221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1319824
Sắp có luật về... osin
0
Article
null
Sắp có luật về... osin
,

- “Chúng tôi sẽ cố gắng sớm hoàn thành Dự thảo luật người giúp việc gia đình và công bố vào khoảng cuối tháng 12 năm nay”, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết.


Khốn khổ tìm osin


Tìm được người giúp việc ưng ý luôn là vấn đề đau đầu của nhiều gia đình thành thị (Ảnh minh họa: Ỉnternet)

Tìm được người giúp việc ưng ý luôn là vấn đề đau đầu của nhiều gia đình thành thị (Ảnh minh họa: Ỉnternet)

Chị Thu Hương, trú tại phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội đang nuôi hai con nhỏ: một hai tuổi và 1 đứa 1 tuổi. Chồng đi xa, chị phải thuê osin trông con. Hết người quen giới thiệu đến trung tâm môi giới, chỉ chưa đầy 2 năm, chị đã thuê tới hơn 10 người.

Người thì bị đuổi vì không khéo chăm trẻ, người thì do lười, người thì làm hỏng tivi, tủ lạnh… Trong đó, cũng có người tự động xin nghỉ vì công việc quá vất vả. Có người không chịu được việc chị hay chửi người giúp việc nên sang hàng xóm cầu cứu, tìm chủ khác cho mình.

Đây chỉ là ví dụ trong rất phổ biến trong thực tế. Cả người đi ở lẫn kẻ thuê đều có những độ “chênh” về cả lối sống, trình độ, quan điểm, công việc… Chính vì vậy, dù osin lúc nào cũng thiếu, “chạy sô” hết nơi này tới nơi khác, song rất khó khăn để trụ lại một gia đình trong thời gian dài.

Lý giải điều này, bà Trần Thị Hồng, Viện gia đình và giới cho biết, một trong những đặc trưng lao động giúp việc gia đình là lao động thiếu chuyên môn. Tỷ lệ NLĐ biết sử dụng các thiết bị trong gia đình, có kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, trẻ em không cao. “Việc này dẫn đến NLĐ không được tôn trọng; nguy cơ trừ lương, mất việc, bị mắng chửi…”, bà Hồng cho hay.

Trước khi làm giúp việc, có tới 56% người giúp việc cho biết họ có tham gia một công việc nào đó; 20% đang đi học; 19,3% không có việc làm và 4,7% ở nhà làm nội trợ. Có tới 79% có mức thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng.

Một nghiên cứu về số lượng lao động giúp việc tại Thủ đô Hà Nội, địa phương có nhiều lao động đi làm giúp việc nhất là Thái Bình (14,3%), Thanh Hóa (12,7%), Hà Tây cũ (12,7%), Phú Thọ (11, 7%)… Công việc chủ yếu của người giúp việc: khoảng 60% trông coi trẻ em hàng ngày; 20% chăm sóc người già; 20% làm các công việc nội trợ. Trung bình, mức tiền công mới chỉ là 1,1 triệu đồng.

Dẫn chứng điều này, ThS Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VH-TT-DL), phần lớn người giúp việc hiện nay là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bất kỳ chuyên môn, nghề nghiệp nào. NLĐ chủ yếu theo kinh nghiệm cá nhân và theo sự hướng dẫn của chủ gia đình.

Nhiều lao động bị bóc lột, cưỡng bức

Ông Phạm Minh Huân cho biết, trong thực tế phát sinh một số tình hình chủ bóc lột, cưỡng bức NLĐ nhưng rất khó xử lý. Theo pháp luật, 2 bên bắt buộc phải có quan hệ lao động theo pháp luật lao động.

Song pháp luật hiện hành lại chưa quy định cụ thể. Công tác này chưa được các địa phương quan tâm đúng mức nên vẫn còn nhiều bất cập.

“Ngay cả khái niệm giúp việc gia đình cũng chưa rõ ràng, thiếu bức tranh tổng thể về lao động giúp việc tại VN”, ông Huân nói.

Theo ông Huân, một vấn đề quan trọng hiện nay là vẫn chưa có một quy định cụ thể về độ tuổi lao động cho người lao động. Cần quy định rõ độ tuổi lao động tối thiểu vì còn liên quan đến Công ước trẻ em, đây thực sự là một khó khăn trong khi nhiều nơi vẫn sử dụng lao động trẻ em, nhất là tại các làng nghề truyền thống và trẻ em đường phố.

“Chúng tôi sẽ cố gắng sớm hoàn thành Dự thảo luật người giúp việc gia đình và công bố vào khoảng cuối tháng 12 năm nay”, ông Huân đặt vấn đề.

Th.s Hoa Hữu Vân cũng cho rằng, vẫn cần có Nghị định về quản lý lao động giúp việc gia đình tạo hành lang pháp lý để bảo vệ NLĐ và tạo điều kiện cho loại hình lao động này phát triển nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho NLĐ và chủ thuê lao động.

“Khác biệt về lối sống, cách ứng xử giữa họ là trở ngại tạo nên mâu thuẫn giữa chủ nhà và NLĐ. Do đó, đặc điểm lối sống của người đô thị và kỹ năng ứng xử với chủ lao động là nội dung bắt buộc trong đào tạo nghề giúp việc gia đình”, bà Vân nhận định.

Tiêu chuẩn Lao động quốc tế và việc làm cho lao động giúp việc

Đây là nội dung được bà Nelien Haspels, Chuyên gia cao cấp của ILO về Giới, Việc làm và lao động nữ đưa ra tại hội thảo. Theo bà Nelien Haspels, đây là một trong những phân khúc lao động lớn và ngày càng gia tăng song không được bảo vệ.

Từ năm 2008, ILO đã đề xướng thủ thục thạo luận nhằm thông qua những tiêu chuẩn lao động quốc tế mới về việc làm đàng hoàng cho lao động giúp việc tại nhà.

Đã có 61 chính phủ thông qua công ước và khuyến nghị về tiêu chuẩn này. Nếu được phê chuẩn, các công ước được ràng buộc bằng một pháp luật quốc tế với các nguyên tắc và quyền cơ bản như: Không lao động cưỡng bức; không lao động trẻ em (quy định độ tuổi tối thiểu); không phân biệt đối xử, không lạm dụng và quấy rối…

  • Gia Văn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,