221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1305331
Tình tiết chưa từng công bố về “người giàu nhất Quảng Ninh"
0
Article
null
Tình tiết chưa từng công bố về “người giàu nhất Quảng Ninh'
,

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "trùm" vùng biên Phương "Ninh Hột" và đồng bọn đánh người rồi đưa sang Trung Quốc thủ tiêu đã kết thúc cuối tuần trước với phán quyết cả hai anh em Phương bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên, có một số tình tiết hết sức quan trọng liên quan đến quá trình phạm tội của "trùm" Phương "Ninh Hột" đã không được đưa vào hồ sơ.

TIN LIÊN QUAN



Bản lý lịch... trong sạch?!

Tại bản cáo trạng số 45/KSĐT - HS ngày 25/3/2010 của VKSND tỉnh Quảng Ninh, trong phần lý lịch nhân thân thì bị can Nguyễn Tiến Phương (tức Phương "Ninh Hột") chưa có tiền án, tiền sự. Tuy nhiên theo tài liệu chúng tôi nắm được, Phương "Ninh Hột" đã "dính" 3 tiền sự và có tới 6 năm được "rèn luyện" trong trại cải tạo.

d
3Cảng bốc xếp riêng của Công ty Quang Phát
Theo hồ sơ của Công an tỉnh Quảng Ninh, ngày 14/5/1980, Nguyễn Tiến Phương cùng người vợ đầu là Đoàn Thị Giang và một số người theo đường sông Lục Lầm vượt biên sang Trung Quốc. Tại khu vực Trúc Sơn, Trung Quốc, nhóm của Phương bị Công an Trung Quốc phát hiện, đưa về giam giữ tại trại tị nạn Lầu Phầu, tỉnh Quảng Tây.

Tháng 10/1980, trại tị nạn Lầu Phầu xảy ra vụ biểu tình do người tị nạn đòi Chính phủ Trung Quốc giải quyết cho đi nước thứ ba. Vì bị nghi trong nhóm cầm đầu biểu tình, Phương "Ninh Hột" bị Công an Trung Quốc bắt và biệt giam tại trại Phòng Thành 7 tháng. Tháng 5/1981, Phương được đưa lại trại Lầu Phầu.

Ngày 1/11/1982, Trại trưởng Trại tị nạn Lầu Phầu tên là Sám Bạc và một số dân binh canh giữ trại đã trực tiếp đưa Phương "Ninh Hột" ra bờ biển cho tự trở về Việt Nam với lý do Phương bướng bỉnh, hay gây gổ, đánh nhau trong trại. Khi Phương vừa về đến huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh thì bị lực lượng tuần tra công an huyện phát hiện, bắt giữ. Năm 2004, Nguyễn Tiến Phương bị đưa đi tập trung cải tạo 3 năm tại Trại Đồng Vải, thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh vì hành vi trốn ra nước ngoài.

Tháng 8/1995, với hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích cho người khác, một lần nữa, Nguyễn Tiến Phương bị công an huyện Hải Ninh bắt tạm giam. Sau vụ này, Nguyễn Tiến Phương bị công an huyện Hải Ninh lập hồ sơ đưa vào diện đối tượng phải quản lý.

Cùng thời gian này, công an huyện Hải Ninh đã xác định được Nguyễn Tiến Phương thường xuyên buôn bán hải sản tươi sống và động vật hoang dã qua biên giới, có mối quan hệ mật thiết với công an và người có chức quyền địa phương bên Trung Quốc. Phương thường dùng phương tiện thông tin (điện thoại Trung Quốc) để giao dịch. Hoạt động buôn bán và tiềm lực kinh tế của Phương có nhiều bất minh.

Mánh khoé của “ông trùm”

Lâu nay, cái tên "ông trùm vùng biên" được người ta gắn cho Phương "Ninh Hột", từ năm 2003, khi Phương "Ninh Hột" thành lập Công ty Quang Phát trên cơ sở Tổ hợp, Hợp tác xã thu mua, chế xuất hàng phế liệu trong suốt thời gian dài. Công ty Quang Phát "ôm" rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, trong đó chủ yếu là xuất khẩu và xây dựng.

Đây chính là lúc mà Phương "Ninh Hột" vận dụng tất cả các mối quan hệ, kể cả những người có chức quyền lẫn những tay anh chị trong giới giang hồ để trở thành hậu thuẫn giúp Phương khẳng định vị trí cũng như tiềm lực kinh tế của mình không chỉ ở vùng biên Đông Bắc.

d

Phương “Ninh Hột” tại phiên tòa sơ thẩm

Nhờ các mối quan hệ đa chiều, sau khi thành lập công ty khoảng một năm, lần đầu tiên tham gia "tranh tài" một cách chính thống trên thương trường, Phương "Ninh Hột" đã... bước qua nhiều đại gia có máu mặt vùng than, trúng liền hai gói thầu trị giá gần 50 tỷ đồng.

Đó là dự án thi công con đường từ Lục Phủ đi Hải Tiến và dự án Nghĩa trang Thị xã Móng Cái (nay là Thành phố Móng Cái). Tiếp đó, Phương còn ký được nhiều hợp đồng kinh tế, hợp đồng nào cũng hàng chục tỷ đồng. Có thể nói, trong 3 năm từ 2004 - 2006 là thời kỳ cực kỳ thuận lợi cho hoạt động làm ăn của "trùm" vùng biên Phương "Ninh Hột".

Tháng 2/2005, Phương "Ninh Hột" cùng vợ thứ ba là Ngô Minh Thơm đi hàng loạt nước châu Âu như ý, Pháp, Anh, Thụy Điển, Na Uy... theo lời mời của một số Việt kiều và một số người bạn tin cậy trong thời gian Phương bị Công an Trung Quốc giam giữ ở trại Lầu Phầu để nghiên cứu thị trường và mua rác thải công nghiệp tạm nhập Việt Nam bán cho Trung Quốc. Trong chuyến xuất ngoại này, Phương "Ninh Hột" đã đầu tư tới 20 tỷ đồng cho mua hàng và kinh phí đi lại. Phương mua rất nhiều hàng và khi hàng về Việt Nam thì lập tức được bán sang Trung Quốc.

Ngoài việc xác định nguồn hàng, tạo dựng quan hệ với các bạn hàng châu âu, chuyến đi đã đem lại cho Phương "Ninh Hột" khá nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình buôn bán, hai lần Phương bị lực lượng biên phòng, hải quan Việt Nam phát hiện, thu giữ khoảng 30 tấn đồng đỏ trị giá khoảng 1, 5 tỷ đồng do vi phạm quy trình kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất.

Cũng trong năm 2005, Phương còn đầu tư gia cố cảng Quang Phát 1 tại khu chờ xuất Ninh Dương và xin thêm đất xây dựng cảng mới (cảng Quang Phát 2) tại Thác Hàn để tập trung cho việc bốc xếp hàng hoá, vận chuyển cao su thuê, cho thuê kho bãi, nhà xưởng (chủ yếu cho bạn hàng Trung Quốc thuê với danh nghĩa liên doanh), thu mua chế biến nhựa phế thải, đưa hàng tươi sống qua biên giới. Thời điểm này, trung bình mỗi tháng, doanh thu của Công ty Quang Phát lên tới hàng chục tỷ đồng.

Để bảo vệ mình và có cơ dằn mặt một số đối thủ, Phương "Ninh Hột" không tiếc lời dụ dỗ, cũng như tiền bạc cho việc thu nạp một số đối tượng hình sự và đối tượng nghiện hút, có dấu hiệu buôn bán ma tuý mang các biệt danh "mặt ma", "răng bừa", "thiu", "trọc".

Điều này được thể hiện rõ bởi năm 2005, một đối tượng bị công an Trung Quốc bắt, thu giữ trong người gần chục bánh heroin. Qua các quan hệ tại Trung Quốc, Phương đã không ngần ngại "quẳng" 30 vạn nhân dân tệ lo cho đối tượng này về nước, không bị Trung Quốc xử lý và đương nhiên sau đó hết mình phục vụ cho Phương.

Tụt dốc, "trùm" sang nước ngoài... lánh nạn

Năm 2007, đang giữ thế thượng phong một cách chính thống với những hợp đồng kinh tế lớn, với những mối quan hệ xuyên biên giới, với lời khoe khoang "tiền đủ trải từ sông Ka Long vào đến Bãi Cháy", Phương "Ninh Hột" phải xuất cảnh sang Mỹ, Anh. Với lý do đi du lịch, nhưng thực chất là Phương đang lánh nạn sau khi đường dây buôn bán gỗ lậu do Phương làm đầu chòm bị triệt phá tại TP. Hồ Chí Minh.

Đầu năm 2008, khi mọi việc tạm ổn, Phương "Ninh Hột" trở về Móng Cái, nhưng ít tiếp xúc với người ngoài, chỉ ở trong nhà tiếp tục điều hành đường dây buôn bán động vật hoang sang Trung Quốc qua điện thoại và thỉnh thoảng đến... chùa.

Phương cũng tiếp tục điều hành hoạt động bốc xếp tại điểm thông quan Lục Lầm, kinh doanh cảng Quang Phát 1, đầu tư thiết bị nạo vét luồng lạch ở cảng Quang Phát 2 để đón tàu chở container, làm dịch vụ vận tải, bốc xếp, kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất chuyển khẩu, chuyển tải, kho ngoại quan. Phương còn cùng với Thơm quản lý, điều hành việc thu chi và hoạt động của một số nhà máy, trường học ở Bắc Ninh và Hà Nội.

Tuy nhiên, khi đã vướng "dây đen" thì mọi cố gắng, mọi tính toán của Phương "Ninh Hột" xem ra không hiệu quả. Chỉ riêng tháng 5/2008, Công ty Quang Phát của Phương nhập gần 5 tấn tê tê đông lạnh từ nước ngoài về, bị lực lượng hải quan phát hiện, xử lý tiêu huỷ lô hàng trị giá hơn 10 tỷ đồng. Cuối năm 2008, Công ty Quang Phát tham gia hoạt động nhập khẩu phân đạm, phôi thép bị thua lỗ hơn 20 tỷ đồng.

Hiện, Phương đang phải đối diện án tử hình, Công ty Quang Phát gần như không còn hoạt động, nhưng quanh đó vẫn còn nhiều vấn đề. Chuyện một ngân hàng cho Công ty Quang Phát do Phương làm Giám đốc vay 58 tỷ đồng là một ví dụ...

(Theo ĐSPL)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,