TIN LIÊN QUAN
>> Trực tiếp: Tìm thấy xe khách bị lũ cuốn
>> Hãy ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn
>> Cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung
>> Miền Trung ngày thảm họa
>> Hình ảnh lũ “siêu tốc” tại miền Trung
>> Miền Trung “run lẩy bẩy” đón siêu bão
Lở núi, 4 hộ dân phải di dời
Ngày 20/10, ông Phan Đình Long (xóm Kim Sơn, xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn) cho biết, khoảng 23 giờ đêm 16/10, đang ngủ thì nghe tiếng động ầm ầm ở dốc núi sau nhà, vì đêm mưa và tối nên không thể đi xem chuyện gì xảy ra.
Sáng 17/10, ông Long đi lên núi kiểm tra thì phát hiện dốc núi bị sạt lở khủng khiếp, dòng chảy của đất bùn nhắm thẳng hướng nhà ông đổ xuống. Đến khoảng 9 giờ cùng ngày, dòng chảy của đất đá tạo thành một khe sâu và dài khoảng 300, có chỗ sâu đến hơn 5m, rộng trên 6m.
Nhà ông Long nằm chắn ngang phía dưới dòng chảy nên bìn đất tấp vào tường nhà dâng lên cao hơn 30cm. Khoảng 1.000 cây keo 3 năm tuổi của ông Long trồng trên sườn núi bị sạt lở, vùi lấp.
Lở núi ở Hương Sơn, các hộ dân phải di dời (Ảnh: Quang Cường) |
Ngay lập tức, mọi người trong nhà ông Long cùng với 3 gia đình xung quanh nhanh chóng di dời ra khỏi nhà đến nơi an toàn.
Sự việc sạt lở núi nguy hiểm được thông báo cho trưởng xóm, cả xóm đã tập trung giúp đỡ gia đình ông Long kè chắn dòng xả của đất từ trên núi xuống.
Đến ngày 19/10, khoảng 50 chiến sỹ Cảnh sát cơ động thuộc Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc Bộ (Cục CSCĐ – Bộ Công an) phối hợp với lực lượng công an huyện Hương Sơn đóng cọc, làm kè chắn dòng chảy của đất đổ xuống nhà ông Long.
Hiện tại, bên cạnh nơi sạt lở còn có nhiều rãnh nứt sâu đang có nguy cơ xả xuống hàng nghìn khối đất nếu như có mưa to. Bốn hộ dân duối dốc núi rất hoang mang, đã di chuyển đồ đạc và người sang ở nhờ nhà hàng xóm nơi an toàn.
Ông Trần Minh, trưởng xóm Minh Sơn (xã Sơn Thủy) cũng cho biết, sườn núi Nầm ở xóm Minh Sơn liền kề với xóm Kim Sơn cũng đang bị sạt lở, đe dọa 2 hộ dân.
Vỡ đê ngăn lũ trên sông Ngàn Sâu
Báo Dantri đưa tin: Vào 11g đêm qua, tuyến đê Rú Trí ngăn lũ sông Ngàn Sâu bảo vệ gần 20 ngàn người dân thuộc 4 xã của huyện Đức Thọ đã bị vỡ.
Dòng nước cuồn cuộn từ thượng nguồn trên sông Ngàn Sâu đổ xuống đã cuốn phăng gần 1km đường sắt, nhiều cột điện dọc đường ray đã bị cuốn đổ, gãy gập.
Điều nguy hiểm hơn cả là hiện nay, các tuyến giao thông đều bị chia cắt, công tác ứng phó gặp nhiều khó khăn. Chính quyền xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ chỉ còn biết thông tin cho dân để nhân dân tự chủ động đối phó khi nước lũ dâng cao.
Vỡ đê ngăn lũ trên sông Ngàn Sâu (địa phận huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), gần 1km đường sắt đã bị cuốn phăng (Ảnh: DTrí) |
Do bị chia cắt, công tác ứng phó gặp nhiều khó khăn nên chính quyền chỉ còn cách thông tin về tình hình vỡ đê để nhân dân chủ động ứng phó (Ảnh: DTrí) |
Sau khi đê vỡ, dòng nước lũ từ thượng nguồn sông Ngàn Sâu ồ ạt đổ về (Ảnh: DTrí) |
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc TT Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết hiện tại bão số 6 (bão Megi) đã không còn nguy hiểm đối với Việt Nam. Trong buổi họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW chiều 18/10, cơn bão này được nhận định là 30-40% khả năng sẽ vào Việt Nam nhưng đến thời điểm này có thể nói tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 10-15%.
Bão Megi không đi vào Việt Nam nhưng vẫn gây ảnh hưởng trên biển. Hiện tại vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp cấp 15 (tức là từ 167 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Bão sẽ khiến sóng biển cao từ 12 – 14 mét, biển động dữ dội.; vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh.
Bão Megi không còn nguy hiểm với Việt Nam (Ảnh: NCHMF) |
Về diễn biến tiếp theo của bão, ông Hải cho biết nếu bão có gây ảnh hưởng cho đất liền thì khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên sẽ có mưa (do ảnh hưởng hoàn lưu bão). Đây là ảnh hưởng có lợi vì khu vực này đang thiếu mưa.
Một khả năng khác là bão có thể đi về phía Hồng Kông rồi tiếp tục đi về phía Tây, gây mưa cho Bắc Bộ (cũng là một ảnh hưởng có lợi vì miền Bắc đang khô hạn). Ngoài ra, có một khả năng nữa là bão sẽ đi về Hồng Kông rồi suy yếu và tan đi, không gây ảnh hưởng gì cho khu vực đất liền của Việt Nam.
“Tại thời điểm này, chúng ta có thể yên tâm đối phó và khắc phục hậu quả lũ lụt ở miền Trung, không cần quá hoang mang, hoảng hốt về siêu bão Megi nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão này”, ông Hải nhận định.
- Quang Cường – Cẩm Quyên
TIN LIÊN QUAN
>> Hãy ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn
>> Cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung
>> Miền Trung ngày thảm họa
>> Hình ảnh lũ “siêu tốc” tại miền Trung
>> Miền Trung “run lẩy bẩy” đón siêu bão
Miền Trung cần lắm những tấm lòng
Lũ chồng lên lũ. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã bị cô lập. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. Hàng trăm đôi tay vẫy vùng, ánh mắt ngơ ngác tuyệt vọng nhìn thủy thần nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, cuốn phăng đi những tài sản có giá trị mà họ chắt chiu dành dụm, tần tảo cả mấy năm trời. Những bàn thờ được lập vội trong những góc nhà nước còn ngập; những chiếc thuyền chênh vênh, chở những người xấu số bị lũ cuốn trôi, những vành tang trắng trên khôn mặt trẻ thơ, những cánh tay vẫy vùng trong tuyệt vọng, khi bốn bề chỉ còn mênh mông nước… mãi là một hình ảnh nhức nhối tâm can. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. Một gói mì, một bánh luơng khô…. chắc sẽ làm người dân nơi rốn lũ này cảm thấy ấm lòng hơn, vơi bớt nỗi buồn đau. Mọi sự đóng góp, xin gửi về: + Chuyển khoản: + Chuyển khoản từ nước ngoài: + Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ: Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM. |