thi này cần có sự thẩm định của Bộ Xây dựng và đóng góp của các Bộ, ngành liên quan trước khi trình Chính phủ’’.

  • Tràng An Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,