Lũ đe dọa Hội An, hàng nghìn hộ dân sơ tán
- Tại Quảng Nam, nước lũ đã và bắt đầu lên nhanh trên các sông, hơn 10 nghìn nhà dân ở vùng thấp trũng bị ngập và đô thị cổ Hội An bị đe dọa nghiêm trọng. 3 nhịp cầu Đen đã bị sập hoàn toàn.
Có mặt tại tâm vùng lũ Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, hiện ra trước mắt là hàng chục nhà dân đang bị nước lũ bao vây. Tuyến đường từ Điện Bàn về Hội An đã bị chia cắt từ chiều hôm qua (16/11).
Lúc 11 giờ trưa 17/11, 3 nhịp cầu Đen bị sập hoàn toàn do nước lũ |
Nước lũ ngập chìm ở vùng Cẩm Thanh, Hội An, hàng nghìn nhà dân bị ngập sâu trong nước
Hơn 40.000 hộ dân tại 3 xã Gò Nổi của huyện Điện Bàn hoàn toàn bị cô lập. Vào lúc 11 giờ trưa ngày 17/11, cầu Đen tiếp tục bị nước lũ xô lệnh và sụt lún làm đứt gãy, 3 nhịp cầu gần như chìm dưới sông.
Sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cùng các cơ quan chức năng của tỉnh đã đi thị sát sự cố cầu bị gãy tại cầu Đen. Ông Thu chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt ngay sau khi lũ rút.
Bất chấp nước lũ đe dọa, nhiều trẻ em ở vùng ngập lũ chèo bè chuối đùa dỡn
Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam Nguyễn Bá Nghĩa cho biết, để khắc phục đảm bảo giao thông cho các loại phương tiện thô sơ và xe tải nhẹ, phải mất ít nhất 10 ngày sau lũ. Hầu hết các tuyến đường về trung tâm huyện Đại Lộc, Hội An, Nông Sơn và các huyện miền núi đều bị cô lập.
Di chuyển dân ở vùng Cẩm Thanh, Hội An
Tại Hội An, lũ đã lên trên báo động III vào lúc 14 giờ chiều 17/11. Cả khu phố cổ bị ngập sâu. Các tuyến đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học… ngập sâu trong nước. Hàng trăm di tích cổ đang xuống cấp đang bị nước lũ đe dọa.
Chủ tịch TP Hội An Lê Văn Giảng cho biết, mỗi mùa mưa lũ là mỗi mùa lo đến mất ăn mất ngủ vì di tích. Để đảm bảo an toàn cho di tích khi bị ngâm mình trong nước lũ dài ngày, trước đó, chính quyền thành phố đã huy động nhân dân và lực lượng thanh niên xung kích chèn chống một số di tích xuống cấp nghiêm trọng.
Thanh tra Giao thông Quảng Nam bắt đầu phong tỏa tuyến đường từ Điện Bàn về Hội An trưa hôm 17/11 do nước lũ ngập sâu
Người dân Nông Sơn di chuyển bằng đò vì nước lũ chia cắt toàn bộ tuyến đường về huyện
Theo báo cáo nhanh từ các huyện thị cho biết: từ ngày 13/11 đến 17/11, trên địa bàn Quảng Nam, các địa phương đã tổ chức sơ tán 1.582 hộ với khoảng 6.500 nhân khẩu, tập trung ở các huyện Đại Lộc, Nông Sơn, Điện Bàn..., hình thức chủ yếu là sơ tán xen ghép tại chỗ.
Theo tính toán sơ bộ, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 1.200 nhà dân bị ngập nước tập trung chủ yếu ven sông Thu Bồn, Vu Gia và Bàn Thạch. Có khoảng trên 300ha lúa gieo và trên 500ha rau màu ở các huyện Nông Sơn, Đại Lộc... bị ngập úng và hư hỏng. .
Sau 4 ngày mưa lũ, Quảng Nam đã có 10 người bị thiệt mạng.
Cả nhà ra ở chuồng gà vì mưa lũ Trong cơn địa chấn đêm 9/11, hàng chục khối đất đá, cả cây cỏ từ từ đổ dồn vào nhà ông Ngọc, đè sập 2 bức tường, lấp một chiếc giường, 1 chiếc tủ thờ và nhiều đồ dùng khác.
Sau đêm sập nhà, trời vẫn tiếp tục những cơn mưa, mối hiểm nguy từ những cơn cựa mình của đất vẫn có nguy cơ tiếp tục xảy ra bất kỳ lúc nào. Và ở cái gia cảnh vốn đã khó khăn kinh tế như vợ chồng ông, việc sửa chữa là quá tầm tay trong mùa mưa lụt. Nên dù nhiều ngày sau cơn ác mộng, căn nhà vốn là tổ ấm trong ngày nắng ngày mưa của vợ chồng ông giờ đây vẫn ngổn ngang trong đống hoang tàn. Bà Phan Thị Phú Quốc (vợ ông Ngọc) hốt hoảng kể về cơn ác mộng: “Trong lúc đang ngồi xem ti vi, vợ chồng tôi nhận thấy dưới đất sát chân giường đang nằm bị rung chuyển, rồi bất ngờ cả một bức tường khoảng 20m2 đổ, đè bẹp nhiều đồ dùng trong nhà. Sau đó vài phút, bức tường nhà trên cũng bị sụt lún đổ hoàn toàn”. Trong lúc xảy ra hiểm hòa, nhà bà còn có thêm một người già đang chạy lũ ở nhờ. May mắn, hai vợ chồng kịp đưa người người này ra khỏi nhà thoát thân an toàn.
Ông Phạm Thanh Ngọc đi kinh tế mới từ năm 1985 ở huyện Sông Hinh để mong thoát nghèo, nhưng cũng thất bát, nên đến năm 2003 vợ chồng ông về lại Tuy An. Hiện tại vợ chồng ông vẫn chưa có nhà ở, căn nhà bị sập là nhà của người cô ruột cho mượn ở tạm 10 năm nay. Giờ đây, nhà mượn cũng không còn để trú. Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã di tản gia đình đến hội trường khu phố và hỗ trợ mì tôm, nước uống sinh sống tạm thời, nhưng đấy chỉ là để trú chân giải quyết tình thế trong ngày mưa lụt. Những ngày qua, vợ chồng ông đành dọn dẹp lại cái chuồng gà mà ông Ngọc đã làm trước đó có diện tích chưa được 15 mét vuông ở tạm. Khi chúng tôi đến, vợ chồng ông đang dùng bữa cơm trưa là mì tôm vừa được cứu trợ.
|
- Vũ Trung