221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1302983
Bão đổ bộ vào Nghệ An, Hà Tĩnh
0
Article
null
Bão đổ bộ vào Nghệ An, Hà Tĩnh
,

– Chiều tối 24/8, bão số 3 đã đổ bộ vào các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.


Bão đổ bộ, Nghệ An và Hà Tĩnh thiệt hại nặng

Đêm 24/8, nhiều tuyến đường tại TP Vinh (Nghệ An) đã chìm trong biển nước. Quỳnh Lưu là huyện thiệt hại nặng nề nhất ở Nghệ An với hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái. Nhiều tuyến đường tại Nghệ An, Hà Tĩnh bị chia cắt.

Trong khi đó, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) thành phố Đà Nẵng cho biết: Mặc dù các lực lượng cứu nạn đã điều động phương tiện nỗ lực tìm kiếm, nhưng tung tích về tàu cá ĐNa 61406 với 10 lao động bị nạn vẫn chưa được tìm thấy.

Trước đó, từ 17h chiều 24/8, tâm bão đã đổ bộ vào Nghệ An và vùng giáp danh Thanh - Nghệ. Tại TP Vinh, mưa to, gió giật mạnh đã làm hàng trăm cây xanh bị gãy, đổ. Nhiều tuyến phố bị ngập nặng.

d
Cây đổ ở TP Vinh
Đến 16h30 phút chiều 24/8, Ban phòng chống bão lụt tỉnh Nghệ An cho biết, trên địa bàn tỉnh có lượng mưa từ 150 đến 300 mm, gió giật mạnh cấp 8 đến cấp 9 trên đất liền và trên biển gió mạnh giật cấp11 đến cấp 12, hàng loạt cây cối, hoa màu bị gió quật ngã.

Trên các trục đường, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, đường 3/2 (TP. Vinh, Nghệ An) có rất nhiều cây cối ven đường, biển quảng cáo bị phá hủy.

Tại mốc phao số 0, trên biển Cửa Hội 1 chiếc tàu có trọng tải 1.000 tấn đang gặp nạn, trên tàu có 12 thuyền viên và 300 tấn hàng. Các phương án tiếp cận để cứu con tàu gặp nạn đang được tính.

Con tàu gặp nạn đến nay vẫn chưa xác định được chủ tàu, cũng như số hiệu tàu từ tỉnh nào.

d
Ảnh chụp tại Nghệ An
Ông Nguyễn Đình Chi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo phòng chống cơn bão số 3 cho biết: “Nghệ An có 4.482 tàu thuyền với hơn 23.000 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển đã vào nơi trú ẩn an toàn. Các phương án đề phòng chống sạt lở đất, đề phòng lũ quét đã được sẵn sàng trên các địa phương. Hiện có 2 xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương (huyệnQuỳnh Lưu) đã tổ chức di dời 415 hộ dân về nơi trú ẩn mới”.

Các huyện tiếp tục di dời dân, tại huyện Nghi Lộc có 60 hộ dân, Cửa Lò 132 hộ dân, Diễn Châu 980 hộ dân và Quỳnh Lưu là 645 hộ dân đã di dời vào các trường học, bệnh xá. Tính đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh có 1.817 hộ dân (9.110 nhân khẩu) đã được di dời đến vùng cao an toàn.

“Với lượng mưa lớn, nhiều khả năng mực nước biển dâng cao từ 1 đến 3 m thì các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và Cửa Lò đang chuẩn bị phương án di dời” - ông Chi cho biết thêm.

Trên toàn tỉnh có 48.000 ha lúa hè thu đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch có nguy cơ bị cơn bão số 3 đe dọa nghiêm trọng.

a
Ảnh chụp tại Nghệ An
Theo nhận định của Ban PCLB tỉnh Nghệ An thì bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào 2 huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu.


Cũng đưa tin về cơn bão số 3, báo Tiền Phong đưa tin, lúc 13h30’, đảo Lan Châu tại Nghệ An đã bị cô lập. Triều cường tiếp tục dâng cao, kết hợp với gió giật cấp 10, cấp 11 khiến biển động dữ dội.

Tại KCN Nam Cấm, tiến về Diễn Châu, Quỳnh Lưu, gió càng lúc càng mạnh. Mưa xối xả. Trên đường xe cách nhau vài chục mét đã mờ mịt, tầm nhìn hạn chế, phải bò từng đoạn. Dọc đường, cây cối bị vặt trụi lá, biển quảng cáo bị gió xé tơi tả.

Lượng mưa to và trên diện rộng

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn TW, do ảnh hưởng của bão số 3, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Nghệ An đã có mưa to đến rất to. Theo số liệu đo được tính đến 13h trưa nay (24/8) tổng lượng mưa phổ biến trong khoảng 100 – 150mm.

Tại một số nơi như Tuyên Hóa (Quảng Bình), lượng mưa lên tới 261mm; Hà Tĩnh 210mm…; Đảo Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh cấp 9, giật cấp 12; Tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; ở thành phố Vinh có gió mạnh cấp 7; trạm Văn Lý (Nam Định) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương, hồi 14 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An khoảng 40km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Mô tả ảnh.
Dự báo chiều nay 24/8 bão số 3 sẽ đổ bộ vào địa phận các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Ảnh KTTV

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ.

Chiều nay, (24/8), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 25/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển vịnh Bắc Bộ đêm nay còn có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và Nam đồng bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to; các nơi khác thuộc Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to.

d
Hàng trăm tàu thuyền đã được giằng néo tại cảng cá Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh)

Theo ông Bùi Tân Nguyên, sau khi xuất phát từ Đà Nẵng lúc 14g chiều 23/8, đến 21g tối qua 23/8, tàu cứu hộ cứu nạn SAR 412 của Danang MRCC đã tìm thấy tàu đánh cá ĐNa 61406 cùng 10 ngư dân đang trôi dạt ở vùng biển cách Đà Nẵng 32 hải lý do bị chết máy và tiến hành lai dắt vào bờ.

Tuy nhiên khi về đến toạ độ 16,050 Bắc – 108025 Đông, cách Đà Nẵng khoảng 7 hải lý, thì bất ngờ dây kéo nối với tàu SAR 412 bị đứt, khiến tàu đánh cá ĐNa 61406 trôi tuột lại phía sau. Dù đã quay lại nỗ lực tìm kiếm nhưng do trời quá tối, biển động mạnh vì ảnh hưởng cơn bão số 3 nên tàu SAR 412 không thể tìm được chiếc tàu đánh cá bị hỏng máy đang trôi dạt trên biển.

d
Biển Bắc Trung Bộ động dữ dội - Ảnh: TP

Sáng 24/8, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã quyết định điều động 1 máy bay trực thăng của Trung đoàn Phòng không - Không quân 954 (thuộc Sư đoàn 372, đóng tại Đà Nẵng) ra biển tìm kiếm tàu cá ĐNa 61406. Cùng lúc, tàu cứu hộ cứu nạn SAR 217 của Danang MRCC cùng 2 tàu của Vùng 3 Hải quân, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cũng được điều động ra biển tiếp ứng tàu SAR 412 tìm kiếm.

Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin gì về tàu đánh cá ĐNa 61406 cùng 10 ngư dân trên tàu. Ông Bùi Tân Nguyên cho biết, hiện lực lượng cứu nạn cứu hộ vẫn đang tiếp tục các nỗ lực tìm kiếm.

Nghệ An: Gần 4.500 tàu trú ẩn an tòan


Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa đo được từ 10 đến 50 mm.

Để chủ động đối phó với diễn biến của cơn bão số 3, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng và các ngành liên quan…thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển chủ động phòng tránh và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, đồng thời chỉ đạo nông dân thu hoạch nhanh các trà lúa hè thu đã chín và các sản phẩm hoa màu khác theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, không để thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Chằng néo nhà tại Cửa Hội, Nghệ An - Ảnh; DT

Các huyện ven biển, đồng bằng, miền núi khẩn trương rà soát các hộ dân cư đang sinh sống ở khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, các khu dân cư ở hạ lưu hồ chứa nước…, chủ động sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn người và tài sản.

Với các biện pháp đồng bộ, khẩn trương, đến 8 giờ ngày 24/8, Nghệ An đã gọi được 4.482 tàu thuyền với hơn 23.000 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển đã vào nơi trú ẩn an toàn.

Hà Tĩnh: Di dời 14 nghìn người

Sáng 24/8, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Tĩnh đã họp khẩn cấp bàn biện pháp phòng, chống cơn bão số 3, đồng thời thành lập 6 đoàn công tác về các huyện ven biển Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh để chỉ đạo các đơn vị này triển khai phương án di dời dân.

d
Ảnh: DT

Theo đó, trên 14.000 người ở các xã ven biển, cửa lạch và vùng bị ngập lụt Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh sẽ di dời trong ngày hôm nay. Trên 30.000 người các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ cũng sẽ được di dời khỏi vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng ngập lụt. Hiện nay, hàng chục hộ dân thuộc xã Thạch Kim, Mai Phụ, Thịnh Lộc (Lộc Hà) và nhân dân của xã Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) vùng thường bị triều cường khi có gió to, sóng lớn, vùng bị ngập sâu đã di dời đến nơi trú ẩn an toàn.

Từ chiều 23/8 tại Hà Tĩnh đã có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa đo được ở thành phố Hà Tĩnh là 143 mm, Hương Khê 90,9 mm, Chu Lễ 74,8 mm, mực nước các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đang lên rất nhanh. Tiểu ban an toàn nghề cá Hà Tĩnh đã gọi toàn bộ 3.783 tàu, thuyền với gần 14.000 lao động đã về nơi trú ẩn an toàn.

Các địa phương huy động mọi lực lượng khẩn trương thu hoạch trà lúa hè thu đã chín, tổ chức lực lượng trục tiêu thoát lũ trên các sông Nghèn, cầu Kênh Cạn, cầu Viên Chăn (Can Lộc); bố trí lực lượng đảm bảo an toàn cho công trình thi công dang dở như đập Réc (Hương khê), kè Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) cống Đá bạc (Nghi Xuân).

Tại các hồ Kẻ Gỗ, hồ Kim Sơn và các tuyến đê chính như Hội Thống, La Giang được bố trí lực lượng trực gác 24/24 giờ. Các đơn vị Công an, Bộ đội, Biên phòng huy động lực lượng giúp nhân dân di dời đến nơi trú ẩn an toàn và có biện pháp phòng chống bão đổ bộ vào đất liền.

Quảng Trị: Mưa to trên diện rộng

Do ảnh hưởng của bão số 3, địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to trên diện rộng, lượng mưa đo được đến sáng 24/8 phổ biến từ 140 - 220mm.

Mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn kết hợp với ảnh hưởng của đợt mưa lũ do vùng áp thấp gây ra đã gây ngập úng, rạp đổ hơn 1.000 ha lúa đang trong thời kì chuẩn bị thu hoạch. Trên địa bàn Quảng Trị đã xảy ra 2 trận lốc xoáy tại xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh và xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, làm 3 người bị thương, 1 nhà bị sập và tốc mái 22 nhà, trên 40 ha cao su bị gãy đổ, 5 thuyền của ngư dân bị sóng đánh hư hỏng...

Triển khai phòng chống cơn bão số 3, Quảng Trị đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền với số lượng 2.361 chiếc về neo đậu, trú ẩn an toàn. 22 tàu thuyền với 194 lao động ngoại tỉnh vào trú ẩn an toàn.. Quảng Trị cũng đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai khẩn cấp các biện pháp tiêu thoát úng ; tổ ch ức l ực l ượng sẵn sàng triển khai đối phó trong trường hợp bão đổ bộ vào đất liền gây mưa và lũ lớn; chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện. Đối với các huyện miền núi và trung du, các vùng ven sông, ven suối, ven biển triển khai các biện pháp đề phòng lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông. S ẵ n sàng sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm theo phương án,... hạn chế đến mức thập nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra.

d
Ảnh: TP

Trước đó, tối 23/8, tại xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh đã xảy ra một trận lốc xoáy, kèm theo mưa lớn làm anh Nguyễn Khắc Lưu, 32 tuổi cùng vợ là chị Cao Thị Giang bị thương rất nặng, hiện đang cấp cứu tại bệnh viên Trung ương Huế và 1 con nhỏ 11 tháng tuổi của anh chị Lưu Giang bị thương nhẹ. Lốc xoáy đã làm sập hoàn toàn 1 ngôi nhà của anh Lưu, hơn 15 nhà dân, 1 nhà văn hoá thôn bị tốc mái; hư hỏng hệ thống điện; trên 40 ha cao su bị gãy đổ, trong đó có nhiều gia đình gần như bị xoá sổ hoàn toàn vườn cây cao su như gia đình anh Lê Văn Sơn, 3,3 ha; anh Dương Văn Sơn, 2,5 ha; gia đình anh Nguyễn Văn An, 2,5 ha... và hàng chục ha cây lâm nghiêp và hoa màu các loại bị gãy đổ.

Huế: Nhiều nhà bị tốc mái do lốc xóay

Đề phòng lũ quét và lốc xoáy từ những đợt mưa lũ đầu mùa là nội dung công điện của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên - Huế gửi các địa phương trong tỉnh ngày 24/8. Trong công điện này, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương có kế hoạch tổ chức thu hoạch lúa hè thu kịp thời, với phương châm "xanh nhà hơn già đồng" để tránh thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Mấy ngày qua, mưa to kèm với lốc xoáy gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Trong ngày 23/8, mưa to kèm theo sấm sét và lốc xoáy làm thiệt hại khoảng hơn 60 nhà dân, trong đó có ít nhất 38 nhà dân tại các xã Quảng Ngạn và Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) bị tốc mái, ước tính thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Riêng xã Quảng Lợi có 29 nhà tốc mái, 6 chiếc thuyền đánh cá của ngư dân bị sóng đánh chìm.

Tại các xã Phú Hải và Phú Diên (huyện Phú Vang) lốc xoáy đi qua làm hàng chục ngôi nhà bị tốc mái, 7 người bị thương, 3 thuyền đánh cá bị chìm. Lực lượng chức năng kịp thời đưa được người đánh cá và thuyền bị nạn vào bờ an toàn.

Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã cử nhân viên y tế xuống hiện trường sơ cứu kịp thời cho người bị thương. Lực lượng bộ đội giúp dân dựng lại nhà cửa và nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai. Đặc biệt, trong mưa bão, các lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương đã tổ chức kêu gọi 4.256 phương tiện, với 12.741 lao động về nơi trú ẩn, neo đậu an toàn, trong đó có hơn 100 tàu đánh bắt xa bờ.

Công việc khẩn cấp lúc này của Thừa Thiên - Huế là giúp dân thu hoạch hơn 18.000 ha lúa hè thu còn lại, một phần trong số đó hiện đang bị ngập úng, gãy đổ do mưa bão. Tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà có gần 300 ha lúa hè thu và gần 100 ha sắn bị ngập sâu, sẽ bị hư hại nếu không được thu hoạch kịp thời. Tại các diện tích sản xuất lúa giống, lạc giống, cần tận dụng các phương tiện để phơi, sấy nhằm thu được tối đa lượng giống lúa, lạc đã sản xuất đảm bảo chất lượng.

Quảng Ngãi: 15 tàu thuyền đang trú ẩn tại Hoàng Sa

Đối phó với bão số 3, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đồn biên phòng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi và phối hợp với các máy ICOM cộng đồng thông báo diễn biến tình hình bão, thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với các tàu thuyền trên biển để chủ động phòng tránh...

Theo báo nhanh lúc 9 giờ ngày 24/8 của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, tổng số tàu thuyền của tỉnh đang hoạt động trên các vùng biển gồm 967 tàu thuyền với 8.012 lao động. Trong đó, riêng khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa có 15 tàu thuyền với 204 lao động đang trú bão tại đảo Gò Mới và Trụ Cẩu, vùng biển các tỉnh phía Bắc có 314 chiếc với 2.508 lao động

Trước đó, lúc 19 giờ 10 phút ngày 23/8 Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã liên lạc được với tàu cá QNg 96679 TS với 13 lao động của ông Bùi Đại, quê ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, hiện đang trú bão tại đảo Trụ Cẩu. Tất cả số người và tàu cá QNg 96679 TS đều an toàn, không phải mất tích như thông tin một số cơ quan báo chí đã đưa.

  • Vũ Lụa - Hải Châu - Quốc Huy - CTV - TTXVN
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,