221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
906748
"Xử" cán bộ dung túng nhà không phép-sai phép
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
'Xử' cán bộ dung túng nhà không phép-sai phép
,

(VietNamNet) - Chiều 9/3, UBND TP Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc về việc xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng liên quan một số vụ nhà xây không phép - sai phép tai tiếng vừa qua.

Soạn: HA 1052563 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Sẽ còn hay không còn phần nhà này của công trình số 4 Đặng Dung? (Ảnh: Hải Lan)

Theo đó, UBND TP cho biết đã nhận được Báo cáo ngày 14/2/2007 của Đoàn Thanh tra và văn bản số 327/BC-ĐTTLN của Đoàn Thanh tra liên ngành báo cáo về kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước và UBND TP đối với UBND các quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, UBND các phường, các cơ quan hành chính, các cán bộ công chức có liên quan để xảy ra một số công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô (vừa bị phát hiện).

Sau khi xem xét các báo cáo này, Chủ tịch UBND TP hoàn toàn đồng ý với kết luận của Đoàn Thanh tra tại Báo cáo trên, đồng thời giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh tra liên ngành đối chiếu kết quả thanh tra và kiến nghị xử lý cán bộ công chức có sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng tại các công trình để thống nhất đề xuất cách thức, mức độ và hình thức xử lý những cán bộ công chức này.

Việc đề xuất xử lý được yêu cầu phải đảm bảo tính thống nhất, chính xác và công bằng theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo UBND TP trước 20/3 tới.

Cùng với đó, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội và Chủ tịch UBND các quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng được giao nhiệm vụ căn cứ các báo cáo, kết luận của Đoàn Thanh tra (nói trên) để kiểm điểm trách nhiệm tổ chức và cá nhân (theo thẩm quyền), có hình thức xử lý phù hợp với từng tính chất, mức độ vi phạm cụ thể - báo cáo kết quả xử lý này trong tháng 3/2007 với UBND TP.

Trước đó, 13 cán bộ, công chức liên quan đã bị tạm đình chỉ công tác, chờ hình thức kỷ luật.

Được biết, quan điểm xử lý đã được thống nhất là: Xử lý nghiêm minh, công bằng theo quy định của pháp luật, đủ để răn đe chủ đầu tư công trình vi phạm, các đơn vị, cán bộ công chức đã buông lỏng quản lý, các đơn vị liên đới như: tư vấn thiết kế, giám sát và nhà thầu xây dựng...; Các công trình vi phạm nghiêm trọng phải được xử lý kiên quyết nhưng không cực đoan.

Việc xử lý các công trình vi phạm nghiêm trọng phải được xem xét cụ thể về thời điểm xây dựng và mức độ vi phạm về quy hoạch kiến trúc, cảnh quan môi trường, chất lượng công trình... và quan trọng hơn, thông qua xử lý, kiểm tra để đề xuất cơ chế chính sách trong quản lý xây dựng, quản lý trật tự xây dựng với chế tài đủ mạnh, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân dần đi vào nề nếp văn minh đô thị.

Liệu việc xử lý này có thật nghiêm minh khi Thanh tra của Hà Nội tuyên bố chưa phát hiện ra tiêu cực trong các vụ xây nhà không phép, sai phép.

Dự kiến phương án xử lý các công trình xây dựng sai phép:
Ngoài việc đình chỉ thi công xây dựng, ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước, các dịch vụ kinh doanh khác cho công trình - yêu cầu các chủ công trình phải có báo cáo cụ thể quá trình xây dựng, hồ sơ pháp lý, hồ sơ thiết kế công trình, các tài liệu có liên quan. Chủ công trình phải tự xác định mức độ vi phạm, đề xuất phương án, biện pháp, tiến độ khắc phục.

Căn cứ mức độ vi phạm, thái độ chấp hành và phương án, giải pháp khắc phục của chủ công trình để xử lý theo các hướng sau:

Phương án 1: Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc các công trình sai phép chủ đầu tư phải tự tháo dỡ phần xây dựng sai phép, nếu chủ đầu tư không tự khắc phục thì không cho phép đưa công trình vào khai thác sử dụng và có thể thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư phải trả kinh phí tổ chức cưỡng chế tháo dỡ. (Ưu điểm của phương án này là có tác dụng lâu dài, giữ nghiêm kỷ cương, luật pháp).

Phương án 2: Căn cứ mốc thời gian vi phạm của công trình, vận dụng các quy định của pháp luật có thể xem xét hoặc kiến nghị cho sử dụng hoặc sử dụng tạm thời với việc đáp ứng đồng thời các yêu cầu, điều kiện sau:
- Công trình phải cơ bản phù hợp với quy hoạch, kiến trúc khu vực.
- Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và an toàn theo quy định.
- Phải tự nguyện khắc phục các thiệt hại mà chủ đầu tư đã gây ra cho cộng đồng và Thành phố bằng việc đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Thành phố tương đương với phần hưởng lợi do vi phạm tạo ra.

  • Hoàng Huy

TIN LIÊN QUAN:

>>
Xây không phép - sai phép: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đầu tiên!
>>Xây không phép - sai phép: Chỉ xử ’’các đồng chí bị lộ’’?
>>Hà Nội: Chưa xử lý nhà sai phép, không phép
>>
Bộ Xây dựng: Xử lý dứt điểm các công trình sai phép!
>>Hà Nội: Cắt điện nước các công trình xây dựng sai phép
>>"Chặt đầu" tòa nhà Skyline Tower bên hồ Trúc Bạch?
>>2006: Gần 1/4 tổng số công trình xây dựng là không phép

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,