221
7683
Chuyển động trẻ
chuyendongtre
/xahoi/chuyendongtre/
1314965
Cộng đồng mạng sôi động chuyện cứu trợ miền Trung
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Cộng đồng mạng sôi động chuyện cứu trợ miền Trung
,

- Những đợt lũ kéo dài, đợt này chưa qua, đợt khác đã ào ào kéo đến khiến cho miền Trung tan hoang và khốn khổ hơn bao giờ hết. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh ấy, biết bao tấm lòng nhân ái đã đồng lòng hướng về miền Trung. Trong đó có nhiều bạn trẻ không quản nhọc nhằn nghĩ ra hàng nghìn cách để giúp đồng bào miền Trung thoát khỏi cơn “bạo bệnh”.

>> Tận cùng nỗi đau lũ
>> Những hình ảnh nhức nhối tâm can
>>Hãy ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn

Nghìn tấm lòng như một

Những người dân vùng rốn lũ nhà cửa tan hoang, sống chung với lụt lội. Còn con cái của họ đang học tập, công tác ở những nơi xa xôi thì cũng đau đáu một nỗi niềm hướng về mảnh đất yêu thương ấy.

Bạn Hồ Thị Lài (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) xót xa: “Bố mẹ sợ tớ lo nên không dám gọi điện. Tớ gọi về liên tục, nhưng cứ khi nào mất sóng là tớ đứng ngồi không yên, như sống trên chảo lửa. Năm nào cũng lũ lụt nên tớ biết, khủng khiếp lắm. Mà lần bão trước, nhà bị tốc mái đã kịp sửa đâu. Đọc báo thấy sắp có bão cấp 17 mà tớ lo thắt ruột, nhà tớ chắc không trụ nổi”.

Mô tả ảnh.
Trái tim ấy cũng rung lên thổn thức và buốt nhói khi nghe đây đó lại có thêm những ngôi nhà bị sập, những đồng bào bị bão lũ cuốn đi. (Ảnh DT)


Với bạn Đàm Quang Quyết (Học viên cảnh sát, quê huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) thì khi nghe tin lũ, những ký ức nhọc nhằn một thời lại được tái hiện đầy trăn trở: “Nhìn cảnh người dân lóp ngóp trên mái nhà chờ cứu trợ mà mình cầm bát cơm không ăn nổi. Những năm trước còn là lính ở nhà, cứ mùa bão là anh em vật lộn suốt ngày đêm lo sơ tán, cứu hộ. Có khi sơ tán hết người và tài sản cho cả thôn, lúc quay về nhà mình thì không còn gì cả. Giờ chỉ muốn bay về ngay để giúp mọi người trong cơn nguy kịch”.

Những bạn khác quê ở miền Trung nhưng may mắn không nằm trong rốn lũ thấy cảnh đồng bào đang hàng ngày chống chọi với mức độ điên cuồng của dòng nước mà nước mắt cứ chảy ra. Nhiều bạn tự trách, nhiều bạn tỏ ra bất lực... Bất lực bởi có yêu có thương nhưng lại không thể về chung tay cùng mọi người chống lũ.

“Em gái vừa thông báo là nhà mình vườn ao chuồng giờ lẫn lộn hết rồi. Càng ngày mưa càng to. Nghe nói lũ năm nay lớn lắm. Nhà mình chưa bao giờ ngập nặng, không biết bố mẹ ở nhà đối phó sao đây?” – Mai Thị Hoa (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quê Thanh Hóa) tâm sự.

Chưa bao giờ trên các mạng xã hội lại có những avata đầy cảm xúc như vậy. Cũng chưa có khi nào những hoạt động quyên góp ủng hộ hay những dòng tâm sự nhói lòng lại có tần suất phát tán với tốc độ nhanh như thế.

Chủ nhân của chúng có những người không sinh ra, lớn lên tại miền Trung và có thể là chưa một lần ghé thăm mảnh đất nơi đây, nhưng Miền Trung tựa như một phần trái tim họ. Trái tim ấy cũng rung lên thổn thức và buốt nhói khi nghe đây đó lại có thêm những ngôi nhà bị sập, những đồng bào bị bão lũ cuốn đi.

“Cái ava của em cảm động quá. Cho chị dùng chung với nhé!”. Đó là một comment của nick Lê… trên Facebook đề nghị được chủ nhân của một trang khác chia sẻ ava có hình một em bé miền Trung đang ngồi khóc khi lật giở từng trang sách ướt, dưới chân em là nước lũ chưa kịp rút đi.

Chung tay vì Miền Trung yêu thương

Để nói lên tình cảm của mình, nhiều bạn sinh viên tình nguyện miền Bắc đã có những hành động thiết thực vận động quyên góp hướng về miền Trung yêu dấu.

Bạn Xuân Dũng – đội trưởng đội SVTN đồng hương Nghệ An – Hà Tĩnh chia sẻ: “Xem những hình ảnh quê hương trong ngày lũ và các em nhỏ bị mất nhà cửa mình thấy xúc động và buồn vô hạn. Mình vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm đồng bào vùng lũ để động viên mọi người, đồng thời mình cùng với 2 bạn đội phó lên kế hoạch liên hệ với các trường để thực hiện quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung”.

Hoạt động của các bạn là vận động quyên góp tiền, sách vở, quần áo tại các lớp, các trường trên địa bàn Hà Nội. Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, song song với việc đặt bàn ủng hộ các bạn còn ca hát, cắt giấy để mọi người viết lời yêu thương gửi đến đồng bào miền Trung.

“Có những người đến ủng hộ hỏi thăm tình hình quyên góp, được biết bọn mình thực hiện trao quà tận tay các gia đình thì sẵn sàng ủng hộ cả trăm nghìn mà không để lại tên tuổi. Đội còn nhận được 15 triệu đồng tiền ủng hộ của hội Đồng hương sinh viên Hà Tĩnh tại Nhật Bản gửi về. Mọi người đồng sức đồng lòng nên ai cũng làm hết sức” – một thành viên chia sẻ.

Mô tả ảnh.
Cộng đồng mạng kêu gọi chung tay cứu giúp miền Trung (Ảnh TT)

Trong đợt vận động quyên góp “Hướng về Miền Trung yêu dấu”, với 8 điểm quyên góp tại các trường Đại học, đội đã thu được: 70 triệu đồng, 80 thùng mì tôm, nhiều tải quần áo. Với những món quà này đội sẽ tiến hành trao tận tay cho khoảng 100 hộ bị thiệt hại nặng nề nhất (trong số hơn 700 hộ) tại 2 xã Phương Điền, Phương Mỹ (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Riêng cô bạn Hà nhỏ nhắn (năm thứ 4, Đại học Lao động Xã hội) thì một mình đảm nhiệm quyên góp tài trường Lao động xã hội với tất cả các hoạt động như vận động, thu gom và phân loại. Mọi chi phí xe cộ, hoạt động đều do bạn tự túc. Vậy mà chỉ trong 3 ngày Hà đã thu được: 865.000 đồng, 8 bao quần áo và nhiều thùng mỳ tôm các loại.

Trên các mạng xã hội và forum, đặc biệt là của các hội đồng hương ở Miền Trung thì còn diễn ra những hoạt động khác như mua áo đồng phục với logo: Tôi yêu Hà Tĩnh, Đi mô cũng nhớ về… để đóng góp những vùng bị thiên tai.

Bạn Thùy Dung (năm 3, Học viện Ngân hàng) tâm sự: “Tham gia những hoạt động này, mình rất cản động trước tình cảm của mọi người dành cho đồng bào miền Trung. Mình cũng rất vui vì được góp sức dù chỉ là những hành động nhỏ nhoi nhưng mình hiểu được thế nào mới là đoàn kết”.

Miền Trung đang oằn mình chống chọi với thiên tai, cả nước cũng đang cùng miền Trung vượt qua lũ dữ. Những tâm sự, những hoạt động ủng hộ quyên góp của các bạn trẻ không chỉ giúp người dân vượt qua những thiếu thốn vật chất, hơn hết nó còn truyền lửa để khúc ruột miền Trung vững lòng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

  • Mai Hoa – Hồng Thơm – Đinh Thùy

>> Tận cùng nỗi đau lũ
>> Những hình ảnh nhức nhối tâm can
>>Hãy ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn


Miền Trung cần lắm những tấm lòng

Lũ chồng lên lũ. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã bị cô lập. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này.

2 cơn lũ liên tiếp ập đến, dải đất nghèo miền Trung vật lộn với cảnh thiếu đói, nhà cửa tan hoang, nhiều vùng bị cô lập. Cả một dải đất chẳng còn gì ngoài mênh mông biển nước. Người dân phải nhịn đói qua ngày chờ con nước xuống.

Hàng trăm đôi tay vẫy vùng, ánh mắt ngơ ngác tuyệt vọng nhìn thủy thần nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, cuốn phăng đi những tài sản có giá trị mà họ chắt chiu dành dụm, tần tảo cả mấy năm trời.

Những bàn thờ được lập vội trong những góc nhà nước còn ngập; những chiếc thuyền chênh vênh, chở những người xấu số bị lũ cuốn trôi, những vành tang trắng trên khôn mặt trẻ thơ, những cánh tay vẫy vùng trong tuyệt vọng, khi bốn bề chỉ còn mênh mông nước… mãi là một hình ảnh nhức nhối tâm can.

Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. Một gói mì, một bánh luơng khô…. chắc sẽ làm người dân nơi rốn lũ này cảm thấy ấm lòng hơn, vơi bớt nỗi buồn đau.

Mọi sự đóng góp, xin gửi về:

+ Chuyển khoản:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội

+ Chuyển khoản từ nước ngoài:
Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
-The currency of bank account: 0011002643148
-Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

+ Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ:

Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882

Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email:
bandoc@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,