221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1315433
Giới trẻ "sống gấp" để thể hiện cái "tôi"?
1
Article
null
Giới trẻ 'sống gấp' để thể hiện cái 'tôi'?
,

- Soi vào đời sống giới trẻ hiện nay, không ít người nhận định, trong đó còn rất nhiều những mảng tối. Một bộ phận giới trẻ hiện nay chỉ biết hưởng thụ, sống quá thực dụng, đua đòi, chạy theo những giá trị ảo...? Vậy, bản thân những người trong cuộc đang nghĩ gì, và cần gì?

LTS: Những hành động như tạt axit, đánh trọng thương hoặc doạ giết thầy cô của một nhóm học sinh. Những vụ hành xử “xã hội đen” trong trường học được quay clip rồi phát tán lên mạng như một thú vui. Những vụ án con giết cha, cháu giết ông bà, nam sinh giết người tình bằng những thủ đoạn dã man, phi nhân tính đậm đặc chất bạo lực. Những cái chết thảm chỉ vì tức nhau một ánh mắt, nụ cười, lời nói “đểu” của những người xa lạ. Qùy lạy gấu bông giữa phố, diễu hành “náo loạn” đường phố vì một nhóm nhạc Hàn Quốc bị kiện, tuyển “tình một đêm”, rao bán thể xác trên mạng, quan hệ tình dục tập thể…

Tần suất của những hành động gây sốc của một bộ phận giới trẻ diễn ra ngày càng nhiều hơn với những hậu quả ghê gớm, kinh hoàng. Điều gì đang diễn ra trong đời sống đạo đức và nhân cách của một bộ phận giới trẻ Việt? VietNamNet xin mở một diễn đàn với sự góp mặt của các chuyên gia về xã hội học, giáo dục, tâm lý, kinh tế… và chính tiếng nói của thế hệ trẻ để cùng làm sáng tỏ phần nào hiện thực của "bức tranh tối" này.

Chúng tôi xin đưa ra ý kiến của những người trẻ đánh giá về chính thế thệ trẻ.

Sản phẩm giáo dục có vấn đề? (Hoàng Phương – Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Có thể nói, trên thực tế, tình trạng lệch lạc về nhân cách, bạo lực học đường của thanh thiếu niên Việt Nam đang ngày càng gia tăng, song tình trạng trên chỉ xảy ra ở một bộ phận giới trẻ nhận thức kém, chứ không phải toàn bộ giới trẻ Việt Nam.

Mô tả ảnh.

Hoàng Phương – Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khi xảy ra tình trạng trên, người lớn chỉ biết nhìn vào sự việc đã rồi để chỉ trích, mà chưa tìm hiểu xem người trẻ họ đang có suy nghĩ gì, tại sao họ lại làm như vậy?

Giới trẻ luôn bị đưa ra so sánh là "chạy theo mốt", “đua đòi” với lối sống phương Tây. Nhưng liệu đây có phải là sự so sánh khập khiễng?

Thêm nữa, sao chỉ nói tới nguyên nhân là do gia đình, thầy cô, sự xâm nhập của văn hóa phẩm đồi trụy mà không nhìn thẳng vào vấn đề là: cách giáo dục của chúng ta đang có vấn đề?

Phải gọi là “đánh cắp tuổi thơ” của các em khi mà mới cắp sách tới trường đã chỉ biết học và học, không có vui chơi, không có tự do phát triển, không được gần gũi thiên nhiên, không có thời gian nghỉ ngơi… Chỉ biết sách báo, và mạng internet.

Ngoài ra, phải kể đến vì sao nền giáo dục ngày càng chỉ biết chú trọng đến tin học, ngoại ngữ, mà coi nhẹ lịch sử, đạo đức, giáo dục công dân... - những môn học hướng con người tới những giá trị nguồn cội, đạo đức ?

Vì sao giới trẻ trở nên hư hỏng sớm? Bản thân mỗi người trẻ sẽ phải “chất vấn” chính mình!

Đừng nhìn bằng con mắt phiến diện! (Nguyễn Đức – ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn HN)

Sẽ như thế nào nếu cha mẹ sống gấp không được dạy con cái? Không lẽ phải sống tốt, sống đẹp mới được quyền dạy con cái mình sống đẹp, sống tốt? Mới được dạy con họ không được sống gấp? Vậy xã hội sẽ có bao nhiêu trẻ em được dạy sống tốt?

22.jpg

Nguyễn Đức – ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

Vấn đề chỉ là ở chỗ, để dạy con cho hiệu quả và đúng đắn, thì những bậc làm cha làm mẹ nên “điều hòa” lại chính mình. Những người trẻ ở thời nào cũng cần được sự quan tâm đặc biệt, nhưng ở mỗi thời kỳ lại cần thể hiện sự quan tâm tới con cái khác nhau.

Cảm giác như bây giờ bố mẹ thường quá áp đặt cho con cái mà không để ý đến con cái đang nghĩ gì, trong khi đó cái “tôi” được khẳng định của giới trẻ bây giờ là rất lớn và đặc biệt quan trọng.

Giới trẻ thực sự mong muốn mọi người đừng chỉ nhìn chúng tôi với một cái nhìn phiến diện mang tính định kiến.

Sống gấp cũng là cách thể hiện cái “tôi”! (Thảo Hương –Khối chuyên THPT ĐH Sư phạm HN)

Bản thân là một người trẻ thuộc thế hệ 9X – thế hệ đang bị coi là có nhiều những mảng tối đặc biệt là lối sống thực dụng. Nhưng bản thân em lại không cho đó là lối sống thực dụng mà đơn giản đó là một cách thể hiện cá tính của bản thân, thể hiện cái tôi của mỗi người.

Có thể một bộ phận những người trẻ rơi vào những suy nghĩ lệch lạc nhưng không phải là họ không có lý tưởng sống và mục đích sống. Nhiều khi em thấy đó chỉ là họ chưa được định hướng để có lý tưởng sống và mục đích sống tốt nên giới trẻ thường thấy hoang mang. Thực tế là bản thân chúng em nhiều khi bị lôi kéo nhiều hơn là do suy nghĩ của chính bản thân mình.

Không ít bạn cho rằng, mình sống hơi “nổi loạn” để có thể được sống thực với chính mình. Điều này chưa hẳn đã sai. Bởi cái “tôi” của những người trẻ là rất lớn. Và lối sống nhanh, sống gấp của giới trẻ cũng chưa hẳn đã là không tốt. Có thể đơn giản là họ muốn thực hiện được nhiều hơn nữa những mục tiêu cho chính bản thân mình.

Tấm gương thầy giáo bị lu mờ, trông cậy vào ai? (Thanh Tâm – ĐH Lao động và Xã hội)

Nhiều thầy cô lên lớp cũng chưa thực sự dốc hết tâm huyết vào truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đặc biệt là môi trường đại học, mối quan hệ giữa thầy và trò rất lỏng lẻo, chuyện thầy cô quan tâm đến cuộc sống sinh viên dường như rất hiếm.

Không thiếu những câu chuyện về sự xuống cấp đạo đức nhà giáo như bạo lực, gạ tình lấy điểm… nên nhiều khi cũng khó trách học sinh sao lại không tôn trọng thầy cô.

Bản thân tôi thấy có một thực tế đáng buồn là ở nước ta dường như rất coi nhẹ vai trò của giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học, mà đây là những người xây viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách và hiểu biết đầu đời cho trẻ. Tôi thấy chất lượng đào tạo giáo viên mầm non và tiểu học chưa cao.

Thầy cô giáo là những người được học trò kính trọng nhất sau cha mẹ, nếu như những tấm gương đó bị “lu mờ” thì không biết phải “soi” vào đâu nữa?

Cha mẹ đã làm tròn trách nhiệm chưa? (Link Péo - Thành viên hội FND)

Đã từng là một thành viên tham gia clip “lạy thú bông” gây nhiều tranh cãi trong dư luận về giới trẻ, nhưng bản thân khi tham gia vào trào lưu ấy chúng mình cũng chỉ nghĩ mang tính giải trí.

33.jpg

Link Péo - Thành viên hội FND

Với mình, những trào lưu mang tính chất như thế mà giới trẻ tham gia đều rất thú vị. Cũng có thể với mọi người nó là điều gì đó kỳ dị, nhưng liệu có phải mọi người đã quá khắt khe trong cách đánh giá với lớp trẻ hiện nay. Bởi bản thân những misson mà bọn mình thực hiện vẫn được sự tham gia ủng hộ của nhiều thành viên nước ngoài.

Còn nếu nói giới trẻ hiện nay đang không có mục đích sống và lý tưởng sống thì có lẽ theo mình nên đưa câu hỏi này ra với những bậc làm cha làm mẹ. Thử hỏi bản thân họ đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa?

Họ vẫn thường nói rằng họ kiếm tiền là vì con cái. Điều đó đúng nhưng sẽ là thiếu nếu họ chỉ đưa cho con tiền rồi để đấy không quan tâm và khi đó con cái mới tìm đến những thứ khác để hưởng thụ, để đua đòi.

Không nên chỉ đổ lỗi cho giới trẻ, mà ở đó còn có cả trách nhiệm của gia đình và xã hội chứ!

Dù có nhiều luồng dư luận trong những trào lưu của giới trẻ, nhưng mình thấy đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ. Giới trẻ năng động nhiệt huyết nhưng cũng rất dễ mắc sai lầm. Vì không được gia đình quan tâm, vì nông nổi nên có những hành vi quậy quá nên cần được mọi người góp ý chỉ bảo và xây dựng.

“Người lớn vẫn áp đặt, định kiến(P.O.D - Trưởng nhóm nhảy hiphop F –W (Fly Walker)

Giới trẻ hiện nay đúng là đang có những trào lưu ảo không mang giá trị, nhưng đừng nói giới trẻ không có mục đích sống và lý tưởng sống.

44.jpg

P.O.D - Trưởng nhóm nhảy hiphop F –W (Fly Walker

Như những kiểu lên bar, lên sàn thực ra đó cũng chỉ là một thú vui rất bình thường nhưng trong đó có những bạn trẻ lợi dụng nó để sử dụng chất kích thích và mọi người lại chỉ áp đặt những điều không tốt về nó nên việc lên bar, lên sàn lại trở thành một thói đua đòi, mang tính chất lối sống hưởng thụ.

Bản thân tôi đã từng nghe thấy rất nhiều ý kiến khi nói rằng: hiphop là vô học hoặc đầu đường xó chợ, là kỳ dị. Tôi không hiểu tại sao lại có thể suy xét phiến diện như vậy.

Thực ra đó cũng chỉ là một đam mê của giới trẻ. Chẳng lẽ giới trẻ thế giới thì có thể được đam mê hiphop còn giới trẻ Việt Nam thì không? Nhiều khi tôi thấy suy nghĩ của không ít người lớn vẫn còn mang tính áp đặt, nhiều định kiến và còn nặng tính tư tưởng cũ.

Đúng là giới trẻ hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những mảng tối, nhưng đó cũng chỉ là do họ chưa được trang bị kiến thức đầy đủ. Còn phần lớn giới trẻ vẫn có thể ý thức được hành động và suy nghĩ của mình.

Nước ta đã bước vào thời kỳ hội nhập. Giới trẻ cũng được mở rộng giao lưu với nhiều trào lưu trên thế giới. Và trong những trào lưu đó sẽ có những trào lưu tích cực và tiêu cực.

Giới trẻ đã được mở rộng thì tại sao người lớn không thể rộng lòng để đón nhận để đóng góp cho trào lưu ấy đậm chất “made in Việt Nam”, chứ đừng chỉ chỉ trích lên án chúng một cách gay gắt.

“Người lớn cũng sống gấp, sao dạy trẻ con?”
Chưa bao giờ xã hội phải chứng kiến cảnh giới trẻ có thói hung hăng, côn đồ như hiện nay. Đôi khi chỉ vì ánh mắt, nụ cười, lời nói nhìn thấy ghét, hay chỉ một va chạm nhỏ, chẳng biết phải trái ra sao, một bộ phận giới trẻ sẵn sàng lao vào đánh đấm, thậm chí giết người.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,