221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1312717
35 người chết và mất tích, vùng lũ "bế tắc toàn tập"
1
Article
null
35 người chết và mất tích, vùng lũ 'bế tắc toàn tập'
,

 – Từ rốn lũ Minh Hóa (Quảng Bình), các phóng viên của VietNamNet cho biết “thật khó có lời nào tả hết những mất mát và nỗi khổ của người dân vùng lũ miền Trung". 

TIN LIÊN QUAN


> Thủ tướng chỉ đạo cứu trợ khẩn cấp cho dân vùng lũ
> Những nóc nhà giữa mênh mông nước lũ
> Tận mắt chứng kiến sự tàn phá của lũ dữ
> "Mải mê" dự báo Đại lễ, lơ là nơi khác?


Bế tắc “toàn tập”

 

Từ Hà Tĩnh, sau khi đi đến sông Ròn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Binh), những người trên xe (trong đó có 2 phóng viên VietNamNet) đã phải xuống bắt xe tải đi tiếp vì xe nhỏ không chịu nổi dòng chảy xiết của lũ dữ.

 

Nhưng xe tải cũng “chắp tay lạy lũ” khi chạm tới Cầu Gianh. Từ đây, đoàn người phải đi bộ, lội nước sâu ít nhất là quá đầu gối để tiếp cận rốn lũ Minh Hóa.

Có những địa phương không thể có đồ ăn nước uống cứu trợ vì không thể tiếp cận được

Mọi phương tiện chuyên chở đều tỏ ra bế tắc trước sức tàn phá khủng khiếp của lũ: Đường bộ bị sạt lở, nơi nào không sạt lở thì bị nhấn chìm, nếu xe cố đi sẽ khó thoát khỏi những chướng ngại vật, thậm chí có xe chở khách vì “ham” dò đường đã ngã nghiêng sang một bên.

Khó khăn hơn nữa là hầu như liên lạc bị gián đoạn. Trong suốt quá trình kết nối để chuyển tải thông tin cho bạn đọc, sóng điện thoại liên tục chập chờn và hầu như không thực hiện được cuộc gọi (nếu có thực hiện được thì chất lượng đàm thoại rất kém). 

Các phóng viên VietNamNet hầu như không sử dụng được máy tính (vì không có điện sạc pin) và rất khó khăn trong việc tiếp cận Internet.

 

Mưa lũ đã khiến hàng trăm người (trong đó có nhiều hành khách đi tàu, xe từ Hà Nội – TP.HCM và ngược lại) bị tắc và bắt buộc phải nằm lại ở Quảng Bình để chờ đợi. 

Thị trấn Ba Đồn có 5-6 khách sạn, nhà nghỉ nhưng không còn một chỗ nào trống. Tất cả đều bị mất điện, và trong những nỗ lực hết mình, các khách sạn mới có thể cho nổ máy phát điện để giải quyết những nhu cầu thiết yếu. Nước sạch cũng phải sử dụng vô cùng tiết kiệm.

 

Tuy khan hiếm phòng nhưng chủ các khách sạn không vì thế mà hét giá cắt cổ. Mỗi đêm ngủ lại, khách phải trả 200 ngàn đồng/phòng, cao hơn ngày thường một chút.

 

Giá đồ ăn thức uống cũng bắt đầu đội lên gấp đôi gấp 3 ngày thường. Đã 5 ngày kể từ khi có lũ, mọi hoạt động mua bán tại vùng lũ Quảng Bình bị ngưng trệ hòan toàn.

 

35 người chết và mất tích, thiệt hại hàng trăm tỷ

 

Báo cáo của các địa phương tính, đến thời điểm này cho thấy đã có 35 người chết và mất tích (trong đó có 28 người chết, 7 người mất tích. Nhiều người bị mất tích vì lũ trong các ngày từ 1-4/10 sau đó đã phát hiện là đã chết).

 

Quảng Bình là tỉnh có thiệt hại lớn nhất về người (tính tới thời điểm này) với 12 người chết (7 người bị lũ cuốn trôi; 5 người do tàu Huy Hoàng 8 chở Xi măng chìm ở chân cầu Giang). Nghệ An: 6 người chết; Hà Tĩnh: 7 người chết (tăng 5 người); Quảng Trị: 3 người chết.

 

Số người mất tích: 7 người (tăng 2 người) và số bị thương là 9 người (tăng 5 người).

Mô tả ảnh.
Lũ dữ nhấn chìm cả xã Hạ Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Đã có 35 người chết và mất tích (Ảnh: Quang Cường)

 

Ngoài thiệt hài về người, thiệt hại về tài sản là không kể hết.

 

Tại Hà Tĩnh: ngập lụt với tổng số 82 xã, của 9 huyện (hiện chưa có xác định được số nhà cụ thể. Quảng Bình: ngập tại 6 huyện với 34.650 nhà. Quảng Trị: ngập lụt 52 xã, phường của 08 huyện, thị xã, thành phố bị ngập lụt với số lượng trên 10.000 nhà. Thừa Thiên Huế: hiện còn ngập lụt 7.200 nhà tại thành phố Huế và các huyện Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền.

 

Ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng. Các tỉnh cũng đang khẩn thiết đề nghị nhận được sự cứu trợ để kịp thời giải quyết những nhu cầu bức thiết của người dân như lương thực, nước uống, vệ sinh, …

 

Giao thông mọi ngả vẫn bị phong tỏa

 

Theo bee.net.vn, do lũ lụt gây ách tắc trên tuyến đường sắt khu đoạn Vinh - Đồng Hới, ga Sài Gòn sẽ tạm ngừng chạy các chuyến tàu SE4, SE8, TN2 chặng Sài Gòn- Hà Nội khởi hành tại Sài Gòn ngày 6/10.


Riêng tàu SE6 Sài Gòn - Hà Nội khởi hành tại Sài Gòn ngày 6/10 sẽ chạy đến Đồng Hới là ga cuối cùng. Tàu SE2 Sài Gòn- Hà Nội khởi hành từ Sài Gòn ngày 6/10 vẫn chạy bình thường. Ngoài ra, nếu quý khách đã mua vé những chuyến tàu tạm ngưng trên liên hệ với ga Sài Gòn để đổi vé hoặc trả vé.

 

Mô tả ảnh.
Nước lũ làm ngập vàphá hỏng đường sá, giao thông bị ngưng trệ - (Ảnh: QC)

Theo VnEconomy, tại ga Hà Nội, trong ngày hôm nay (6/10) cũng buộc phải hủy lịch xuất phát của các tàu là SE7 (6h15), TN1 (10h05), SE1 (19h00), HN1(19h30), SE3 (23h00). Riêng tàu SE5 sẽ xuất phát tại Hà Nội lúc 23h00 (chậm hơn so với giờ quy định 7h15).

Đối với tàu HN1 và HN2 chạy tuyến Hà Nội - Huế và ngược lại, nhà ga đã quyết định tạm ngừng từ hôm nay đến ngày 10/10.

 

Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó trưởng ga Hà Nội cho biết: hành khách có thể đến cửa trả vé để trả lại vé hoặc đổi sang đi các chuyến tàu khác, nhà ga sẽ hoàn trả lại 100% tiền vé.

 

Tuy nhiên, sang đến ngày mai (7/10), ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy bình thường cho 4 đôi tàu Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội gồm: TN1 (10h05), SE5 (15h45), SE1 (19h00), SE3 (23h00), chỉ tạm thời ngừng chạy tàu SE7.

 

“Trong trường hợp tiếp tục có ảnh hưởng của mưa lũ, ngành sẽ tổ chức chuyển tải hành khách bằng ô tô, hành khách không phải trả thêm bất cứ chi phí nào phát sinh”, bà Hà nói.


Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý bến xe phía Nam (Bến xe Giáp Bát) cho hay, ảnh hưởng của lũ lụt cũng khiến đường bộ bị sạt lở nghiêm trọng. Điều này đã khiến từ hôm qua đến nay, vẫn chưa có xe khách chạy đường dài từ Sài Gòn, Tây Nguyên ra tới Hà Nội.

Vận chuyển 4.000 hành khách từ Đồng Hới ra Vinh bằng ô tô

 

Theo TTXVN, trong khi chờ khôi phục thông tuyến đường sắt bị hư hỏng do mưa lũ gây ra, nhà ga Đồng Hới đã hợp đồng với các đơn vị vận tải ô tô ở Quảng Bình triển khai ngay phương án tăng bo vận chuyển hành khách đi tàu bị kẹt lại ga Đồng Hới đưa ra ga Vinh và ngược lại.

 

Ông Mai Lê Long, Trưởng ga Đồng Hới cho biết: Từ 18h ngày 5/10 cho đến 15h ngày 6/10, nhà ga đã huy động được 20 chuyến xe vận chuyển được gần 4000 hành khách từ ga Đồng Hới tới ga Vinh.

 

Theo Ông Long, ở ga Vinh các đơn vị vận tải ô tô ở Nghệ An cũng đã huy động 13 chuyến xe chở được gần 1000 hành khách từ ga Vinh vào ga Đồng Hới. Bằng cách này, ngành đường sắt kiên quyết không để một hành khách nào bị kẹt tàu phải nằm lại ga Vinh và ga Đồng Hới.

 

Trong những ngày trước tới, ga Vinh và ga Đồng Hới đảm nhiệm thêm nhiệm vụ trung chuyển hành khách bằng ô tô để vận chuyển hành khách 

 

  • C.Quyên – Q.Cường – T.Thức
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,