- Tại Đồng Nai, tuy mới phát hiện ổ dịch ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu nhưng tình hình diễn biến của dịch lại hết sức lo ngại.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Sau khi phát hiện ổ dịch ở ấp 3 và ấp 6, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu trong ngày 26/7; đến ngày 2/8, dịch tai xanh đã lây nhanh trên tất cả 6 ấp của xã Vĩnh Tân. Sáng 2/8, Chi cục thú y Đồng Nai và UBND huyện Vĩnh Cửu, đã tiến hành tiêu hủy 340 con heo bệnh tai xanh của các hộ dân tại đây.
Người dân phun thuốc khử trùng phòng bệnh tai xanh |
Ông Trần Văn Quang - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, để tránh việc tiêu hủy heo hàng loạt, những cá thể đang nhiễm nhẹ sẽ xem xét giữ lại để điều trị, trường hợp nào bệnh nặng thì kiên quyết tiêu hủy.
Ngoài ra, UBND huyện Vĩnh Cửu đã lập 6 chốt kiểm dịch tại các trục đường chính; yêu cầu các lò giết mổ gia súc ngưng hoạt động để tránh lây lan mầm bệnh, phòng ngừa người dân lén mổ heo bệnh và bán tháo ra ngoài.
Tại Bình Dương, ngày 2/8, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành chức năng đã đến huyện Phú Giáo để kiểm tra tình hình dịch bệnh heo tai xanh tại đây và đã công bố dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh.
Bệnh heo tai xanh đã lây lan ra hầu hết 8 xã, thị trấn của huyện Phú Giáo. Tính đến ngày 1/8 đã có 770 con heo bị nhiễm bệnh, dịch bệnh heo tai xanh đã cho tiêu huỷ. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, dịch bệnh có dấu hiệu phức tạp, lây lan nhanh.
Ngay sau buổi làm việc, phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam đã chỉ đạo các ngành thú y tăng cường khử trùng, khử độc các chuồng trại có dịch bệnh; đồng thời tổ chức khoanh vùng chống bệnh lây sang các khu vực khác. Hiện vẫn còn thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Dĩ An, Thuận An là an toàn dịch bệnh.
Các chốt kiểm dịch động vật thường xuyên lơ là, bỏ trực trong đêm ở Bình Dương. Chi cục thú y Bình Dương cho biết đã chấn chỉnh trình trạng trên và tiến hành kiểm điểm cán bộ thú y chốt ở cầu Tham Rớt, huyện Bến Cát.
-
Vĩnh Minh - Vinh Thanh