221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
509964
Xe buýt cho cả người tàn tật, bao giờ?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Xe buýt cho cả người tàn tật, bao giờ?
,

(VietNamNet) - Năm 2006, người tàn tật Việt Nam có thể được đi xe buýt có tính ''hoà nhập'' -  thiết kế, vận hành để mọi đối tượng hành khách có thể sử dụng.

Bao giờ xe buýt thành phương tiện giao thông phổ biến với người tàn tật?

Phổ biến Giao thông tiếp cận, còn chần chừ gì nữa?

Tại Hội thảo Giới thiệu về Giao thông tiếp cận cho người tàn tật và tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt hôm nay (10/9) tại Hà Nội, lần đầu tiên khái niệm Giao thông tiếp cận (GTTC) được nhắc tới. 
 
GTTC 
gồm việc đi lại bằng xe buýt, xe du lịch loại vừa, xe lửa, taxi và các loại xe nhỏ, các phương tiện vận chuyển hàng hải, hàng không mang tính tiếp cận, hoà nhập được thiết kế và vận hành theo cách thức mà những hành khách ở độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, khổ người khác nhau và khả năng khác nhau đều có thể sử dụng được. 
 
GTTC, do vậy, phục vụ đắc lực hành khách tàn tật. Hành khách tàn tật bao gồm người bị tật vận động (như người sử dụng xe lăn, nạng, gậy và khung hỗ trợ) hoặc người tàn tật không thể nhận biết (bị thấp khớp, những khiếm khuyết về cảm xúc, giác quan như người mù, khiếm thị, điếc, nghễnh ngãng, khiếm thính), người tàn tật về nhận thức.

Theo dự báo về nhu cầu vận tải trong tương lai, tổng số chuyến đi của hành khách năm 2020 sẽ tăng 3,2 lần nếu nền kinh tế  tăng trưởng thấp và 4,0 lần nếu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao. Nhà nước đã đầu tư đáng kể vào mạng lưới  vận tải khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, ra nhiều chính sách ưu đãi thuế, trợ giá cho loại hình vận tải công cộng này.  Ở Hà Nội tiền trợ giá cho hoạt động của xe buýt năm 2004 có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Tại nhiều nước trên thế giới (Mỹ, Canada, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc...) đã triển khai GTTC - vận tải hành khách công cộng đảm bảo cho người tàn tật sử dụng. Việt Nam tuy có đến hơn 5 triệu người tàn tật, nay vẫn chưa triển khai loại hình mới mẻ và nhân đạo này này. Chỉ có ngành hàng không trang bị xe lăn, xe nâng đưa hành khách lên và có nhiều ghế ngồi chăm sóc đặc biệt cho người tàn tật và người già. Các phương tiện vận tải khác chưa triển khai được do hệ thống hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện; nguồn tài chính dành cho giao thông hạn hẹp; nhận thức của cộng đồng dân cư về giao thông tiếp cận lại hạn chế. Nên người tàn tật khi tham gia giao thông gặp nhiều ''rào cản'', như ý thức giúp đỡ của lái xe và người đi đường, hay tình trạng lấn chiếm hè đường tràn lan làm nơi để xe, kinh doanh buôn bán.
 
Trong khi đó, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt  mới được tổ chức ở gần chục tỉnh, thành phố như HN, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà... Qua theo dõi, người già, em nhỏ và người tàn tật tại Hà Nội chỉ hy vọng được ưu tiên xe buýt vào giờ thấp điểm. 
 
Theo ông Chu Mạnh Hùng (Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ GTVT), người tàn tật sử dụng loại phương tiện này rất khó khăn; như lối lên xuống xe buýt và hè đường chưa thuận lợi cho họ, người đi xe lăn khó sử dụng phần hè đường để tham gia giao thông do xe máy kín vỉa hè nên. Hè phố cũng chưa có đường dẫn cho người khiếm thị (có một khúc ở Liễu Giai, HN nhưng gờ nổi lại chưa rõ).

GTTC ở Việt Nam sẽ thế nào?

Phòng vận tải (Cục đường bộ Việt Nam) phân tích, khi chia các làn đường ranh giới dành cho người đi bộ, xe đạp, gắn máy..., cơ quan chức năng không chỉ hỗ trợ việc đi lại của người tàn tật mà mang lại an toàn cho tất cả những người tham gia giao thông. Khi người lái xe dừng xe chờ một hành khách khiếm thị là đã tạo điều kiện cho hành khách tàn tật được sử dụng phương tiện; các hành khách khác cũng nhận được thái độ ân cần nhã nhặn và an toàn từ người lái xe. Khi sàn xe được thiết kế thấp ngang với mặt đường để người tàn tật có thể sử dụng phương tiện xe lăn dễ dàng, các hành khách khác cũng lên xuống thuận tiện hơn. Xe buýt có tay vịn sơn màu sáng có lợi cho người khiếm thị cũng giúp các hành khách khác dễ nhận ra và bám khi xe vận hành...

Theo ông Chu Mạnh Hùng (Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ GTVT), GTTC nên được áp dụng trên một số tuyến phố hiện đại để có kinh nghiệm mở rộng dần. Để triển khai thành công, cần phải có thời gian, tạo chuyển biến về nhận thức, được sự ủng hộ của các doanh nghiệp vận tải. Ông hùng hy vọng đến năm 2006 sẽ thí điểm GTTC ở một số địa phương để có thể nhân rộng toàn quốc.

Cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) xác định có thể thiết kế tiếp cận cho các hệ thống GTVT công cộng hoặc các đường đi tiếp cận dành cho khách bộ hành. Cụ thể, một số dự án có thể xây dựng được GTTC như: hệ thống xe lửa, đường xá hoặc xa lộ nên có các phần đường cho người đi bộ và những điểm trung chuyển hoặc những bến đỗ có khả năng tiếp cận; các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo vỉa hè và đường dành cho người đi bộ hoặc xây lại đường trong thành phố với mục đích làm giảm tốc độ cao nguy hiểm của những phương tiện giao thông phân khối lớn. GTTC cũng có thể triển khai ở các siêu thị, khu mua sắm mới hoặc các dự án nhà ở để các đối tượng người cao tuổi hoặc người tàn tật có đường tiếp cận...

Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Thế Minh mong muốn nhận được đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là của người tàn tật  từ thực tế tham gia giao thông để qua đó có thể tổng hợp  và đề ra phương án triển khai  thực hiện xây dựng môi trường giao thông Vận tải tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia và phù hợp với hoàn cảnh khách quan của Việt Nam.

  • Kiều Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,