221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1318959
Xài mỹ phẩm rởm, “thượng đế” khốn đốn
1
Article
null
Xài mỹ phẩm rởm, “thượng đế” khốn đốn
,

Dùng phải phấn son đội lốt hàng hiệu, chị em cuống cuồng nhập viện bởi da mặt khô rát, rạn hoặc nhăn rúm, trứng cá mọc kín.

 

Làm đẹp để… nhập viện

 

Bệnh viện Da liễu Trung ương thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân đến khám sau một thời gian sử dụng mỹ phẩm được quảng cáo là “xịn”, hàng hiệu. Dấu hiệu phổ biến các bệnh nhân này dễ mắc phải là da bị nhăn, teo đi, có trường hợp bị rạn da hoặc trứng cá nổi mẩn khắp mặt.

 

Mô tả ảnh.
Người tiêu dùng có thể bị nổi mụn sau khi xài mỹ phẩm giả

Bệnh nhân Ngô Thanh Xuân (23 tuổi) mua mỹ phẩm ở một cửa hàng treo biển “siêu giảm giá 50%”, đặc biệt nếu mua phấn MAC sẽ được tặng kèm 1 lõi phấn (tính ra là giảm giá 75%). Cuối cùng, chị Xuân bỏ 254.000 đồng để mua hộp phấn MAC này, đồng thời được tặng thêm lõi phấn theo hình thức khuyến mại.

 

Ở cửa hàng này, tất cả sản phẩm đều dán tem chống hàng giả của Bộ Công an.

 

Thế nhưng, dùng phấn được gần một tuần, mặt chị Xuân bắt đầu nổi mụn, da khô rát và có dấu hiệu teo đi như bị mất nước. Lõi hộp phấn MAC thì chỉ chạm nhẹ vào đã bung ra tung tóe. Dò tìm thông tin trên mạng chị Xuân mới biết phấn đó là phấn “rởm” vì MAC chính hãng chẳng có đợt giảm giá nào “kinh khủng” như thế, mẫu mã của MAC cũng khác hoàn toàn hộp phấn mà chị đã mua.

 

BS. Nguyễn Thành chuyên về da liễu (bệnh viện da liễu TƯ) cho biết trong thành phần của mỹ phẩm bị làm giả, kém chất lượng có đều chứa corticoid - chất gây kích ứng da rất mạnh. Khi mới sử dụng những sản phẩm này, đúng là sẽ có tác dụng ngay khiến mụn se và thu nhỏ lại, da mặt có vẻ đẹp lên. Nhưng chỉ sau một thời gian dùng liên tục, mụn trứng cá đỏ lại xuất hiện nhiều hơn hoặc da bị kích ứng mạnh do corticoid gây ra phản ứng phụ.

 

Khi dùng corticoid không đúng chỉ định, tai biến hay gặp nhất và cũng thường biểu hiện sớm nhất là mụn trứng cá. Nếu bôi trong thời gian dài sẽ gây giãn mạch và bệnh chứng cá đỏ, khiến khuôn mặt lúc nào cũng bị đỏ bừng, gây teo da, rạn da, viêm nang lông và gây biến đổi màu da tại chỗ rất khó chữa trị. Điều này càng cần được cảnh báo hơn khi mỹ phẩm được sử dụng hàng ngày.

 

Mỹ phẩm giả tràn lan, người tiêu dùng thiếu thông tin

 

Các đội quản lý thị trường của 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM thường dễ dàng phát hiện và bắt giữ những lô mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng. Thậm chí có lần Đội quản lý thị trường số 12 (Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội) còn bắt được tới 4 tấn mỹ phẩm bị làm giả các thương hiệu nổi tiếng.

 

Cơ quan công an Bắc Giang đã từng phát hiện và bắt giữ gần 2.000 sản phẩm mỹ phẩm "nhái" nhãn hiệu OLAY từ Trung Quốc nhập về Việt Nam, gồm sữa rửa mặt, kem dưỡng da chống nắng, kem dưỡng da 7 tác dụng chống lão hoá OLAY với hình thức được nhái rất tinh vi... Giá trị lô sản phẩm này khoảng 204.480.000 đồng. Vào tháng 3, tháng 8/2010, TP HCM đã bắt giữ hàng trăm kg hóa chất làm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc nhưng được chủ cơ sở sản xuất dùng để làm ra những sản phẩm mỹ phẩm, dầu gội, sữa rửa mặt, sau đó dán logo các thương hiệu nổi tiếng như X-men, Dove ...

 

Mô tả ảnh.
Mỹ phẩm nổi tiếng "siêu giảm giá", nếu người tiêu dùng ham rẻ, thiếu thông tin sẽ dễ dàng sập bẫy mỹ phẩm giả

 

Tình trạng này cũng không tiến triển hơn ở Hà Nội. Công ty L’Oreal Việt Nam đã từng lên tiếng khẳng định sản phẩm Lancome chính hãng chỉ bán ở 1 địa chỉ, trong khi tại thời điểm đó, sản phẩm Lancome các bày bán tràn lan trong các chợ, siêu thị, thậm chí cả Trung tâm thương mại lớn.

 

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan thì người tiêu dùng Việt Nam lại không có đủ hiểu biết, đủ thông tin từ một nguồn chính thống để có thể xác minh xem sản phẩm của mình mua có phải hàng thật hay không.

 

BS. Nguyễn Thành cho biết đã có nhiều bệnh nhân của ông “nhắm mắt” mua sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là người có chút thông tin và tinh ý chắc chắn họ đã thoát được cảnh dùng hàng rởm.

 

Đầu tư đồng bộ để quản lý mỹ phẩm

 

Bộ Y tế đã có những đầu tư đồng bộ để quản lý mỹ phẩm, từ hành lang pháp lý đến những biện pháp triển khai trong thực tế.

 

Năm 2007, Quy chế Quản lý mỹ phẩm ra đời, tạo khung pháp lý cho công tác quản lý mỹ phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải có trách nhiệm công bố sản phẩm mỹ phẩm của mình tại Cục Quản lý dược trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường.

 

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố, được Cục Quản lý Dược tiếp nhận và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường theo quy định của pháp luật.
Đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc nơi được uỷ quyền hoặc người chịu trách nhiệm lưu hành sản phẩm trên thị trường.

 

Một điểm đáng chú ý là nhà sản xuất bắt buộc phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN.

 

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo sản phẩm của mình không chứa các thành phần bị cấm sử dụng theo quy định của cơ quan chức năng.

 

Bộ Y tế cũng đã kịp thời ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện quy định trên. Song song với khung pháp lý, Bộ Y tế (cụ thể là Cục Quản lý Dược) thường xuyên yêu cầu các Sở y tế tỉnh thành trong cả nước ra quân kiểm tra, thu giữ mỹ phẩm giả, nhái, mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gôc xuất xứ.

 

  • Ngọc Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,