Khi Đại lễ đi qua…

Cập nhật lúc 13:52, 11/10/2010 (GMT+7)

- Đại lễ qua, cuộc sống thường nhật của người dân Hà Nội lại trở lại. Có người cảm thấy tiếc nuối cái không khí lễ hội, có người lại tiếc nuối... những ngày bán đắt hàng. Nhưng cũng có nhiều người cũng "thở phào", vì cuộc sống không còn bị "xáo trộn"...

Như thường ngày, sáng nay (11/10) ông Lê Đức Cường (trú tại 76 Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm) lại rủ thêm hai ông bạn đồng niên ở trong phố cổ ra Bờ Hồ tập thể dục. Không như mọi ngày trong dịp lễ, Hồ Gươm sáng nay trở lại như vốn có của nó.

Ông Cường (đeo kính) và những người bạn đồng niên có thói quen ra bờ hồ tập thể dục buổi sáng. Ông cảm nhận được không khí vui vẻ như những người dân khác nhưng cũng mong Đại lễ qua đi để sinh hoạt không còn bị xáo trộn.

Ông Cường (đeo kính) và những người bạn đồng niên có thói quen ra bờ hồ tập thể dục buổi sáng. Ông cảm nhận được không khí vui vẻ như những người dân khác, nhưng cũng mong Đại lễ qua đi để sinh hoạt không còn bị xáo trộn.

Trong 10 ngày diễn ra Đại lễ, sinh hoạt của ông và gia đình có nhiều sự đảo lộn. Đường phố lúc nào cũng chật kín người, những người “có tuổi” như ông chẳng dám đi xe máy ra đường. Vui cùng với niềm vui lớn của Thủ đô, của mọi người, nhưng ông mong muốn mọi thứ trở lại bình thường.

“Hà Nội đã có Đại lễ thành công và ấn tượng. Người dân chúng tôi cũng được sống trong không khí tưng bừng vui vẻ. Tuy nhiên, nó kéo dài quá, những 10 ngày, giá như chỉ cô đọng lại 3-5 ngày thì chắc sẽ hay hơn. Những người phục vụ Đại lễ cũng mệt”, ông Cường cho biết.

Bình thường, cứ đến 17h chiều thì ông đi đón cháu đi học về, tuy nhiên, Đại lễ diễn ra, lượng người đổ về khu vực Hoàn Kiếm quá đông, nhiều tuyến đường bị cấm. Thế là hai ông cháu phải tìm cách đi vòng qua nhiều con phố mới có thể trở về nhà được.

Sáng 10/10, ngày quan trọng nhất dịp Đại lễ,, ông vẫn dậy đi bộ ra Bờ Hồ thể dục bình thường. Tuy nhiên, cảnh tượng đập vào mắt ông là hàng nghìn nguời dân từ các nơi đổ về đang nằm la liệt để chờ xem diễu hành. Chẳng còn chỗ tập thể dục, ông đành quay về.

Mô tả ảnh.

Sáng 11/10, nhiều cửa hàng, cơ quan nhà nước trên phố Tràng Tiền đã trở lại hoạt động bình thường như vốn có.

Đối với nhiều ngời dân ở khu vực phố cổ như Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Trống…, thì Đại lễ vừa qua là dịp làm ăn của họ. Lượng người tập trung về trung tâm rất đông cũng đồng nghĩa với sức mua hàng hóa tăng mạnh.

Chị Trần Thanh Vân, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm trên phố Hàng Trống nói rằng, trong những ngày qua, những mặt hàng liên quan đến Đại lễ và những vật phẩm kỷ niệm của cửa hàng bán rất chạy. Những người khách từ nơi khác đến tham dự lễ hội đều muốn mua một món quà về làm kỷ niệm, đánh dấu Hà Nội tròn nghìn năm tuổi

Đối với người làm ăn buôn bán như chị Vân và những chủ hàng khác, thì đây là cơ hội nghìn năm có một để làm ăn. Khi Đại lễ đi qua, mọi thứ trở lại bình thường, chị Vân và nhiều người như chị cảm thấy "hơi tiếc nuối".

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Hà Nội sôi động những ngày đại lễ, và trở lại vẻ vốn có bình yên, thâm trầm của nó trong sáng 11/10.
Khổ nhất là những công nhân viên chức làm việc trên những tuyến phố quanh Hồ Gươm. Những ngày vừa qua, khi nào chị Hoa (Bưu Điện Hà Nội, đóng ở đường Đinh Tiên Hoàng) luôn làm việc trong tình trạng căng thẳng vì phải tìm đủ cách, đủ đường để đến cơ quan hoặc về nhà sau khi tan sở.

Ngày diễn ra lễ khai mạc, chị chẳng dám đi xe máy lên cơ quan mà phải gửi từ xa rồi đi bộ đến. Chưa hết giờ làm việc thì lại phải lo xin về sớm vì sợ tắc đường.

“Vui thì vui thật, nghìn năm mới có một lần, nhưng tôi cũng muốn nó qua đi để mọi thứ trở lại bình thường”, chị Hoa chia sẻ.

  • Duy Tuấn – Hoàng Sang

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác