221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1295654
Sự thật về băng đảng tội phạm Nigeria ở TP.HCM
1
Article
null
Bài 3:
Sự thật về băng đảng tội phạm Nigeria ở TP.HCM
,

– Trong lúc hàng chục nạn nhân tại TP.HCM đang xót của, ông trùm lừa đảo người Nigeria cùng đồng bọn vẫn tiếp tục những phi vụ công khai.

TIN LIÊN QUAN

Để dễ thông tin, chúng tôi tạm gọi tên người đàn ông Nigeria có mối quan hệ với Vân Duyên, Khánh Vân theo đúng tên ghi trong hộ chiếu lưu tại khách sạn: Ere Arinre Prince.

Hộ chiếu giả, lưu trú "chui"

Theo các thông tin đối chiếu ban đầu tại những điểm Prince thường lưu trú, người đàn ông này khoảng 28-30 tuổi, độ tuổi tương đồng với năm sinh 1980 trong hộ chiếu lưu tại khách sạn M.H ở quận 12.

Thông tin xác minh của VietNamNet tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an cho thấy, không hề có người Nigeria nào tên Ere Arinre Prince, sinh năm 1980, thường trú tại số 15 Linca, Onitsha U Wani - thành phố Enugu tây nam Nigeria nhập cảnh vào Việt Nam. Một cán bộ A18 nhận định, có thể người đàn ông tại khách sạn M.H đã sử dụng hộ chiếu giả.

d
Thủ đoạn các đối tượng trong tổ chức lừa đảo người Nigeria yêu cầu PV gửi tiền vào ngân hàng
Trong khi đó, các nhân viên khách sạn M.H cho biết, theo thời hạn ghi trong hộ chiếu thì đáng lẽ Prince đã phải về nước từ…năm ngoái. Vậy là hộ chiếu giả này cũng đã hết hạn từ lâu nhưng không rõ người đàn ông này làm cách nào để có thể qua mặt các cơ quan quản lý.

Phía khách sạn M.H cũng không đăng ký tạm trú cho Prince tại địa phương nên công an phường Hiệp Thành, quận 12 không hề biết đến sự có mặt của người đàn ông này trên địa bàn.

Với tấm “bùa” mang tên Prince, người đàn ông này đã chung sống với Vân Duyên từ năm 2008 đến nay và có 2 con gái: con lớn 14 tháng, con nhỏ 1 tháng tuổi.

Trong thời gian Vân Duyên sinh con gái thứ 2, người đàn ông này tiếp tục lén lút chung sống với Khánh Vân ở khách sạn L.H, đường Lê Văn Khương, quận 12 và đào tạo Vân trở thành một “nhân viên công ty Swift” chuyên nghiệp lấy tên của… vợ mình.

Chị N.T.M, nhân viên khách sạn L.H kể lại: “Có lần tôi đang ở quầy lễ tân thì anh ta bước vào hỏi thuê phòng. Lúc đầu tôi hơi bất ngờ vì anh này thường vào ở chung phòng với chị Vân nhưng sau tôi hiểu ra anh ta thuê phòng cho một nhóm 4 người Nigeria khác”.

Theo lời chị M., sau khi Prince thuê phòng được khoảng 10 phút thì 4 người Nigeria khác cũng vào khách sạn xin lên. Họ chỉ trú lại khách sạn khoảng 1 giờ, khi đi ra vẻ mặt họ đầy phấn khích.

Cùng đồng bọn nhởn nhơ lừa đảo...

Khoảng 15h ngày 16/7, trong vai một khách hàng đợi nhận hàng từ công ty Swift, chúng tôi gọi điện đến số máy cố định trong email của công ty Swift mà các nạn nhân đã từng gọi khi sập bẫy nhiều vụ trước.

Sau gần 10 cuộc gọi không ai nghe máy, ở cuộc gọi cuối cùng, đầu dây bên kia vang lên giọng một thanh niên xưng là nhân viên công ty. Tuy nhiên, anh ta tỏ vẻ không muốn kéo dài thời gian đàm thoại mà yêu cầu chúng tôi liên lạc qua số điện thoại di động và email.

d
Thẻ nhận hàng do tổ chức tội phạm Nigeria gửi đến nạn nhân. Ảnh: Quốc Quang
Sau khi chúng tôi gửi mail đề nghị kiểm tra thông tin gói hàng mà William Philip đã gửi cho Lan (tên chúng tôi chọn ngẫu nhiên- PV), công ty Swift ngay lập tức gửi mail đáp trả cho biết, gói hàng đã bị hải quan tạm giữ vì bên trong có cất giấu rất nhiều tiền (?).

Theo đó, để có thể lấy gói hàng, chúng tôi phải liên lạc với một người tên Ngô Diệp Tuyết Nhung, là đại diện của Swift ở Việt Nam.

Là một "công ty lớn" nhưng Swift cho chúng tôi số điện thoại của một chiếc “sim bẻ” 0121508xxxx. Bên cạnh đó, Swift cũng yêu cầu Lan phải gửi 1760 USD vào tài khoản của Tuyết Nhung ở ngân hàng VietcomBank.

Trong đó, bao gồm: 940 USD cho chi phí thủ tục hành chính theo thông lệ, 820 USD cho chi phí lo giấy phép lấy hàng sau khi đã kiểm duyệt ở sân bay.

Số điện thoại “sim bẻ” ban đầu được giới thiệu là của Tuyết Nhung nhưng khi gọi đến lại do một người đàn ông trả lời, nói tiếng Anh theo kiểu hơi chói và ồm ồm như âm vực người châu Phi. Chỉ vừa nghe chúng tôi nhắc đến chữ Swift, anh này đã mừng rỡ: “Đúng rồi, bạn đã chuyển tiền chưa?”.

Khi nghe chúng tôi hỏi về cô gái có tên Tuyết Nhung, người này đáp bằng tiếng Việt khá sành sỏi: “Nhung đi Bình Dương, chắc đến tối mới về. Cứ trao đổi với tôi là được”.

Trong những lần gọi điện tiếp theo đến số máy trên, chúng tôi lại nhận được nhiều giọng nói khác, nhưng cùng âm vực Nigeria. Những người này đều trả lời theo kịch bản “hãy chuyển tiền để lấy gói hàng ra”.

Sau hàng loạt thông tin phản ánh về thủ đoạn lừa đảo như VietNamNet đã nêu, các nạn nhân đã đồng thời trình báo sự việc lên cơ quan Cảnh sát điều tra công an TP.HCM. Hiện Ngân hàng Đông Á đã phong tỏa tài khoản của Nguyễn Thị Vân Duyên và Lưu Thị Khánh Vân.

Theo đó, từ đầu năm 2010, rất nhiều người ở các tỉnh thành chuyển tiền vào 2 số tài khoản trên. Nhiều lần số tiền chuyển vào tài khoản tương đương với số tiền mà công ty Swift yêu cầu các nạn nhân gửi để “cứu” gói hàng có chứa 10.000 bảng Anh bị kẹt tại sân bay.

VietNamNet sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin về vụ việc này.

  • Quốc Quang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,