221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
904264
Thành phố sông Hồng: Ai ăn cắp ý tưởng thì càng tốt!
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Thành phố sông Hồng: Ai ăn cắp ý tưởng thì càng tốt!
,

(VietNamNet) - Trong khi hoạ sĩ Văn Thơ những ngày này đang đau đáu nghi vấn Tổ dự án sông Hồng (Hàn Quốc) có thể đã ''copy'' ý tưởng trong 1 đề án của ông, thì tác giả khác của dự án có tên gọi ''Thành phố sông Hồng'' được dư luận biết đến từ năm 2002 lại không hề có ý định khiếu nại gì - dù chính hoạ sĩ Văn Thơ năm 2005 đã đem cái thương hiệu ''Thành phố sông Hồng'' đã gắn với tác giả Trần Nhơn trước đó đi đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình!

Các tài liệu về dự án ''Thành phố sông Hồng'' của TS. Trần Nhơn được công bố từ năm 2002 và bắt đầu nghiên cứu từ 5 năm trước đó! (Ảnh: H.H)

Chơi vơi ''Thành phố sông Hồng''...

Từ năm 2003, VietNamNet đã có bài viết tỉ mỉ về dự án ''Thành phố sông Hồng'' của chủ dự án Trần Nhơn - Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi. Cùng với VietNamNet, thời điểm 2002-2003 khoảng 20 tờ báo khác đã đăng tải nhiều bài viết về dự án được coi là đầy chất sáng tạo và táo bạo này, xuất phát từ cảm kích trước nhiệt huyết của đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư đầu ngành - dưới sự chủ trì của TS. Trần Nhơn, không hề được Nhà nước tài trợ, đã cho ra đời dự án ''Thành phố sông Hồng'' sau 5 năm âm thầm khảo sát, nghiên cứu...

Với dự án này, ông Trần Nhơn và các cộng sự đưa ra ý tưởng biến khu đất bãi nhom nhem ven sông Hồng (đoạn từ Long Biên đến Vạn Kiếp) thành một khu đô thị sầm uất ''trên bến dưới thuyền'', với điểm nhấn là 4 toà tháp (3 tháp đôi, 1 tháp đơn) rất đẹp và hiện đại: tháp sông Hồng, tháp Chương Dương, tháp Hàm Tử Quan, tháp Long Biên (đều cao từ 25 - 45 tầng) và vài chục cao ốc 20 - 30 tầng soi bóng nước. ''Thành phố sông Hồng'' này chỉ quy hoạch trong 50ha nhưng có đủ các khu thương mại, thể thao, du lịch, câu lạc bộ văn hoá - xã hội...

Song, độc đáo nhất của dự án ''Thành phố sông Hồng'' (tác giả: Trần Nhơn) này là ý tưởng xây tất cả các toà nhà trên bãi sông theo kiểu ''nhà sàn nhưng kết cấu thép'', tức là tầng dưới cùng của các toà nhà này đều bỏ trống như nhà sàn (chỉ đóng móng cọc khoan nhồi bê-tông cốt thép đến tầng cuội sỏi sâu 35 - 40m so với mặt bãi sông) để đảm bảo hành lang thoát lũ được thông thoáng. Mọi sinh hoạt của toà nhà bắt đầu tính từ tầng thứ 2 trở lên, với tính toán tầng 2 sẽ được xây bằng mặt đường đê, bước chân ra là đê (đê trong trường hợp này sát với tầng 2 của các toà nhà như vỉa hè và lòng đường trong phố vậy)!

Ý tưởng về một Thành phố sông Hồng ''nhất cận thị, nhị cận giang'' khi ấy đã được dư luận đón nhận hết sức hồ hởi và đặt nhiều hy vọng. Báo Gia đình & Xã hội (tháng 9/2002) ca ngợi dự án này như ''một mũi tên trúng... 6 đích''. Báo Tuổi trẻ (ngày 7/9/2002) nhận định đây là một ''ý tưởng táo bạo'' và chỉ băn khoăn ''kinh phí đầu tư lên đến 6.000 tỉ đồng, làm sao thành phố lo nổi để khởi công vào năm sau?''. Báo Thể thao & Văn hoá (ngày 4/10/2002) đánh giá ''đây là một dự án có nhiều mặt tích cực, hiện nay có tới 7.000 hộ dân tương đương với 50.000 nhân khẩu sống trên bãi sông này tạo ra cảnh lem nhem, lộn xộn và làm cản trở nghiêm trọng hành lang thoát lũ. Dự án được thực hiện sẽ góp phần giải quyết vấn đề này''...

Đề án ''Thành phố sông Hồng'' được đăng ký bản quyền vào năm 2005 của hoạ sĩ Văn Thơ. (Ảnh: H.H)

Đón nhận đề tài này, UBND TP Hà Nội thời điểm đó cũng rất quan tâm. Ngày 12/9/2002, Phó Chủ tịch UBND TP Đỗ Hoàng Ân đã ký văn bản số 2466/UB-XD ĐT gửi Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Trần Nhơn, trong đó nói rõ ý tưởng xây dựng nhà ở cao tầng trên bãi ngoài đê hữu Hồng (kể trên) là ''phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chủ trương của UBND TP''. Phó Chủ tịch cũng đề nghị Hội Thuỷ lợi Việt Nam phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các sở, ngành liên quan cùng nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, dự án theo chủ trương này.

Qua đợt rộ lên ấy của dư luận, những người quan tâm ai cũng ngỡ dự án khả thi này sẽ phải khởi công vào năm 2003 như đã định, để có thể hoàn tất toàn bộ vào 2012. Thế nhưng, đáp lại tất cả mọi mong chờ là sự im ắng gần như 100% của ''Thành phố sông Hồng''! Bỗng đến cuối 2006 vừa qua, người ta lại thấy cái tên ''Thành phố sông Hồng'' được ''xới'' lại trên vài mặt báo, và lần này người bảo vệ nó là hoạ sĩ Văn Thơ. Những người quen biết thì tưởng rằng tiến sĩ Trần Nhơn và hoạ sĩ Văn Thơ cùng ''bắt tay'' nhau làm dự án này. Những người chỉ láng máng thì thở dài: ''Chắc ông Trần Nhơn mệt mỏi quá hoặc bận rộn quá không kham nổi nên bán lại dự án này cho hoạ sĩ Văn Thơ rồi!''... song chưa hẳn thế!

''Tôi mong người ta ăn cắp ý tưởng của mình!''

Chúng tôi tìm gặp Trần Nhơn, ông cho biết ngay ''Thành phố sông Hồng - 2002'' của ông và ''Thành phố sông Hồng - 2005'' của hoạ sĩ Văn Thơ là 2 cái khác nhau chứ không phải 1! Nhưng ông thêm luôn: ''Hoạ sĩ Văn Thơ thì đang thắc mắc tại sao đối tác Hàn Quốc nào đó có bản vẽ chỉnh đê sông Hồng giống với bản vẽ đã đăng ký bản quyền văn học - nghệ thuật của ông ấy, còn tôi thì mong người ta ăn cắp ý tưởng của mình! Có sao đâu, nếu người ta thấy ý tưởng đó là hay và có khả năng biến ý tưởng đó của mình thành hiện thực, để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước - thì có gì phải kiện?''...

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi Trần Nhơn say sưa với dự án ''Thành phố sông Hồng'' đã gắn bó với ông và các cộng sự gần chục năm qua. (Ảnh: H.H)

Chúng tôi hỏi ông: - Thế còn thương hiệu ''Thành phố sông Hồng'' gắn liền với ông, với sự nghiệp của ông từ những năm 2002-2003 thì sao? Không lẽ ông cũng dễ dãi đánh mất nó? Cũng ví như thương hiệu P/S thì phải là của Unilever vậy, những hãng khác cũng có thể sản xuất kem đánh răng nhưng không thể được đặt tên là P/S! Ta chưa nói đến nội dung, mà hãy dừng lại ở điều đơn giản nhất là cái tên - thương hiệu?

Trần Nhơn (cười): - Tôi chẳng đăng ký bản quyền để làm gì cả! Cái tôi quan tâm là dự án chúng tôi nghiên cứu sẽ thực thi, một đô thị độc đáo, hiện đại sẽ thay thế các khu nhà lụp xụp, 7.000 hộ dân ngoài bãi sông sẽ chấm dứt nhọc nhằn mỗi mùa nước lên bởi chỉ sau 3 năm sẽ được tái định cư tại chỗ trong những cao ốc hoành tráng. Dưới gầm những toà nhà đồ sộ này, sông Hồng vẫn cuồn cuộn chảy, hành lang thoát lũ không ảnh hưởng gì mà đoạn đê Long Biên - Vạn Phúc cũng được tăng cường tối đa!

Sau khi dự án ''Thành phố sông Hồng'' của chúng tôi đệ trình lên Thành phố vào năm 2002 và thu hút sự quan tâm của cả chính quyền lẫn công luận, tôi có lần đã gặp hoạ sĩ Văn Thơ và nghe đâu ông ấy cũng có ý tưởng gì đấy liên quan đến sông Hồng, ban đầu đặt tên là ''Thành phố giữa lòng sông Hồng'' thì phải! Tôi cũng không hiểu sao về sau (năm 2005 - 2006) ông Văn Thơ lại lấy tên ''Thành phố sông Hồng'' mà chắc chắn ông ấy biết rõ là tên dự án của tôi (qua báo chí, qua nhiều bạn bè trước đó...) để đi đăng ký bản quyền cho tác phẩm của ông ấy!

- Dự án ''Thành phố sông Hồng'' của ông giờ ra sao?

Đề án chỉnh trị sông Hồng Hà Nội đang hợp tác với Seoul (Hàn Quốc).

- Mọi cái đã sẵn sàng nhưng thời gian qua chúng tôi đành phải tạm dừng vì vướng, chưa có Luật Đê điều. Nay Luật Đê điều sắp ban hành rồi, chúng tôi sẽ lại tiếp tục vận hành dự án. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thủy lợi của mình, tôi tin rằng dự án sẽ góp phần chỉnh trị, ổn định dòng chảy của sông Hồng cũng như giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan đến đê điều, thuỷ lợi...

- Hiện, TP Hà Nội đang hợp tác với Seoul (Hàn Quốc) lập quy hoạch phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội và sau báo cáo giữa kỳ (tháng 3/2007) sẽ tổ chức triển lãm lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Phó Chủ tịch Đỗ Hoàng Ân gần đây nhất vừa giao Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Tổ dự án Thành phố Seoul trao đổi với các đơn vị từng có nghiên cứu liên quan đến khu vực này (trong đó có hoạ sĩ Văn Thơ) để thống nhất thực hiện theo cơ chế chung của dự án hợp tác với Hàn Quốc. Mối liên quan giữa dự án ''Thành phố sông Hồng'' của ông với dự án mới này của Hà Nội-Seoul như thế nào?

- Tôi chưa thấy ai hỏi gì đến dự án của tôi cả, nhưng theo tôi được biết thì dự án của họ quy hoạch cả một vệt dài gần 40km của sông Hồng, trong khi dự án của tôi chỉ chạy dài có 2.500m ven sông, từ Long Biên đến Vạn Kiếp thôi! Việc của họ - họ cứ làm, còn dự án của tôi, nếu họ coi đó như một thí điểm để làm ''bài học kinh nghiệm'' nhân ra thì tốt hơn, vì dù gì họ không thể hiểu sông Hồng bằng mình được. Đoạn mà chúng tôi chọn triển khai dự án là nơi bãi sông bị lấn chiếm nhiều nhất, dòng chảy bị cản trở nhiều nhất, đê 2 bên hẹp nhất.

- Với tư cách là nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi, ông nghĩ rằng các dự án khai thác khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội nói chung cần lưu ý nhất điều gì?

- Làm gì thì làm, phải bảo đảm thông thoáng cho dòng chảy lũ, giải toả tối đa các vật kiến trúc cản trở hành lang thoát lũ tại đây. Nếu không, sẽ gây chấn động. Đê điều phải được kiên cố thêm lên, phải đảm bảo an toàn. Sông cần phải có bãi sông, nhất là lòng cả để nước mùa lũ chảy, không thể đắp trùm hết bãi sông để biến thành đường, thành nhà được! Đắp đến đâu, đắp thế nào - Cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt bão sẽ tính bài toán chuyên môn này.

- Xin cảm ơn ông!

  • Tràng An Nguyễn

>>Đề án chỉnh trị Sông Hồng “trùng hợp” ý tưởng?

>>Khởi động dự án "Thành phố sông Hồng"

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,