221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
783032
Các chuyên gia "bó tay" với cầu Văn Thánh 2
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Các chuyên gia 'bó tay' với cầu Văn Thánh 2
,

(VietNamNet)- Chưa thể tìm ra giải pháp căn cơ cho những hư hỏng tại cầu Văn Thánh 2 và toàn bộ tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM). Mặc dù các chuyên gia đã có nhiều nỗ lực thảo luận.

 

>>Cầu Văn Thánh : Đập bỏ hay sửa để đối phó ?

>>Chỉ có thể lấp các lỗ hổng cầu Văn Thánh bằng trí tuệ
>>Những "ông Giời" nào xây cầu Văn Thánh 2?
>>Vụ cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh -"ai" giám định?
>>Cầu Văn Thánh 2 sụt lún: ai chịu trách nhiệm?
>>Vụ cầu Văn Thánh 2: "Ai vi phạm phải bỏ tiền ra làm lại"
>>Cầu Văn Thánh 2: Cắm bảng xin lỗi nhân dân

 

Giải pháp nào cũng “đau”

 

Sáng 8/4, trong cuộc hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành về cầu đường ở Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM sau khi sự cố cầu Văn Thánh 2 xảy ra nhằm tìm những giải pháp sữa chữa khắc phục sự cố ở cầu Văn Thánh 2 và tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, đại diện của Chủ đầu tư (Công ty Thanh niên xung phong- VYC) đã làm nhiều người ngạc nhiên vì sự “vô tư” của mình. Ông Trần Quang Phượng - Giám đốc Sở GTCC đã phải nhắc nhở về những chi tiết, số liệu không chính xác mà VYC đem ra làm “mào đề” cho cuộc hội thảo.

 

Soạn: AM 746427 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hàng loạt sự cố xảy ra liên tiếp ở cầu Văn Thánh 2, đường Nguyễn Hữu Cảnh khiến nhiều người lo lắng về chất lượng của công trình.

 

GS-TS Nguyễn Văn Đạt - Phó chủ tịch hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM nói rằng: “Dự án sai lầm ngay điểm xuất phát: từ khâu thiết kế cho đến việc lựa chọn chủ đầu tư. Và đặc biệt, dự án không tương thích với mục tiêu”.

 

Theo GS Đạt, Sở GTCC, Bộ GTVT nên lập dự án sửa chữa toàn bộ tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh theo trình tự ưu tiên. GS Đạt đề xuất giải pháp làm tuyến cầu cạn phía trên còn cầu Văn Thánh 2, đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu chỉ nên dành cho xe có trọng tải nhỏ đi qua. Giải pháp này được cho rằng có thể giải quyết căn cơ tuy nhiên sẽ tiêu tốn kinh phí rất lớn. “Giải pháp nào cũng đau nhưng nên chọn cách nào đó nào chấm dứt cơn đau này” - GS Đạt nói.

 

Để giải quyết những hư hỏng ở cầu Văn Thánh 2, nhiều chuyên gia đã đề xuất phương án Jet Grouting (hay còn gọi là phương pháp phụt vữa cao áp). Đây là phương pháp khoan lỗ và bơm vữa xuống nền đất với áp lực cao để trộn với đất bên dưới thành một khối vật liệu có cường độ cứng. PGS- TS Nguyễn Quốc Dũng - Viện khoa học thủy lợi đưa ra những ưu điểm của phương pháp này: có thể làm sâu khoảng 30m, thi công không làm ảnh hưởng đến giao thông. PGS - TS Đặng Hữu Diệp - Giám đốc Liên hiệp địa chất công trình xây dựng và môi trường đồng tình với phương án trên. Ông nói: “Đường Nguyễn Hữu Cảnh có những vấn đề đáng lo ngại nhưng không đến nỗi không thể khắc phục”.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Sơn - Phó giám đốc Sở GTCC cho biết, hiện phương án này đang được thẩm tra vì theo khảo sát, trong quá trình thực hiện, 50% ximăng bay vào không khí sẽ ảnh hưởng đến cư dân xung quanh. Nhiều ý kiến cũng e ngại sử dụng phương pháp này sẽ phá vỡ kết cấu của nền đất trước khi gia cố.

 

Biến hầm chui thành mố cầu

 

Lý giải về nguyên nhân của hàng loạt sự cố xảy ra ở dự án Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Văn Thánh 2, Kỹ sư Nguyễn Văn Tăng - Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy công sông Cầu: Đường lên cầu Văn Thánh 2 là khối đất đắp khá cao (3-4m), thường xuyên chịu các lực động. Trong khi dưới nền là tầng đất yếu và khá dày.

 

Thế nhưng, biện pháp xử lý ban đầu chưa triệt để dẫn đến hiện tượng lún và trượt hỗn hợp nền, ảnh hưởng đến khối đất đắp và kết cấu bên trên. Cụ thể: cao độ nền thay đổi, kéo các kết cấu khác cũng thay đổi theo, đất có thể trôi sang hai bên khu nhà dân… đẩy các khối bêtông cốt thép (thân hầm chui) chuyển vị.

 

Soạn: AM 746429 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Vết nứt dưới hầm chui Văn Thánh 2 có dấu hiệu nứt rộng ra.

Theo ông Tăng, nếu thực hiện phương án tháo dỡ hoàn toàn, thiết kế lại thì quá phức tạp và giá thành đắt. Gây ảnh hưởng ngày càng xấu đến dư luận, giao thông đình trệ. Nếu đắp bù lún theo định kỳ thì sẽ không giải quyết triệt để. Nếu lún và trồi nhiều có thể đẩy hầm chui hay mố cầu ra khỏi vị trí hiện tại  và tiếp tục ảnh hưởng đến nhà dân. Ông Tăng đề xuất phương pháp phụt ximăng và đất sét cao áp để cố kết nền.

 

Ý kiến của một giảng viên trường Đại học Bách Khoa TP.HCM khá táo bạo khi đề xuất biến hầm chui Văn Thánh 2 thành mố cấu.

 

Công trình “chạy lễ”

 

TS Lê Nguyễn Minh Quang đưa ra đúc kết: Công trình cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh là minh chứng điển hình cho kiểu lập thành tích “chào mừng những ngày lễ lớn”. “Ngày vui đâu không thấy, chứ điểm sơ sơ một số công trình cố hoàn thành trong các ngày 1/5, 30/4…đều là những công trình “buồn”.

 

Theo TS Nguyễn Ngọc Long- Cục trưởng Cục giám định chất lượng và Quản lý chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), vì những lý do tương tự như trên, cầu Văn Thánh 2 đã làm ngược quy trình. Do nhu cầu thông xe cấp bách, các đoạn đường sau mố cầu Văn Thánh 2 và khu vực hầm chui đã được đắp trong thời gian ngắn (từ tháng 11 đến tháng 12/2001), bỏ qua giai đoạn đắp gia tải, chờ lún và đều được đắp sau khi đã thi công xong mố cầu.

 

Soạn: AM 746425 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giải pháp nào cho cầu Văn Thánh 2 và cả tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn là một bài toán chưa tìm ra đáp số.

 

TS Long cho biết thêm, hiện nay mật độ xe đi qua con đường Nguyễn Hữu Cảnh vào khoảng 60.000 xe tải nặng/ngày/đêm. Vì vậy cần thiết phải tiến hành sửa chữa căn cơ, triệt để. “ Nền yếu cũng giống như một cô gái đẹp đỏng đảnh” - ông Long ví von về sự phức tạp khi dự trù thời gian tắt lún ở công trình này.

 

Theo thiết kế, lẽ ra cả tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh đã tắt lún sau 8 tháng kể từ khi hoàn thành vào năm 2002. Thế nhưng, đã 4 năm, kể từ ngày công trình này được đưa vào sử dụng, đến nay, các nhà khoa học, chuyên gia vẫn còn “đau đầu” trong việc dự đoán thời gian ngưng lún.

 

Hiện, đã có 3 nhóm giải pháp được đúc kết trong buổi hội thảo giữa Sở GTCC TP.HCM và nhiều chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về cầu đường đề xuất sửa chữa cầu Văn Thánh 2, đường Nguyễn Hữu Cảnh. Theo đó, nhóm giải pháp thứ nhất tập trung vào việc xử lý nền, bù lún.

 

Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào công việc gia cố kết cấu nền tuy nhiên, nhóm giải pháp này đứng trước cảnh báo có thể phá vỡ kết cấu nền đường trước khi tiến hành gia cố. Và nhóm giải pháp thứ ba cho rằng nên xây cầu cạn nhưng cũng vấp phải sự chống đối vì kinh phí bỏ ra quá cao.

 

Bên lề cuộc hội thảo, một giáo sư kéo chúng tôi lại nói nhỏ: “ Hội thảo nhằm tìm ra giải pháp căn cơ. Nhưng nói thật: “Chưa có giải pháp căn cơ nào được tìm ra”.

  • Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,