221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
730948
Nhà cao tầng ở VN chưa chịu được động đất?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Nhà cao tầng ở VN chưa chịu được động đất?
,

(VietNamNet) - Những trận động đất vừa qua liệu ảnh hưởng đối với các nhà cao tầng hay không? Người dân có đủ kiến thức về động đất hay không? VietNamNet trích đăng những ý kiến của một số chuyên gia.  

Tiến sĩ địa chấn học Nguyễn Hồng Phương:

- Thưa Tiến sĩ, ở Việt Nam khả năng xảy ra động đất có thể lên đến cấp mấy?

- Điều này tùy thuộc vào từng khu vực. Nhưng ở Việt Nam, vùng xảy ra động đất mạnh nhất là vùng Tây Bắc (phía Bắc). Nó liên quan đến một loạt đứt gãy như Điện Biên- Lai Châu; đứt gãy Sơn La…Ở những vùng này, động đất có thể lên đến cấp 8, cấp 9.   

Soạn: AM 616559 gửi đến 996 để nhận ảnh này

TS địa chấn học Nguyễn Hồng Phương.

Trân động đất đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam lớn nhất lên đến 6,8 độ rích-te ở khu vực Điện Biên, Lai Châu, cụ thể: ở Tuần Giáo (1983) và một trận xảy ra vào năm 1935. Hai trận động đất này đều xảy ra trên vết đứt gãy Điện Biên- Lai Châu. Thế nhưng mức độ rủi ro của những trận động đất này không cao vì nó xảy ra ở vùng rừng núi và cánh đồng. Mức độ thiệt hại về nhà cửa và người gần như bằng không.  

Cũng với cấp độ như thế, nhưng nếu trận động đất xảy ra ở Kobe, nó có thể giết hại 5.000 người; ở Ấn Độ có thể giết hại 35.000 người. Đó là sự khác biệt giữa độ nguy hiểm và độ rủi ro do động đất  cho khu vực nào đó.

PGS- TS Nguyễn Việt Kỳ- Phó chủ nhiệm khoa Địa chất và Dầu khí Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM

Soạn: AM 616563 gửi đến 996 để nhận ảnh này

“Để có thể ứng phó với những trận động đất, dư chấn lớn, cần phải có những số liệu liên quan về trắc địa tổng hợp từ nhiều trạm theo dõi trên toàn cầu. Trong trận động đất vừa xảy ra, người dân chỉ biết chạy ra đường và đứng nhìn lên nhà chứ không thể làm gì khác vì họ chưa được trang bị những khái niệm cơ bản về động đất, về các thao tác ứng phó, xử lý. Kiến thức của người dân về động đất hiện rất mơ hồ".

Ở Việt Nam, chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ là đánh giá độ nguy hiểm tức là chỉ có thể chỉ ra những khu vực nào trên lãnh thổ xảy ra động đất mạnh.

Cho đến nay, chúng ta chưa ý thức được mức độ rủi ro của động đất mà chỉ mới có cảm nhận về độ nguy hiểm của động đất thôi. Có thể một trận động đất mạnh không gây ra thiệt hại nhưng cũng có thể một trận động đất trung bình lại gây ra ảnh hưởng lớn. Ví dụ những trận động đất từ 5,1- 5,5 độ rích- te mà xảy ra vừa rồi ở khu vực Vũng Tàu và làm ảnh hưởng đến TP.HCM thì người ta coi đó là nhưng trận động đất trung bình. Nhưng thiệt hại của nó gây ra đối với cộng đồng rất to lớn so với trận động đất mạnh khoảng 6,7 độ rích-te đã từng xảy ra ở Tuần Giáo.  

- Các chung cư, các nhà cao tầng tại VN phải có tiêu chuẩn như thế nào để có thể đối phó với động đất?  

- Việt Nam chưa có được quy phạm kháng chấn cho tất cả các công trình xây dựng, kể cả những công trình cao tầng đến những công trình dân dụng. Người dân cùng lắm chỉ nghĩ nhiều đến việc mua bao nhiêu xi-măng, bao nhiêu vật liệu…mà không nghĩ rằng ở vùng nào thì phải xây dựng cấp độ kháng chấn ra sao cho phù hợp. Ví dụ: ở miền Nam, theo quan điểm, động đất ít xảy ra hơn và mức độ yếu hơn so với miển Bắc. Ở miền Bắc, vùng Tây Bắc là vùng mà động đất có thể mạnh nhất. Nhưng khi người xây nhà, họ không bao giờ nghĩ đến yếu tố ấy.  

Khi tiến hành xây dựng các công trình, các kỹ sư xây dựng, thiết kế, thi công chưa hề có một  tài liệu nào để có thể căn cứ vào đấy xác định được độ kháng chấn phù hợp cho công trình. Tóm lại chúng ta chưa có quy phạm về kháng chấn cho tất cả các công trình xây dựng. Chính vì nguyên nhân đó mà việc xây dựng nhà cửa, công trình ở Việt Nam rất bát nháo theo kiểu “mạnh ai người nấy xây”. Đây là vấn đề nổi cộm mà chúng ta cần phải lưu tâm, đó là tôi chưa đề cập đến vấn đề thẩm mỹ kiến trúc.. 

Soạn: AM 616565 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Việt Nam chưa có quy định về kháng chấn trong các công trình xây dựng nhà cao tầng.

Điều này là một thực trạng rất đáng ngại đối với đất  nước khi tốc độ xây dựng của chúng ta hiện nay rất ồ ạt. Ở các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, tùy theo điều kiện về địa chất của đất nước mình, họ đề ra hẳn quy phạm về kháng chấn. Nhà cửa khi xây dựng đều tuân thủ theo quy phạm ấy.  

Vì vậy, những quy định về kháng chấn phải được đặt ra và thực hiện càng sớm càng tốt, nếu không đó chính là nguyên nhân gây nên hậu qủa nặng nề khi ôộng đất xảy ra do sự tùy tiện trong lĩnh vực xây dựng.  

- Mức độ khẩn thiết này dựa vào cơ sở nào để đánh giá?  

- Rõ ràng, chúng ta chưa cảm nhận hết sự nguy hiểm. Nếu hỏi ông A , ông ấy sẽ nói “khi xảy ra động đất nhà cửa tại khu vực này đổ hết”; còn hỏi ông B thì ông ấy lại bảo “làm gì có động đất mà nếu có xảy ra thì chỉ có đổ ít nhà và bị thương nhẹ thôi”! 

Không ai có quyền nói như vậy khi mà chúng ta chưa có công trình hoặc dự án nào dựa trên chứng lý khoa học (địa chất, địa chất công trình, kiến tạo, động đất…) để đánh giá về vấn đề đó một cách khách quan và  chính xác.

- Có ý kiến cho rằng, tại VN ít khi xảy ra động đất và khi xảy ra thì mức độ không nguy hiểm?

- Tôi nghĩ ý kiến đó từ trước đến nay tỏ ra là đúng nhưng không vì thế mà chủ quan. Động đất là một hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên giống như mưa, nắng, bão tố…Chúng ta không thể biết hết bao giờ nó xảy ra, bao giờ nó quay trở lại.  

Soạn: AM 616575 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Người dân tại TP.HCM hốt hoảng ùa ra đường trong trận dư chấn xảy ra vừa qua.

Tốt nhất là chúng ta nên lo trước, đừng để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Tại sao chúng ta không nghĩ đến những chiến lược lâu dài hơn. Người ta có thể bỏ ra một khoản tiền lớn để xây một cái trung tâm giải trí, khách sạn vì nó có cái lợi ngay trước mắt. Nhưng khi bỏ tiền ra để đầu tư cho các nhà khoa học thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo phòng tránh, giảm nhẹ những thiệt hại cho thiên tai lại khó khăn (!?). 

- Để hạn chế thiệt hại, các nhà cao tầng, chung cư nên thiết kế dựa trên nguyên tắc nào?

- Thứ nhất, các nhà cao tầng một khi đã xây dựng phải được thiết kế độ kháng chấn thích hợp. Thứ hai phải có lối thoát hiểm, phải có những khoảng không xung quanh các tòa nhà cao tầng để sơ tán, tập kết người dân khi có sự cố xảy ra.  

- Người dân ở chung cư phải làm gì khi xảy ra động đất?

- Ở các nước tiên tiến, họ có cả cơ quan của nhà nước chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề đó. Ví dụ ở Mỹ có Cục quản lý về tình trạng khẩn cấp, ở Nga có Bộ Ứng cứu khẩn cấp…Những cơ quan này truyền bá rộng rãi cho người dân về độ nguy hiểm, độ rủi ro khi động xảy ra để cộng đồng có thể biết khi có động đất, họ phải làm gì.

Trả lời về việc kiểm định các chung cư tại TP.HCM sau trận dư chấn xảy ra tại TP.HCM vừa qua, kỹ sư Hoàng Đôn Dũng - giám đốc Công ty Kiểm định Xây dựng Sài Gòn (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) nói: “ Có ảnh hưởng nhưng không gây ra vấn đề gì nặng nề. Nói không có ảnh hưởng gì thì không chính xác, cái nào chẳng có ảnh hưởng. Ví dụ cái nhà để yên thì đâu sao nhưng bữa nay rung một cái hôm sau rung một cái mặc dù không nứt gì nhưng rung hoài cũng phải có chuyện chứ. Sau đợt động đất vừa rồi, chúng tôi cũng kiểm định gần chục chung cư nhưng không phát hiện gì nghiêm trọng. Đối với những chung cư hết hạn, quá hạn sử dụng, những chung cư sắp sập, thành phố cũng chưa di dời đi được”. Ông Đôn cho biết đã khuyến cáo cho người dân ở những chung cư hư hỏng nặng nên di dời đi nơi khác vì bản thân các chung cư đã quá hạn sử dụng, thêm những trận động đất như vừa qua nữa thì càng nguy hiểm hơn.

Nếu đang ở trong nhà cao tầng mà không chạy ra được thì điều đầu tiên là phải chui xuống gầm bàn, hoặc gầm giường để tránh những thứ như: giá sách, chân tường, đèn quạt, khung cửa số rung, rớt xuống gây thương tích. Người ta còn khuyến cáo rằng, cần phải có trong gia đình túi cứu thương. Và luôn theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt quá trình xảy ra động đất cho đến khi thấy được sự an toàn.

Ở những tòa nhà cao tầng, thiệt hại lớn có thể đi kèm theo sau trận động đất như nguy cơ hỏa hoạn, vỡ các ống dẫn nhiên liệu, năng lượng, hóa chất...

- Theo ông, tại TP.HCM có thể xảy ra những trận động đất không?

- Nhiều khả năng TP.HCM chỉ chịu những ảnh hưởng lan truyền chấn động từ những vùng khác sang (Vũng Tàu, phía Đông Bắc) chứ không phải là nguồn gây ra động đất. Hai trận động đất xảy ra vừa qua xuất phát từ  những vết nứt gãy nằm trên thềm lục địa phía Đông Nam của miền Nam. Đó là vết đứt gãy Thuận Hải- Minh Hải, nằm theo hướng Đông Bắc- Tây Nam giao cắt với vết đứt gãy khác đi theo hường Bắc Nam (vết đứt gãy kênh tuyến 109 độ) sinh ra năng lượng gây ra động đất.  Tuy TP.HCM không phải là nơi gây ra nguồn động đất mà chỉ chịu ảnh hưởng chấn động lan truyền từ những vùng khác sang. Nhưng những ảnh hưởng đó nhiều khi có thể gây ra thiệt hại về người và của chứ không thể coi thường được.  

Soạn: AM 616577 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Người dân ở chung cư Bùi Viện (TP.HCM) cho rằng:  Chung cư nơi họ ở xuất hiện vết nứt sau trận dự trấn hôm 8/11.

- Có “dấu hiệu” nào có thể dự báo động đất sắp xảy ra?

- Trong tự nhiên có điều đó như: súc vật có thể cảm nhận được những rung động và có thể chạy ra ngoài sân. Ở Philippine, các nhà địa chấn còn rút ra rằng: trước khi một trận động đất mạnh xảy ra khoảng 3 ngày thì trứng cá bột không thể nở được thành cá con. Nhưng chúng ta không thể trông cậy vào các dấu hiệu đấy bởi vì nó xảy ra tức thì và khi dấu hiệu xuất hiện, động đất cũng xảy đến ngay lập tức. Chúng ta không dùng những dấu hiệu ấy để dự báo động đất được mà chỉ có thể tham khảo thôi!

  • Trần Duy - Vy Anh thực hiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,